Nistzche, ông tổ của hiện sinh đã viết: “Chỳng bõy hóy lắng nghe ta!
Vì ta là thế này, thế này đõy. Chỳng bõy đừng bao giờ lầm lẫn ta, đừng nhìn lầm ta là một kẻ nào khỏc!”“Giờ đõy ta ra lệnh các ngươi hãy đánh mất ta và hãy tìm ra chớnh cỏc ngươi, và chỉ khi nào các người đều từ bỏ ta trọn vẹn, thì ta mới trở về lại các ngươi”. [25, 20]
Tìm lại chính mình, được sống là mỡnh đó trở thành một ám ảnh đối với con người hiện sinh. Trong thời kì khủng hoảng về thân phận con người, khát vọng này trở thành một ám ảnh đối với nhiều nhà văn trong đó có Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phướng.
Trong blog Đoàn Minh Phượng viết: “Thật ra con người là những
mảnh vụn. Tuổi thơ của anh ta là những mảnh vụn. Hiểu biết của anh ta là những mảnh vụn. Tình yêu của anh ta là những mảnh vụn. Giấc mơ của anh ta là những mảnh vụn. Nỗi buồn của anh ta là những mảnh vụn. Anh ta viết nhật ký, ghi danh đại học, xưng tội ở nhà thờ, lấy vợ, vào đảng, bỏ nhà ra
đi, vẽ hoa hướng dương, ngồi thiền… để gom góp những mảnh vụn lại. Để có cái tôi trọn vẹn. Để buổi sáng thức dậy tôi biết mình là ai.” [51]
Đoàn Minh Phượng luôn ý thức về mình: một kẻ “đi lạc”, tha hương.
Đó là ám ảnh về cội nguồn, là nỗi ám ảnh chung của người Việt xa xứ. Từ ám ảnh trong cuộc đời, chị đưa ám ảnh ấy vào tác phẩm. Nhân vật tiểu thuyết thường bắt đầu từ sự trở về. Không đơn giản chỉ là sự trở về với nguồn cội, quá khứ - đó là sự trở về bản ngã thật của mình.
Khao khát sống là mình xuất phát từ sự vô minh, bất khả tri của con người. Con người không hiểu mình, không hiểu người. Vì thế, khát vọng khải huyền bắt đầu từ khát vọng hiểu được mình.
Họ là những con người bị tách khỏi quá khứ và hiện tại sống trong những không gian xa lạ. Con người sinh ra trong phi lí: không hiểu nguồn cội; sống trong phi lớ: khụng tìm được thế giới của mình và mang ám ảnh phi lí về cái chết. Họ trở thành những con người tha hóa, xa lạ với chính mình. Vì thế cuộc sống của họ là một hành trình dài dặc đi tìm lại chính mình, được sống là mình: “Tôi phải đi tìm tôi, ghi chép mình ra trên giấy.
Tôi phải nhìn thấy mình, đọc được mỡnh. Tụi phải có thật để cái chết của tôi có thật”. [18, 98]
An Mi, trong Và khi tro bụi khi đối diện với cái chết của chồng, cụ đó bị tách lìa ra khỏi cuộc sống bình thường. Cuộc chạy trốn của cụ trờn những chuyến tầu chính là sự cắt vụn những khoảng thời gian quá khứ ra khỏi cuộc đời mình: “… Nếu tụi nhỡn lõu, không gian phía sau của những bức ảnh cũ
còn dẫn tôi đi xa hơn, đưa tụi chỡm sâu hơn vào những đoạn đời anh đã sống. Tôi không muốn xem những ảnh đó để quay lại quá khứ. Tụi trỳt chỳng lên mặt bàn để tìm cách tách bỏ chúng ra khỏi đời tụi.” [18, 3] Quá
khứ của cô rốt lại chỉ là những dòng chữ rời rạc, vô nghĩa, những trang giấy bỏ trắng. Quá khứ bị lãng quên và xóa bỏ. “tôi là một đứa trẻ mồ côi; tôi
“Hay là đời tôi viết xuống giấy chỉ được nửa trang giấy. Khi nó còn như bóng ma mông lung bên ngoài cửa, thỡ tụi tưởng nú cú đú. Nhưng khi thật sự nhìn mặt, thỡ nú không có gương mặt nào.” “…Biết đâu trong đời không có sự thật nào hết ngoài những sự thật được cố ý làm ra.”
