Thế giới cạm bẫy và gián đoạn trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 35 - 38)

Thế giới phi lí trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà là thế giới cạm bẫy làm tha hóa con người, thế giới với sự gián đoạn thời gian, không gian.

Thế giới cạm bẫy, là thế giới của đồng tiền, quyền lực. Thế giới ấy mâu thuẫn với con người. Con người phủ nhận, khinh nghét thế giới đó bởi họ không thể hiểu và lí giải được nó. Họ bất lực, sợ hãi trước cái mê cung của đồng tiền và quyền lực, nhưng lại hăm hở dấn thân vào thế giới ấy. Đồng tiền, quyền lực đã đảo lại mọi logic thông thường. Nó tạo nên một thế giới phi lí thật giả lẫn lộn. “Trước khi đột tử, ụng đó kịp làm hỏng một Phó Bí thư Tỉnh

uỷ, ba thiếu tá Công an và hai mươi mốt quan chức lớn nhỏ trong các ngành công thương nghiệp. Nếu không có sự tranh giành tài sản của bốn bà vợ ở ba miền và khoảng một tá bồ nhí suốt dọc chiều dài đất nước thì người ta không làm sao rõ được những hoạt động mờ của ụng.” [10-143] Nhó, Tâm khinh

trong sự hoang mang sợ hãi. Thế giới nhập nhằng đáng sợ, nó đi liền với cỏi ỏc, sự tăm tối trong tâm hồn con người. Nó làm tha hoá con người.“Trờn đời

này đầy những cỏi ỏc. Có người vô tình làm ra cỏi ỏc mà không biết. Tôi đang là nạn nhân của một cái ác vô thức.” [10, 34]

Trong Khải huyền muộn, thế giới có sự nhập nhằng của những mối quan hệ. Đồng tiền, và quyền lực đã trở thành một thước đo để đảo hoán lại mọi giá trị. Con người không thể lí giải và vượt thoát khỏi nó. Thế giới trở thành một thế giới bí ẩn, cạm bẫy.

Không gian, thời gian trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng là những mảnh vỡ, gián đoạn của những thời điểm, thì trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, lại có sự lồng ghép đan xen của những không gian, thời gian cách biệt nhau. Nó tạo nên một thế giới phi chuẩn, phi thực, với sự xáo trộn lụgic thông thường.

Thời gian trong Cơ hội của chúa không được tái hiện theo trình tự trước sau mà hoàn toàn theo trí tưởng tượng của nhân vật.

“Trong dòng tự sự của Thủy, ký ức và hiện tại miên man chảy, không một từ nối, không một lời chuyển tiếp. Thực tế một quan bar ở Hải Phòng đột ngột đứng giữa hai kỷ niệm về Hoàng ở hai thời điểm khác nhau:

ôKhụng có chuyện gỡ tụi trỏch Hoàng cả đặc biệt là chuyện tiền nong. Nhưng cứ kéo dài như vậy mãi ư hả anh, anh của em. Gã trai ở bàn bên cạnh mạnh dạn đi sang mời tôi nhảy. Duy nhất một lần Hoàng có rủ tôi ra vũ trường. Sàn nhảy ấy là bạn của Hoàng đấu thầu” (tr.316). Tùy theo nội dung của độc thoại mà tác giả quyết định chiều thời gian. Tự sự của Tâm hừng hực hy vọng và dự kiến tương lai vì vậy được kể phần lớn trong chiều thuận: những năm ở Đức (tr.208), cuộc trở về (tr.292), xây nhà (tr.297), gặp lại người con gái mà anh sẽ cưới (tr.297), mở công ty (tr.306). Ngược lại, tự sự của Hoàng, nhất là trích đoạn thứ hai, ngập trong buồn chán, nên nói chung theo chiều nghịch ở đó ngày tháng cứ lùi dần: hôm Thủy lặng lẽ bỏ đi (tr.385), lần cuối cùng Hoàng nhìn thấy cô (tr.402), lần gặp áp cuối

(tr.418).” (….) Thời gian trong Cơ hội của Chúa vì vậy tan ra từng mảnh, hết dừng, lại lùi, rồi tiến, cứ thế trong một điệu quay vô tận.” [69]

Không gian là những địa điểm xếp cạnh nhau, được nối kết hờ hững bằng sự hiện diện của con người. Không có nơi gắn bó, nơi nào cũng là một điểm dừng tạm trong hiện tại. Con người không biết mình sẽ đi đâu, sẽ dừng lại nơi nào. Từ không gian bát nháo của đô thị trong thời kì kinh tế thị trường; không gian công sở với sự trì đọng nhàm chán; không gian khốc liệt của những thương vụ làm ăn…đến không gian của những quán rượu nhỏ, những phố vắng êm đềm đều được tái hiện.

Không gian của Hoàng là không gian “giang hồ vặt”: từ Nam ra Bắc, từ nơi sang trọng, đến nghèo nàn … Nhân vật bị lạc trong mê cung của những không gian ấy.

Trong Khải huyền muộn, có sự xâm lấn của không gian hiện thực và tiểu thuyết, thời gian hiện tại và quá khứ: “xưa và nay, tương lai và quá khứ,

chỉ là sự phân biệt linh tinh mù loà của con người.” [11-314]. Khi đó, con

người trở thành những kẻ lang thang, cô đơn trong bất kì một không gian thời gian nào. Cẩm My, Vũ, nhà văn, Bạch, cô người mẫu và ngay cả những người theo chõn chỳa, đều là những kẻ cô đơn và lạc lõng, không hiểu được những phi lí đang diễn ra.

Thế giới được chắp vá trong mỗi câu chuyện. Không có sự phân biệt rạch ròi giữa những khoảng không gian và thời gian. Con người sống trong sự mơ hồ về thời gian. Những ám ảnh của quá khứ thường đồng hiện trong hiện tại. Thế giời trong kí ức “nhiều khi lem nhem những vệt gắn nhựa đường”. [11, 321] Vì vậy, “Cuộc sống, theo Nguyễn Việt Hà, không phải là một sợi

dây thẳng tắp hay sự tiếp diễn của các sự kiện theo luật nhân quả, mà là tập hợp những mảng vỡ, những khoảng trống, những âm hưởng.” [69]

Cảm quan về thế giới cạm bẫy, thế giới với sự lắp ghép xộc xệch của

những khoảng không gian, thời gian là nột riờng trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w