Tư duy gián đoạn

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 98 - 101)

Tư duy của con người là tư duy tổng hợp. Mỗi sự vật sẽ được những phần khác nhau trong não người lưu giữ. Khi con người nhận thức về một sự vật, những thông tin được lưu giữ rời rạc sẽ tự tổng hợp lại khiến ta có cái nhìn tổng thể về sự vật.

Trong tiểu thuyết cổ điển, sự kiện được sắp xếp và ráp nối theo những trật tự thời gian, không gian, theo tuyến tính lụgic. Nhà văn mang cái nhìn toàn tri bao quát sự kiện. Nhưng trong cảm quan hiện sinh, cảm quan bi đát về vận mệnh con người, gắn liền với sự hoài nghi, cách tư duy của nhà văn

đổi khác. Con người hoài nghi lớ trí, tư duy con người bị gián đoạn, khi đó, tiểu thuyết không còn sự đơn tuyến và mạch lạc.

Tư duy gián đoạn không tuân theo một lụgic thông thường, ở đó không có sự hợp nhất thông tin. Nhà văn thể hiện trong tiểu thuyết những rạn vỡ của kí ức: “tụi có một kí ức không hay, một kí ức rạn vỡ bị sành sỏi

theo một kiểu mà tôi cố muốn.” từ chối ráp nối, sắp xếp các sự kiện, áp đặt

cái nhìn toàn tri, duy lí trong tác phẩm. Ở đó trật tự không gian, thời gian bị đảo lộn. Sự kiện mang tính chất chắp vá hoặc dang dở. Người đọc buộc phải tư duy cùng tác giả, chấp nhận lượng thông tin lớn chỉ gợi mở sự kiện, lồng ghép và gián đoạn trong tác phẩm.

Thực chất, kiểu tư duy gián đoạn này xuất hiện cùng với nghệ thuật dòng ý thức. Con người sống trong nhiều mối quan hệ, nhiều luồng thông tin. Những giới hạn nhận thức khiến con người chấp nhận những khoảng trống, những trạng thái mù mờ của tư duy. Các sự kiện, thông tin được thâu nhận, vừa đan xen lồng ghép trong nhau vừa đứt đoạn khó hiểu.

Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng gợi ra trường sự kiện, trong những thời gian, không gian khác nhau, chỳng cú mối quan hệ lỏng lẻo. Nó phá vỡ trật tự thời gian thông thường, lồng ghép những sự kiện cách xa nhau trong cùng một mạch tư duy. Cách tư duy này tạo nên cho người đọc cảm giác gián đoạn, vụn vỡ của sự kiện. Họ phải tự phân tách và nắm bắt thông tin bằng tư duy của mình.

Trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Việt Hà, chúng ta bắt gặp kiểu tư duy gián đoạn này qua cách trần thuật, tổ chức cốt truyện. Trật tự không gian thời gian bị phá vỡ. Cõu chuyện có sự cắt dán những sự kiện, lộn xộn, không đầu, không cuối. Tất cả chỉ là những gợi mở.

Thời gian khác nhau được đồng hiện trong cùng một mạch truyện. Những sự kiện dang dở được tiếp nối bằng sự kiện khác, và có thể nó được trở lại trong những phút giây thoáng hiện của kí ức.

An Mi (Và khi tro bụi) trước cái chết của chồng sau ngày mù sương, cô bị tách khỏi cuộc sống bình thường. Những sự kiện của quá khứ, hiện tại trở nên hỗn độn và khó hiểu. Mạch tư duy của nhân vật bị gián đoạn cắt xén. Có những khoảng trống con người không muốn và không thể nhận thức.

Mưa ở kiếp sau có sự dở dang, gián đoạn của tư duy. Không sự kiện

nào được lí giải đến ngọn ngành. Mai, đi tìm cha, lại biết được những sự thật khốc liệt của cuộc sống. Sự kiện này nối tiếp sự kiện khác, khiến cô không nhận thức được những điều đang diễn ra của cuộc sống. Sự thật của Chi, sự thật của dì Lan, của người mẹ, đan xen chồng chéo nhau. Tác giả không bao quát bất kì sự thật nào. Chúng chắp nối vào nhau như vốn có trong cuộc sống thực: hỗn độn, dở dang. Nhà văn khước từ cái nhìn toàn tri. Cùng với sự hoài nghi, kiểu tư duy bất khả, con người chấp nhận những sự thật còn dang dở, chấp nhận sự rời rạc của những dữ kiện.

Cơ hội của chúa và Khải huyền muộn luụn có sự đan xen giữa tư duy tác giả và nhân vật. Những lụgic bị phá vỡ, không gian, thời gian không có sự liền mạch. Từ không gian, sự kiện này, chuyển tiếp qua không gian sự kiện khác, từ chuyện về gia đình không hạnh phúc của cô người mẫu, sang chuyện ở ngân hàng với những cô nàng giống nhau từ cái nhăn mặt, sang những hồi tưởng lan man về người bạn cũ…Khụng có sự dẫn dắt nào cho tất cả những sự kiện rời rạc ấy. Đó là những phân mảnh của dũng kớ ức.

Cách tư duy trong tiểu thuyết đã phá vỡ những giới hạn thông thường. Tư duy gián đoạn có thể bao quát, gợi mở thế giới đa chiều qua tác phẩm ngắn gọn.

Tư duy bất khả và tư duy gián đoạn, thực chất là kiểu tư duy của con người trong thời kì hậu hiện đại. Con người hoài nghi tư duy, chấp nhận những giới hạn nhận thức. Đó là sự thay đổi từ nguồn cội của văn chương dẫn đến những đổi thay mạnh mẽ trong cách kết cấu, tổ chức, ngôn ngữ trong tiểu thuyết.

3.2. Cấu trúc

Tiểu thuyết là thể loại vẫn đang trong quá trình vận động phát triển. Vì thế “tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn biến đổi, do đó nó

phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực.” [1, 30] Sự biến đổi của cấu trúc tiểu thuyết như một lẽ tất

yếu để phản ánh cách tư duy, cảm quan của con người trong thời kì nhiều biến động, bất an của cuộc sống.

Tiểu thuyết thời kì này, có những đổi thay mạnh mẽ về cấu trúc. Theo Kristjana Gunnars trong tiểu luận Về những tiểu thuyết ngắn (On writing

short books) in trên tập chí World literature today (tháng 5 - 8/2004), tiểu

thuyết ngắn có những đặc điểm cơ bản sau:

- Số trang tối đa chỉ trên dưới 200 trang.

- Lối viết tối giản, cô đọng súc tích, “càng ít càng nhiều” (less is more). - Tớnh phân mảnh của hiện thực, của không – thời gian, hay tác phẩm là hình thức của những mảnh vỡ.

- Tác phẩm giàu chất thơ và tính triết luận.

Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến tớnh phõn mảnh của cấu trúc, sự lồng ghép đa tạp của cốt truyện. Cách cấu trúc này, thực chất xuất phát từ cách tư duy của tác giả. Sự đổ vỡ của chủ nghĩa duy lí, khiến con người hoài nghi tư duy, chấp nhận những giới hạn, dang dở và rạn vỡ. Tư duy của con người không còn là một sự vận động toàn hảo. Con người có những gián đoạn, vùng mờ của ý thức. Con người không muốn và không thể hiểu.

Cách cấu trúc tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng mang dấu ấn của thời đại và dấu ấn riêng của mỗi tác giả. Có thể thấy nét chung của hai tác giả đó là cấu trúc mảnh vụn đứt gẫy và gián đoạn, cấu trúc lồng ghép và cấu trúc tạo độ hẫng.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w