Khi không tìm được ý nghĩa cuộc sống của mỡnh, cụ kiếm tìm sự thật trong những câu chuyện của người khác. Đú chớnh là hành trình đi tìm lại ý nghĩa cho chính cuộc sống của cô. Câu chuyện của người gác đêm khách sạn với tuổi thơ kinh Hoàng: bố giết mẹ, em trai bỏ đi, của người cha ốm yếu, bện tật, câu chuyện của Marcus, Anita và cây hồ cầm, Sophie, những người hàng xóm. Mỗi người đều có câu chuyện của riêng mình. Họ tự làm lấy cuộc sống của mình. Cuộc sống đã khiến họ trở thành những con người khác, họ xa lạ với chính họ. Michael chối bỏ quá khứ để tìm hạnh phúc bên Shopie. Anita mang nỗi buồn u uẩn trong cây hồ cầm, cô lấy cái chết để thoát khỏi những buồn bã và đau thương, Marcus lãng quên tất cả gia đình, quê hương để sống trong thế giới chỉ có mình em hiểu…
An Mi khao khát tìm sự thật trong câu chuyện của Michael, nhưng cô không tìm thấy sự thật nào. Trong câu chuyện với Anita: “Vậy thì cô nghĩ
tới cô chứ đâu phải nghĩ tới tụi. Cụ chỉ mượn tôi để có cớ ngồi khóc về chính mình thôi.” An Mi chợt nhận ra: “Nhiều lúc tôi không biết mỡnh cú hiểu nó hay không. Nhiều lúc tôi không biết cuốn phim kể một câu chuyện thật về gia đình Kempf, hay là một cuốn phim về những ảo giác của chính tôi. Nhiều lỳc tụi đi trong cuộc đời như người mộng du, bập bềnh ở giữa đời thật và chiêm bao.” [18, 61]
Hành trình đi tìm cái chết của An Mi cũng là hành trình tỡm mỡnh, khẳng định sự tồn tại của mỡnh. Cụ ý thức được sự tách biệt giữa hiện hữu của mình và thế giới xung quanh: “Nếu tôi vẽ một hình người, chính tôi, cái
đầu tiờn tụi vẽ sẽ là một đường viền. Đường viền ấy là biên giới phân minh giữa tôi và thế giới. Bên trong đường viền là tôi, bên ngoài là không phải
tôi.” [18, 16] Dù chỉ sống khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng cô không chấp
nhận sự tan loãng của mình. Hành trình đi tìm sự thật của gia đình Michael không có một sự thật nào được sáng tỏ, nhưng nó chứng tỏ được khát vọng khẳng định cá thể mạnh mẽ của An Mi. Cô sống trong khát vọng kiếm tìm, không cam chịu sự mù mờ của sự thật.
Khi cận kề cái chết, cận kề cỏt bụi...cụ đó tìm lại được ký ức của mình, tìm lại hình ảnh quá khứ mà cụ đó chạy trốn suốt cuộc đời. Đó không phải chỉ là quê hương, mà là chính bản thân và sự thực cụ đó chối bỏ. Đú chớnh là ý nghĩa cuộc sống khi được sống là mình: Con người hoàn thiện có quá khứ, yêu thương, ân hận day dứt và có trách nhiệm với những việc mỡnh đó làm dù đó là sự muộn màng.
An Mi đã tìm lại được thời gian quá khứ trong khoảnh khắc đối diện với cái chết: “Đêm cuối trong nhà thương tụi đó nghe tiếng gọi ấy, tôi ngỡ
là tiếng gọi từ một nơi nào trong ký ức, một nơi sương trắng đã phủ lờn.”
