Khái niệm về xã hội hoá, xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Khái niệm về xã hội hoá, xã hội hoá giáo dục

1.3.2.1. Khái niệm về xã hội hoá

Nguồn gốc lý luận của khái niệm "xã hội hoá": Xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của quần chúng trong đấu tranh cách mạng và truyền thống "lấy dân làm gốc" của ông cha ta trong lịch sử của dân tộc. Kế thừa một cách sáng tạo truyền thống vẻ vang ấy, trong mọi chủ trƣơng của mình Đảng ta luôn lấy dân làm gốc, coi trọng việc bồi dƣỡng sức dân. Đƣờng lối dựa vào dân đƣợc đúc kết trong câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".

Trong thực tiễn cách mạng, sự vận động và phát triển của đƣờng lối này ngày càng đạt tới trình độ cao hơn cả về lý luận và thực tiễn, tới Đại hội VIII thì đƣợc đúc kết trong cụm từ "xã hội hoá". Nhƣ vậy, ở đây thuật ngữ "xã hội hoá " đƣợc dùng để chỉ "cách" thực hiện chủ trƣơng của Đảng bằng con đƣờng giác ngộ, vận động và tổ chức sự tham gia tích cực, tự nguyện của mọi LLXH, của toàn dân.

1.3.2.2. Khái niệm xã hội hoá giáo dục

Trong Kinh tế- Chính trị học, khi nói "xã hội hoá" ngƣời ta hiểu đó là quá trình phát triển của lực lƣợng sản xuất từ trình độ hợp tác giản đơn lên trình độ hợp tác có phân công, chuyên môn hoá cao trên phạm vi toàn xã hội.

Trong Tâm lý và Xã hội học, thuật ngữ "xã hội hoá" đƣợc dùng

: XHHGD trước hết là quá trình tương tác giữa con người với con người, con người với xã hội. Qua đó con người với tư cách là cá thể học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận quy tắc văn hoá của xã hội như: hành vi, giá trị, chuẩn mực văn hoá xã hội, kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đóng góp phù hợp với vai trò, vị thế xã hội nhất định của mình. Nhờ thế, con người dần dần hoà nhập vào xã hội.

Khái niệm "xã hội hoá" nói trên không đồng nghĩa với khái niệm "xã hội hoá" một hoạt động xã hội nào đó (giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao v.v...) mà chúng ta đang đặt ra. Trong luận văn này, "xã hội hoá" là thuật ngữ đƣợc quy ƣớc để chỉ cách làm, cách thực hiện một hoạt động xã hội nào đó

, cá

XHH

+ Huy động đƣợc sự tham gia tích cực và tự nguyện (về nhân lực, trí lực, vật lực, tài lực) của tất cả các tổ chức, cá nhân vào cùng thực hiện một hoạt động, nhằm góp phần không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của chính họ. + Có sự phối hợp liên ngành để đạt mục đích chung và mục đích riêng của mỗi ngành với hiệu quả cao. Sự phối hợp này không có tính chất nhất thời mà mang tính chiến lƣợc lâu dài.

.

+ Có sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, quản lý của các cấp chính quyền một cách thƣờng xuyên và chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động này phát triển.

Vậy, "Xã hội hoá giáo dục" là thuật ngữ được quy ước để chỉ cách làm, cách thực hiện hoạt động giáo dục bằng con đường giác ngộ, tổ chức và huy động tổng lực sức mạnh của toàn dân, làm cho hoạt động giáo dục không chỉ được thực hiện bởi ngành giáo dục. Công việc giáo dục học sinh không chỉ được thực hiện bởi thầy giáo, mà được tất cả các ngành, các giới, các LLXH, cũng như mỗi người dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ của chính mình nên đều tự nguyện, tự giác và tích cực phối hợp hành động thực hiện.

1.3.2.3. Bản chất của xã hội hoá giáo dục

"Xã hội hoá giáo dục" thực chất là XHH công tác giáo dục hay XHH sự nghiệp giáo dục. Nó thuộc phạm trù cách làm giáo dục.

