Thế giới cách biệt với con người trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 40 - 42)

Việt Hà

Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà mang những âu lo về bối cảnh hiện sinh. Thế giới đô thị với những mặt trái của kinh tế thị trường khiến con người khinh nghột nú, nhưng không thể vượt thoát khỏi nó. Vì vậy, thế giới và con người luụn cú sự cách biệt.

Thế giới bị công sở hoá ám ảnh trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Những công sở trở thành môi trường nhàm chán, tẻ nhạt, lặp lại – đó là cuộc sống “buồn nôn” của con người hiện sinh. Với Nguyễn Việt Hà đó là môi trường làm tha hoá trí thức, nhưng thực tế, con người vẫn phải tồn tại trong thế giới ấy. Nó tạo nên sự bất hoà giữa con người và môi trường sống. Con người xa lạ với hoàn cảnh sống của mình.

Theo quan niệm của Kafka: thế giới là “vũ trụ bị quan liêu húa. Cỏi

giới.” Đó là thế giới với những quy tắc, luật lệ chi phối đến mọi cá nhân.

Nhưng con người không chấp nhận nó, họ lạc lõng trong không gian tồn tại thường xuyên của mình. Hoàng, Bạch có lẽ là những con người ý thức sâu sắc nhất sự xa lạ cách biệt với môi trường công sở mà họ đang sống.

Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà có sự mâu thuẫn sâu sắc giữa con người và thế giới. Con người sống trong thời gian, không gian của hiện tại, mang tính tạm bợ, không có sự gắn bó, lưu luyến nào. Thế giới trong câu chuyện là thế giới bị chắp vá. Hoàng sống trong môi trường công chức xa lạ, Nhã phải dấn thân vào thế giới của đồng tiền, quyền lực, Tâm lưu lạc nơi xứ người với những phi vụ làm ăn, Thủy lạc lõng nơi đất khách. Cả Lõm, Bỡnh đều có những lúc cảm thấy cô đơn trong thế giới họ đã chọn. Con người trở nên nhỏ nhoi, vô nghĩa. Thế giới và con người luụn cú những ranh giới không thể vượt qua.

Trong Khải huyền muộn, thế giới đan xen giữa hiện thực và văn chương. Con người không thể hoà hợp với thế giới nào. Văn chương vừa giống vừa khác cuộc sống thật. Dù trốn tránh trong văn chương, con người vẫn phải đối diện với khốc liệt của hiện thực của cuộc sống. Con người không thích nghi được với thế giới. Nhà văn Bạch sống nhập nhằng trong thế giới của tiểu thuyết và thế giới thực. Vũ tìm đến thế giới của tôn giáo, anh cũng không thể hòa hợp nổi, khi thế giới giả dối bao quanh mình. Cẩm My, cô người mẫu, cũng thản nhiên chấp nhận bước chân vào thế giới của những vụ mua bán, đổi chác lạnh người. Con không thể hiểu, không muốn hiểu, khinh nghột nú, nhưng vẫn phải dấn thân. Thế giới xa lạ, khiến con người luôn hoang mang và sợ hãi.

Cùng mang cảm thức về sự xa lạ của thế giới, nhưng Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng, hướng đến những khía cạnh khác nhau. Trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, thế giới hiện tại bị từ bỏ, quá khứ là những ám ảnh u buồn, tương lai mịt mờ không xác định. Thế giới không có mối liên

hệ, gắn bó nào với con người. Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, thế giới cách biệt, bị chi phối bởi đồng tiền và quyền lực lạnh lùng. Con người luôn bất hoà và lạc lõng trong thế giới.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w