Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý thực hiện xã hội hóa giáo

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh (Trang 51 - 145)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý thực hiện xã hội hóa giáo

trƣờng THPT ngoài công lập

1.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý XHHGD

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến XHHGD và quản lý XHHGD. Trƣớc hết đó là chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách phát triển giao dục của Đảng và Nhà nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc quan tâm tới sự nghiệp phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển; XHHGD là cách thức, phƣơng pháp để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra. Điều kiện kinh tế, xã hội cũng có ảnh hƣởng lớn tới quản lý XHHGD. Điều kiện kinh tế, xã hội phát triển nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi giáo dục phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng đƣợc nhu cầu đó. Xã hội hóa giáo dục thúc đẩy giáo dục phát triển.

Nhân tố con ngƣời quyết định sự thành công của XHHGD và quản lý công tác XHHGD. Mọi ngƣời nhận thức đầy đủ về XHHGD và tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục. Các cấp quản lý giáo dục, các cán bộ quản lý bằng các giải pháp quản lý, quản lý tốt công tác XHHGD, làm cho công tác XHHGD thực sự có hiệu quả, thu hút sự quan tâm, tham gia nhiều hơn nữa của các tầng lớp xã hội góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục.

Bản thân ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong công tác XHHGD. Ngành giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục; cán bộ quản lý giáo dục làm tốt công tác quản lý theo tinh thần đổi mới. Từ đó mới huy động đƣợc các tầng lớp xã hội đóng góp cho sự phát triển của giáo dục. Nếu chất lƣợng giáo dục không đáp ứng nhu cầu của nhân dân, trình độ cán bộ quản lý giáo dục yếu kém thì không thu hút đƣợc sự tham gia đóng góp của nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay vấn đề hợp tác quốc tế cũng tác động tới XHHGD; thông qua hợp tác quốc tế chúng ta học tập cách làm hay, tiến bộ của nƣớc bạn để vận dụng vào điều kiện cụ thể của mình, đồng thời huy động nguồn hỗ trợ của các nƣớc, các tổ chức, cá nhân để phát triển giáo dục Việt Nam.

1.6.2. Các yếu tố chủ quan về phía Hiệu trưởng

Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng.

Ngƣời Hiệu trƣởng muốn QL tốt nhà trƣờng nói chung, thực hiện XHHGD nói riêng trƣớc hết phải là ngƣời có phẩm chất chính trị vững vàng, biết hy sinh quyền lợi riêng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, có đạo đức trong sáng, tác phong mẫu mực, đi đầu trong lĩnh vực hoạt động của nhà trƣờng. Ngƣời Hiệu trƣởng phải có trình độ nghiệp vụ QL sắc sảo vốn hiểu biết xã hội sâu rộng.

1.6.3. Các yếu tố khách quan

a. Điều kiện về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ giáo viên và học sinh: - Chất lƣợng đội ngũ GV và HS là những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL HĐGD của ngƣời Hiệu trƣởng.

- Quản lý HĐGD của GV ở ngƣời Hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy của thày dẫn đến kết quả học của trò đƣợc tốt hơn. Mục tiêu này đạt đƣợc ở mức độ nhƣ thế nào cơ bản phụ thuộc vào chất lƣợng đội ngũ của cả GV và HS nhà trƣờng.

b. Sự hợp tác, của các thành viên và các tổ chức trong nhà trƣờng: - Để quản lý tốt HĐGD của GV đòi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức trong nhà trƣờng tạo nên sự đồng thuận, tạo nên sức mạnh tập thể.

- Hiệu trƣởng phải biết sử dụng tốt đội ngũ cốt cán nhƣ các phó Hiệu trƣởng, các tổ trƣởng chuyên môn và các thành viên và các thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trƣờng tạo thành bộ máy quản lý hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quản ; coi trọng vai trò của tổ chuyên môn và Hội đồng giáo dục sẽ tạo đƣợc chuyển biến về chất trong HĐGD .

c. Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy học:

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trƣờng là các phƣơng tiện phục vụ cho HĐGD và học tập nhƣ bàn, ghế, phòng thí nghiệm, phòng thƣ viện, phòng đa năng và các trang thiết bị khác.

- Các điều kiện cơ sở vật chất đƣợc coi là quan trọng thứ ba sau thày và trò. Do vậy nó ảnh hƣởng lớn đến chất lƣơng giảng dạy và học tập cũng nhƣ phục vụ mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện đối với HS trong nhà trƣờng.

- QL HĐGD của GV, ngƣời Hiệu trƣờng quan tâm chỉ đạo tăng cƣờng cơ sở vật chất bảo đảm những điều kiện vật chất tốt nhất cho HĐGD.

d. Điều kiện về kinh tế xã hội - văn hóa ở địa phƣơng:

Trong việc phối hợp giáo dục giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội, các điều kiện về kinh tế xã hội ở địa phƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giảng dạy và học tập tại trƣờng.