Bản chất của XHHGD đƣợc hiểu với nghĩa phổ biến nhất là làm cho toàn xã hội cùng làm giáo dục, tất cả cho giáo dục (All for Education) và giáo dục cho mọi ngƣời (Education for All)".

Sơ đồ 1.5: Bản chất của XHHGD

XHHGD vì vậy bao hàm cả XHH trách nhiệm, nghĩa vụ và cả XHH quyền lợi của mọi ngƣời về giáo dục. "Mọi ngƣời cho giáo dục" và "Giáo dục cho mọi ngƣời" là 2 vấn đề liên quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau, là 2 đặc trƣng của "Xã hội học tập". Muốn mọi ngƣời có trách nhiệm đối với giáo dục thì giáo dục phải phục vụ cho tất cả mọi ngƣời.

Nghị quyết 90/CP đã nêu lên rằng: XHH là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trƣờng KT-XH lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động. Ở mỗi địa phƣơng, đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, các cơ quan nhà nƣớc, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ở tại địa phƣơng và của từng ngƣời dân.

Riêng trong lĩnh vực GD&ĐT là: “Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức”, “Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo ra môi trƣờng giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trƣờng với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tăng cƣờng trách nhiệm của

EFA Giáo dục cho mọi ngƣời AEF Mọi ngƣời cho giáo dục

Xã hội hoá giáo dục Kế hoạch giáo dục

Quản lý giáo dục

EFA

giáo dục cho mọi ngƣời

cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, UBND, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục). [15]

Bản chất của XHHGD đƣợ 4, khoá VII

( : "Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục nhân dân dưới sự quản lý của Nhà nước" [25; 61]. Đây là quan niệm rất cơ bản và rõ ràng về đối tƣợng, nội dung và cơ chế hoạt động của XHHGD. Quan niệm này đã khẳng định: lực lƣợng tham gia XHHGD là toàn xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, nội dung XHHGD là mọi ngƣời cùng "làm" giáo dục, chứ không chỉ tham gia, hỗ trợ cho giáo dục. Cơ chế hoạt động của XHHGD không tuỳ tiện mà dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc và vai trò nòng cốt của ngành Giáo dục.

Tuy nhiên, thực tế còn nhiều ngƣời có quan niệm hẹp, thậm chí sai lầm về XHHGD. Để có quan niệm đúng về XHHGD, cần quán triệt một số vấn đề sau:

- XHHGD không phải là một ý đồ chiến thuật, đƣợc vận dụng một cách nhất thời, cho một giải pháp tình thế khi đất nƣớc còn nghèo, điều kiện đầu tƣ cho giáo dục còn quá eo hẹp. XHHGD là một quan điểm chỉ đạo của Đảng nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân

- XHHGD không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và vai trò của Nhà nƣớc. Trái lại XHHGD chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp và thƣờng xuyên của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc và vai trò, chủ động, nòng cốt của ngành giáo dục.

- XHHGD không chỉ nhằm huy động "Mọi ngƣời cho giáo dục", mà còn chủ yếu nhằm tạo cơ hội " Giáo dục cho mọi ngƣời".

- XHHGD không phải chỉ là huy động các lực lƣợng xã hội hỗ trợ cho giáo dục, mà còn huy động xã hội cùng làm giáo dục.

- XHHGD không phải chỉ nhằm huy động tiền của trong nhân dân, không phải là giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc. Huy động tiền của của nhân dân chỉ là một nội dung của XHHGD. Ngoài huy động tài lực, việc huy

động nhân lực, vật lực, trí lực là nội dung quan trọng của XHHGD nhằm đa dạng hoá các nguồn lực cho giáo dục.

