dở dang bi thảm trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Con người không còn ảo tưởng mang cái nhìn bao quát, thu toàn thể vũ trụ vào một mối, thế giới là những phần được sắp xếp gọn gàng và hoàn tất, không dính dáng đến con người.
Thế giới được cảm nhận trong gúc nhỡn gần và hẹp, là vô số hiện thực diễn ra đồng loạt, và chúng được xây dựng bởi vô số tác động chủ quan, trong đó có cả tác động của chính cá nhân chúng ta. Do đó, tất cả những nỗ lực mô tả hiện thực của quá khứ như một câu chuyện kể có đầu có đuôi theo tuyến tính và đạt tớnh khỏch quan đều “sai lầm và vụ ớch.” Con người chấp nhận sự hỗn loạn, bất nhất của thế giới.
Đó cũng là một xu thế tất yếu, khi con người khước từ đại tự sự, khước từ cái nhìn bao quát mọi thứ trong chỉnh thế. Con người thừa nhận giới hạn nhận thức, coi thế giới nhận thức được chỉ là những phân mảnh, đang tồn tại trong sự vận động, dang dở và hỗn loạn.
Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, thế giới hỗn loạn, với sự tranh chấp, tráo đổi các giá trị, sự mất giá của các giá trị truyền thống. Chõn lớ phõn mảnh thành vô số chõn lớ tương đối mà cá nhân tự cảm nghiệm lấy. Thế giới đang diễn ra, chưa hoàn kết, với những dở dang, bi thảm.
Thế giới hỗn loạn khi những giá trị bị đảo lộn, cao cả đan xen bên những thứ thấp hèn, tình yêu đi cùng với chết chóc, hận thù: “Cạnh những hòm quân
khí, được chen vào lỏng chỏng những tượng Chúa Cứu Thế, tranh và ảnh ông thánh Giu Se đức mẹ Maria. Đấy là nghịch lí hay lẽ quyền biến. Muốn cứu người thì phải chứng kiến cảnh giết người. Lạy chúa, vì tội lỗi tăm tối của chúng con nên người đã vẽ những nét thẳng bằng đường cong.” [11, 307]
Không có một chân lí nào là tuyệt đối, giá trị nào là độc tôn. Tất cả đều được đánh tráo, được kiểm chứng “Muốn biết rõ về ai nờn nhỳng người ấy
nhiều lần vào tiền. Cái thứ dung dịch siêu thượng này làm trôi đi tất cả những màu mè bọc ngoài. Ðạo mạo trở nên hau háu lỗ mãng. Dịu dàng trở nên chua ngoa cướp giật. Lịch sử nhân loại chứng kiến số người tự tử vì tiền gấp mười tám lần số người tự tử vỡ tỡnh. Có phải thế chăng mà đến thời kinh tế thị trường nền văn minh của chúng ta chết sạch những nhà đạo đức thật.” [11, 239]
Thế giới trong cảm quan hiện sinh được các nhà văn tái hiện trong những trạng thái mới. Nó phản ánh cảm nghiệm bi đát của nhà văn trong thời hậu hiện đại. Đó cũng là ám ảnh của người đọc khi tiếp xúc với Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn. Nhà văn cảm nhận thế giới trong sự
cám dỗ của đồng tiền, sự lên ngôi của quyền lực….. Thế giới tồn tại trong sự dang dở ấy.
Tình yêu của Hoàng và Thuỷ tan vỡ. Hoàng sống trong thế giới mà anh không biết sẽ phải làm gì tiếp theo. Thuỷ lạc lõng và cô đơn nơi đất khách, nơi cụ đó chọn để có cuộc sống tốt hơn. Nhã trải qua những cạnh tranh khốc liệt, cái còn lại của cô vẫn chỉ có bé Phương Phương và Hoàng. Những quan hệ làm ăn kinh tế mờ ám của bố Trần Bình, của Tâm, của những ông chủ lớn vẫn tiếp tục tồn tại. Vẫn không ai hiểu được rùa thần đã hiện trong khoảng khắc tất cả các đồng hồ đã ngừng hoạt động. Cái công sở Hoàng đã làm việc, dù trải qua mấy đời giám đốc, vẫn tồn tại trong sự nham nhở và đê tiện ấy.
Khải huyền muộn, con người lạc từ thế giới thực sang thế giới tiểu
thuyết. Thế giới của quan chức, người mẫu, văn nhân, chứa đầy những mâu thuẫn. Không ai biết kết cục của thế giới ấy sẽ như thế nào. Những mối tình lần lượt tan vỡ, mối quan hệ của con người trong thế giới lỏng lẻo. Không ai phán xét trong thế giới ấy. Thế giới là một chuỗi những dở dang và không có điểm kết thúc.
Những con người trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà, sống trong sự bất hoà với thế giới. Thế giới không quá khứ, tương lai, hỗn loạn và phi lí. Khát vọng tìm đến tôn giáo để có cái nhìn minh triết, hiểu và thay đổi được thế giới dường như là vô vọng…nhưng nú luụn ám ảnh và day dứt.
Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng đã gặp gỡ nhau trong cảm quan về thế giới với khát vọng về một sự thay đổi – tan rã để thay đổi.
Con người hiện sinh không còn thấy cái thế giới trong sự tuần hoàn vĩ đại. “Sự kiện căn yếu trái lại là tôi mù tịt về tôi, sự mù tịt về vũ trụ phải
chăng cũng do sự mù tịt của tôi mà ra.” [9, 27] Khi đó, thế giới là những
thực thể “bất tận ý nghĩa”. Những khả tri của con người trở nên nhỏ bé và giới hạn trước thế giới.
Cảm quan về thế giới phi lí, thế giới xa lạ và phân rã trở thành một ám ảnh trong những tiểu thuyết thời kì gần đây của Phạm Thị Hoài, Thuận, Nguyễn Bình Phương… Có lẽ, đó là sự gặp gỡ tất yếu của những nhà văn trong bối cảnh hiện sinh ở Việt Nam.
Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng thể hiện cảm quan về thế giới trong tác phẩm của mình như một ám ảnh khôn nguôi của con người trong thời kì hậu hiện đại. Nó thức tỉnh những hồ nghi, bất an trong mỗi con người khi đối diện với thế giới, với xã hội thời hiện đại.