Cô tìm lại được không gian cụ đó từng sống: “Nơi đó nghèo khó hơn nơi
này. Nơi đú tụi đó được sinh ra, lớn lên, đi đặt những lờ cá gần nơi những người đàn ông đi đặt mỡn.” Khi đú cụ ý thức được cái chết, ý thức được
điều mình cần phải làm: “Tụi biết tôi phải về đi tìm em mình. Và tôi phải trở
lại Weilenthal, nơi có người đợi tụi. Tụi không thể chết, ngàn lần không muốn chết. Xin cho tôi sống nhìn thấy em tôi một lần, cho tôi giải mối oan này, quay về với cuộc đời, với sự sống tôi chưa từng được biết và khát khao đến nao lòng. Cho tôi sống những ngày và những đêm của mình, chứ không sống bằng thời gian và trí nhớ của người khác. Cho tôi gặp lại em tụi dự chỉ một lần, một lần thôi là ơn trời vô tận.”
Trong “Mưa ở kiếp sau”, Kì Mai cũng đầy ám ảnh về thân phận của mỡnh. Cụ sống trong sự hoài nghi, day dứt về một sự thật ẩn dấu. Người con gái lớn lên, không quê hương, không cha, mang sự khắc khoải ám ảnh về đứa em gái chết sớm, và rồi không biết mình là Kì Mai hay Kì Chi. Kì Mai
cũng dấn thân vào một hành trình tìm kiếm. Cô đi tìm cha, đi tìm nửa khuất lấp trong tâm hồn người em gái. Đó cũng là hành trình đi tìm lại chính mình trong những xô bồ nghiệt ngã của số phận. Kì Mai đi tìm sự thật, nhưng cô không có được sự thật nào. “Sự thật chỉ đến, toàn vẹn và trinh nguyên, cùng
với cái chết.” Cô đau đớn tỡm mỡnh, tranh đấu đến cùng kiệt giữa tình yêu
và thù hận: Chi chỉ là một phõn thõn của Mai: “Có lẽ sự thật của chúng tôi là đây, và nó làm cho tôi run sợ: Chi là tôi và không toàn vẹn, chúng tôi chỉ là một phần của nhau. Khi rời nhau ra, chúng tôi không trấn áp được nỗi chênh vênh của mình để tiếp tục tồn tại”. Mai đã sống trong sự day dứt
không cùng để vươn lên. Mai tìm đến sự thanh thản, hay là kiếm tìm sự sống cho mình: “Cú thể sự an bình và vô ưu không phải là điều chúng ta đi tìm.
Chúng ta đi tìm những mối dây gắn mình với một thứ gì đó rất bao la tôi không biết tên là cội nguồn? Tờn nú là duyên kiếp? Nó ánh sáng của một mảnh vỡ từ cỏi đuụi sao chổi đã rơi vào vũ trụ của tôi ngày mẹ tôi đậu thai. Nó là ánh sáng, hay chỉ là ký ức của ánh sáng từ một cái mặt trời đã vỡ? Dù thế nào, ký ức đó cũng đã gắn liền tôi với một Ngân hà ngoài xa. Cội nguồn của tôi, duyên kiếp của tôi. Hình như đó là một linh cảm về sự thật.”
Khát vọng được sống là mỡnh, dự khụng thanh thản trở thành một ám ảnh u buồn trong suốt tập truyện.
Nguyễn Việt Hà luôn khao khát sự trong trẻo. “Trong con người có
tính thiện. Nhưng khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã của xã hội, không ít người đánh mất mình. Nếu để ý, trong các nhân vật của tôi dự cú trượt ngã đến thế nào, người ta sẽ thấy một chút gì đó của những day dứt, trăn trở.” Nguyễn Việt Hà hi vọng: “Và biết đâu, nhiều người sẽ cảm ơn tụi vỡ giỳp họ nhận ra bản thân mỡnh.”
Nhưng trong tác phẩm của anh con người dường như chịu nhiều gằn hắt. Nhiều nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà thường mang những day dứt tìm lại chính mình.