- XHHGD không phải là dân chủ hoá giáo dục. XHHGD chỉ là một con đƣờng thực hiện dân chủ hoá giáo dục tạo điều kiện để mọi ngƣời trong xã hội tham gia xây dựng và quản lý nhà trƣờng và giúp cho quá trình dân chủ hoá giáo dục đƣợc thuận lợi. Ngƣợc lại, dân chủ hoá giáo dục là giải pháp, đồng thời là động lực không thể thiếu đƣợc đối với XHHGD. Nhờ có dân chủ hoá giáo dục mà các thành phần tham gia XHHGD sẽ trở nên đông đảo, rộng khắp ở mỗi địa phƣơng, cộng đồng dân cƣ và toàn dân.

- XHHGD cũng không phải là đa dạng hoá giáo dục. Thực ra, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các loại hình trƣờng lớp chỉ là giải pháp, đồng thời là động lực không thể thiếu đƣợc đối với XHHGD và là một nội dung của XHHGD.

1.3.2.4. Xã hội hóa giáo dục các trường THPT ngoài công lập

Điều 12, chƣơng I, Luật giáo dục 2005 về xã hội hóa giáo dục chỉ rõ: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nƣớc và của toàn dân. Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trƣờng và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục”.

Điều 48, chƣơng III, luật giáo dục 2005 về nhà trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc dân:

“b. Trƣờng dân lập do cộng đồng dân cƣ ở cơ sở thành lập, đầu tƣ cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.

c. Trƣờng tƣ thục do tổ chức xã hội, tổ chƣc xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tƣ cơ sở vật chất bảo đảm kinh phi hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc ”. [40]

Từ chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về XHH công tác giáo dục, trong những năm gần đây, hệ thống các trƣờng ngoài công lập đã có sự phát triển

mạnh về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các trƣờng ngoài công lập đang nảy sinh những khó khăn cần chỉnh sửa tháo gỡ kịp thời. Hiện nay đã có nhiều văn bản của các cấp nhằm thực hiện chủ trƣơng XHH mà lớn nhất là Quyết định 39 của Chính phủ. Các trƣờng ngoài công lập đã có quy chế chặt chẽ về tổ chức cũng nhƣ hoạt động nhƣ Quyết định 39/2001 của BGD & ĐT. Lãnh đạo ngành giáo dục và chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện, ủng hộ mở các trƣờng ngoài công lập. Trong quá trình thực hiện chủ trƣơng XHH GD, các loại hình trƣờng lớp đƣợc đa dạng hóa. Các trƣờng ngoài công lập phát triển, tạo điều kiện phát triển quy mô giáo dục một cách hợp lý, giảm bớt sức ép với các trƣờng công lập, góp phần quan trọng điều chỉnh mối quan hệ giữa quy mô và điều kiện để đảm bảo chất lƣợng, tạo thêm cơ hội học tập cho thế hệ trẻ .

Tuy nhiên, hiện đang có cuộc cạnh tranh không bình đẳng giữa trƣờng công lập và các trƣờng ngoài công lập: Trƣờng công lập đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, vị trí thuận tiện, uy tín lâu năm, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viện đƣợc đào tạo cơ bản và đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ. Các trƣờng ngoài công lập phải từ đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, học phí cùng các khoản đóng góp cao trong khi đó chất lƣợng chƣa đƣợc khẳng định nên khó thu hút học sinh vào học, hầu hết đều tuyển sinh sau các trƣờng công lập. Các trƣờng ngoài công lập ở các vùng nông thôn khó trong việc thu hút đầu tƣ từ xã hội, việc kêu gọi góp cổ phần xây dựng nhà trƣờng phi lợi nhuận vẫn ít đƣợc xã hội quan tâm.

Thực hiện XHH GD là động lực thúc đẩy phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trƣờng. Mỗi trƣờng ngoài công lập phải tự nâng mình, tự tạo thƣơng hiệu để thu hút đƣợc học sinh; cần có sự bình đẳng trong hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho nhiều loại hình giáo dục cùng phát triển, chất lƣợng giáo dục thực sự nâng cao và bền vững.

1.4. Quản lý thực hiện XHHGD các trƣờng THPT ngoài công lập

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)