Ngƣời Hiệu trƣởng phải quan tâm đến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; các chính sách của địa phƣơng liên quan đến giáo dục; phải khai thác triệt để thế mạnh, hạn chế các khó khăn của địa phƣơng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trƣờng.

e. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của cấp trên đối với nhà trƣờng: Trƣờng THPT NCL chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá trực tiếp của Sở GD & ĐT, của UBND tỉnh. Trong công tác QL HĐGD, sự chỉ đạo của cấp trên là những định hƣớng, là kiêm chỉ nam giúp cho nhà trƣờng xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng của HĐGD; đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên giúp nhà trƣờng kịp thời bổ xung, khắc phục những tồn tại để có giải pháp khắc phục hiệu quả đƣa HĐGD của nhà trƣờng đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

1. Qua chƣơng chúng tôi đã thu thập, phân tích khái quát các nội dung - Lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu là nền tảng để ta tiếp thu các kết quả công trình đi trƣớc đồng thời tìm ra những cách làm tiếp theo phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể để góp phần hoàn thiện vấn đề quản lý xã hội hóa giáo dục các trƣờng THPT trong đó có các trƣờng THPT ngoài công lập .

- Những cơ sở pháp là những định hƣớng cơ bản cho việc xác định cách giải quyết của đề tài. Những cơ sở lí luận của khoa học QLGD, cơ sở triết học, lí luận của chủ nghĩa Mác về tính quần chúng trong sự nghiệp giáo dục, đặc biệt trong việc thực hiện công tác XHHGD.

2. Khẳng định vị trí của trƣờng THPT ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và sứ mệnh của nó trong việc xây dựng xã hội học tập và thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá công tác giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta.

, trong công tác XHH. Phân tích khái niệm XHH, phân biệt XHHGD với XHH các lĩnh vực khác .

4. Phân tích bản chất của XHHGD và so sánh những quan niệm hiện nay về XHHGD giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra đƣợc đúng hƣớng, đúng chuẩn mực, phù hợp yêu cầu chung của giáo dục đào tạo và xu thế phát triển xã hội đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới giáo dục THPT hiện nay.

5. Những nội dung cơ bản về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở THPT, nhằm đƣa ra những giải pháp quản lý thực hiện XHHGD ở các trƣờng THPT NCL.

- Quản lý việc huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trƣờng thuận lợi để phát triển giáo dục

- Quản lý việc tổ chức các lực lƣợng xã hội cùng tham gia thực hiên mục tiêu, nội dung giáo dục

- Quản lý huy động các lực lƣợng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trƣờng lớp và các loại hình giáo dục trung học phổ thông

Chƣơng 2

Ở TỈNH BẮC NINH

2.1. Khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, có vị trí địa lý và điều kiện giao thông khá thuận lợi: Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía đông nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên; phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh là vùng đất ngàn năm văn hiến; có gần 700 ngƣời đỗ trạng, nghè, cống; có Cổ Loa, Luy Lâu, Long Biên đã từng là thủ đô của nƣớc Việt Nam… với diện tích 822,7 km2

1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện, có 123 xã, phƣờng, thị trấn; dân số 1.106.000 ngƣời, là tỉnh có mật độ dân số cao (1.186 ngƣời/km2

).

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên lý tƣởng, Bắc Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt là các khu công nghiệp Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ... giúp Bắc Ninh thu hút mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài. Khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì điều kiện này sẽ giúp cho kinh tế của Bắc Ninh càng dễ dàng phát triển. Đây là yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến giáo dục bởi đây là nơi giao lƣu nhiều vùng văn hoá khác nhau trong cả nƣớc …

2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội tỉnh Bắc Ninh

2.1.2.1. Về kinh tế

Tỉnh Bắc Ninh sa xƣa nhân dân đã chú ý đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhƣ nghề đúc đồng Đại Bái, đồ gốm Phù Lãng, đồ gỗ Hƣơng Mạc, Phù Khê, giấy dó Phong Khê, tranh Đông Hồ.... và một bộ phận nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông, ngoài ra còn sống bằng nghề truyền thống ở một số địa phƣơng: nghề mộc, nghề cơ khí, nghề mây, tre, giang đan, nghề xây dựng nhà ở

và các công trình... Một bộ phận các hộ sống bằng nghề kinh doanh buôn bán, các hoạt động dịch vụ, du lịch. Ngày nay, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế,đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc vùng quê Bắc Ninh đã và đang từng ngày thay đổi và phát triển. Những nơi từng là trọng điểm phát triển kinh tế thời kỳ đầu đổi mới nhƣ giấy Phong Khê, sắt thép Đa Hội (Châu Khê), đúc đồng Đại Bái, cô đúc nhôm Văn Môn... và nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ƣớc 14.939 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012; GRDP bình quân đầu ngƣời là 68,2 triệu đồng/ngƣời/năm, tƣơng đƣơng 3.243 USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ƣớc 23.047 triệu USD, đạt 162,3% KH năm, tăng 68% so với năm 2012; trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ƣớc 22.882 triệu USD (chiếm 99,3% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn), tăng 68,5%; Nhập khẩu ƣớc 21.141,3 triệu USD, đạt 165,8% KH năm, tăng 59,3% (xuất siêu 1.905,7 triệu USD). Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn năm 2013 ƣớc 11.533 tỷ đồng, đạt 100,4% dự toán, tăng 22,1% so với năm 2012. Tổng chi ngân sách địa phƣơng ƣớc 9.137 tỷ đồng, đạt 141% dự toán, tăng 17,4% so với năm 2012.