Không nhiều day dứt với nỗi ám ảnh u buồn từ sự trở về như những nhân vật trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng. Những nhân vật của Nguyễn Việt Hà trên hành trình tìm lại chính mình, khát vọng sống là mình, phải đối diện khốc liệt với cuộc sống: tình yêu, tiền bạc, danh vọng.
Hoàng một người trí thức mang tâm hồn nghệ sĩ, làm việc trong môi trường công chức khiến anh tha hóa từ bình thường sang tầm thường. Anh chứng kiến những giả tạo, kệch cỡm trong môi trường ấy. Khát vọng tìm đến tình yêu làm cứu cánh của anh cũng vỡ vụn khi nó va đập với cuộc sống. Hoàng tìm đến rượu như một cứu cánh cho mình. Uống rượu để say, quên, để sống là mình. Hoàng tìm được những không gian riờng mỡnh, những khoảng thời gian để đối diện với chính mình.
Cũng có những lúc, Hoàng dằn vặt khi can thiệp vào cuộc đánh nhau của đôi vợ chồng nọ: “Tại sao, tại sao mình lại làm vậy? Mỡnh đó thề với
mình biết bao lần là không nhấp nhổm nữa. Một thằng đàn ông uống rượu rồi đánh vợ. Chuyện vặt liên tục của đời thường. Mỡnh đó chứng kiến không ít điều khốn nạn. Liên quan gì đến mỡnh.” [10, 109] Hoàng muốn là
mình, tách ra khỏi những phi lí trong cuộc sống đời thường. Nhưng liệu bàng quan trước cuộc sống hay con người đầy trăn trở, day dứt về cuộc sống mới thực là bản chất của Hoàng. Anh băn khoăn đi tìm mình, gìn giữ sự an nhiên giữa cuộc sống quay cuồng. Hoàng thích chơi với trẻ con, có lẽ bởi trẻ con gần với thiện tính. Anh sợ hãi những giả tạo của cuộc sống sẽ làm tan nát những tâm hồn trong trắng ấy.
Nhã – khi va chạm với cuộc sống, cô trở nên xa lạ với chính mình. Những va chạm với cuộc sống, những mất mát trong tình yêu khiến Nhó trở thành con người lạnh lùng hơn. Khi khao khát quay trở về với cuộc sống là mình, bỏ qua những nhọc nhằn của cuộc mưu sinh, cũng không dễ dàng gì với cô. Còn lại với nhã, đó là tình bạn với Hoàng và tiếng cười của bé Phương Phương: “Con bé Phương bỗng khanh khách bật cười, gió lùa
thổi tung cái mũ nồi của nó bay vô hướng vào mờnh mụng.” [10, 254] Có
lẽ khi gặp tiếng cười ấy, sau 60h bị giam giữ là lỳc Nhó hiểu được mỡnh, nhó được sống là mình: cô đơn và kiêu hãnh. “Một người có bản lĩnh là một người va chạm với những khắc nghiệt phức tạp của cuộc sống vẫn giữ được mỡnh.” [10, 133]
Tâm mang khát vọng được sống là mình. Những năm tháng bôn ba nơi xứ người, phải vật lộn để kiếm tiền, nhưng từ sâu thẳm, Tõm luụn khao khát được gìn giữ lại điều đẹp đẽ trong tâm hồn.
Được sống là mình, trở thành một hiện sinh độc đáo tự do, là điều các nhà hiện sinh đề cao. Nhưng thực tế, con người luôn đối diện với sự vong thân, tha hoá. Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng mang trăn trở về khát vọng tìm lại chính mình trong tác phẩm. Với Đoàn Minh Phượng đó là sự trở về “Và khi tro bụi rơi về/ trong thinh lặng đó, cận kề quê hương.” Với Nguyễn Việt Hà, đó là cả hành trình dặc dài, con người hoài nghi, trăn trở và trải nghiệm. Khi nhận ra cuộc sống của mình vô nghĩa, cũng là lúc, họ ý thức về bản thân mình, trăn trở với khát vọng được sống là mình.