2.1.2.2. Tình hình văn hoá - xã hội

Bắc Ninh là môt vùng quê có nhiều lễ hội và nền văn hóa nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu Quan họ là di sản văn hóa đại diện cho nhân loại với hàng trăm làn điệu trữ tình đƣợc nhiều ngƣời mê say, ngƣỡng mộ. Mùa xuân, các làng, xã của tỉnh đều vào đám và mở hội. Mỗi lễ hội có có những nét riêng nhƣ hội Lim với những làn điệu dân ca Quan họ trữ tình, mƣợt mà, độc đáo, hội Đình Bảng ca ngợi 8 đời vua nhà Lý; lễ hội bà Chúa kho; lễ hội chùa Dâu; lễ hội chùa Bút Tháp...đã tạo ra không khí vui tƣơi, lành mạnh trong vùng.

Bắc Ninh cũng là một địa phƣơng có truyền thống hiếu học và khoa bảng thời phong kiến có gần 700 ngƣời đỗ đại khoa, hàng trăm ngƣời đỗ trung khoa.

Ngày nay, nhân dân tỉnh Bắc Ninh vẫn phát huy đƣợc truyền thống của ông cha có nhiều ngƣời thành đạt trên các lĩnh vực đời sống xã hội đã và đang góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nƣớc.

2.2. Tình hình giáo dục THPT ở tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Đôi nét về tình hình giáo dục tỉnh Bắc Ninh

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh vào tốp đầu trong các tỉnh phía bắc; với hệ thống các cấp học đồng đều: Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và THPT ở khắp các xã và thị trấn.

Giáo dục - Đào tạo của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phát triển về qui mô và đa dạng hoá các loại hình trƣờng lớp, đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của nhân dân. Đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở năm 2010, là tỉnh thứ 2 đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi, chất lƣợng giáo dục mũi nhọn đƣợc giữ vững và từng bƣớc nâng cao. Chất lƣơng giáo dục toàn diện và giáo dục hƣớng nghiệp, dạy nghề phổ thông có nhiều tiến bộ.

Số học sinh thi đạt giải Quốc tế, quốc gia, học sinh giỏi cấp Tỉnh, học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng tăng hàng năm. Giáo dục mầm non đƣợc quan tâm.

Đội ngũ giáo viên và QLGD đƣợc bổ xung và thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ theo hƣớng đạt và vƣợt chuẩn quốc gia.

Đặc biệt là công tác Xã hội hoá giáo dục của tỉnh đƣợc tiến hành và phát triển tốt trong nhiều năm qua.Các cấp uỷ Đảng và chính quyền các địa phƣơng quan tâm và đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất: trƣờng lớp, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GD-ĐT phát triển.Các cơ quan, các đơn vị và đặc biệt là nhận thức trách nhiệm của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục địa phƣơng tăng lên rõ rệt.

2.2.2. Vài nét về các trường THPT ở tỉnh Bắc Ninh

Những năm trƣớc đây của thế kỷ XX số trƣờng THPT tỉnh rất ít, hầu nhƣ mỗi huyện chỉ có 01 trƣờng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nƣớc nói

chung, tỉnh Bắc Ninh đang từng ngày thay đổi trong đó có giáo dục và đào tạo. Số trƣờng, số lớp, số học sinh liên tục tăng theo nhu cầu, đến năm học 2012- 2013, toàn tỉnh có 38 trƣờng THPT, trong đó có 14 trƣờng ngoài công lập; khoảng 2700 giáo viên, trong đó có 119 CBQL và 41404 học sinh.

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi có Nghị quyết Hội nghị TƢ 2 (khoá VIII), cấp THPT đã có những chuyển biến quan trọng và thực hiện có hiệu quả ở một số chƣơng trình nhƣ lớn nhƣ: Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, chỉ đạo phối hợp tổ chức các phong trào và các cuộc vận động ….đã từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện học sinh THPT.

Nhìn chung đội ngũ CBQL, GV đều đạt chuẩn và đƣợc bồi dƣỡng, chuyên môn nghiệp vụ hàng năm. Hầu hết các CBQL và GV có nhiều năm công tác, có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề và có lòng say mê công việc.Trong đội ngũ CBQL, GV nhiều ngƣời đã và đang đi đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ (có nhiều ngƣời theo học ngành QLGD). Điều đó cho thấy công tác bồi dƣỡng CBQL và GV rất đƣợc quan tâm và chắc chắn đó là một trong những nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển của bậc học.

Tuy nhiên, đội ngũ CBQL,GV các trƣờng THPT còn bộc lộ những điểm yếu, nhất là về mặt nghiệp vụ quản lý đối với một số Phó hiệu trƣởng mới lên mà chƣa qua các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ QLGD. Một số GV trẻ mới ra trƣờng kinh nghiệm còn hạn chế. Do thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn nên thƣờng bị

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh (Trang 51 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)