8. Cấu trúc luận văn
1.5. Nội dung quản lý công tác XHHGDTHPT
1.5.1. Quản lý việc huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển giáo dục
Công tác XHHGD là một bộ phận của giáo dục. Quản lý XHHGD là một bộ phận của quản lý giáo dục. Nội dung quản lý XHHGD chính là quản lý các nội dung công tác XHHGD đã nêu. Trƣớc hết là quản lý việc huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trƣờng thuận lợi để phát triển giáo dục. Dựa trên tiêu chí chung của ngành giáo dục, các cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục và
quản lý giáo dục xây dựng tiêu chuẩn về môi trƣờng sƣ phạm; qui chế phối hợp nhà trƣờng- gia đình- xã hội tạo nên môi trƣờng giáo dục lành mạnh, tích cực tạo điều kiện cho học sinh phát triển nhân cách toàn diện và học tập đạt kết quả cao nhất.
Trong việc quản lý này nhà nƣớc có qui định cụ thể, vai trò trung tâm vẫn là nhà trƣờng. Các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi gia đình cùng phối hợp thực hiện không phó mặc tất cả cho nhà trƣờng. Nhà trƣờng quản lý tốt việc thực hiện qui chế, điều lệ trƣờng của cả thầy và trò. Thực tế cho thấy nhà trƣờng giữu vai trò trung tâm thực hiện mối lien hệ với gia đình và xã hội. Sự quản lý này điều tiết mối quan hệ với các yếu tố trên để xã hội, gia đình phát huy vai trò của mình theo chức năng qui định.
Nhà nƣớc quản lý việc hợp tác quốc tế trong giáo dục. mối quan hệ hợp tác đặt trong khuôn khổ cho phép của luật pháp và thuần phong mỹ tục Việt Nam. Việt Nam hòa nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực, hòa nhập nhƣng không hòa tan, chúng ta vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời phát huy tinh hoa giáo dục thế giới.
1.5.2. Quản lý việc tổ chức các lực lượng xã hội cùng tham gia thực hiên mục tiêu, nội dung giáo dục
Mục tiêu, nội dung giáo dục đã đƣợc Luật giáo dục qui định cụ thể đối với từng cấp học. Trong quá trình thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục các lực lƣợng xã hội góp phần tham gia đáng kể để nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nƣớc. Nhà nƣớc đã có cơ chế, chính sách hợp lý đối với sự tham gia này. Vấn đề đặt ra là quản lý sự tham gia của các lực lƣợng xã hội này với giáo dục nhƣ thế nào?
Trong nội dung này nhà trƣờng đóng vai trò trung tâm và tiếp nhận sự dóng góp của xã hội đối với chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, phải xem xét chọn ra vấn đề cơ bản, then chốt cần tập trung thực hiện. Trƣớc khi áp dụng vào thực tế xin ý kiến của các bên tham gia. Xây dựng qui chế vận hành hợp lý,
vừa động viên các bên tham gia, vừa phát huy vai trò của các lực lƣợng trong xã hội. Phải xác định rõ các lự lƣợng này không thể thay thế vai trò của nhà trƣờng hoặc nhà trƣờng phó mặc cho xã hội.
1.5.3. Quản lý huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trường lớp và các loại hình giáo dục trung học phổ thông
Nhà nƣớc quản lý huy động các lự lƣợng xã hội tham gia xây dựng phát triển hệ thống trƣờng lớp và các loại hình giáo dục. Các cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục và các cấp quản lý giáo dục phê duyệt kế hoạch phát triển của các trƣờng công lập; định hƣớng, phê duyệt kế hoạch hoạt động cho các trƣờng THPT ngoài công lập. Với các trƣờng ngoài công lập cần chú ý đến tình hình địa phƣơng, nhu cầu học tập của nhân dân và cơ chế thu, chi của từng trƣờng. Dù là tổ chức đoàn thể hay cá nhân đầu tƣ xây dựng trƣờng THPT NCL cần tuân thủ nghiêm túc Luật giáo dục, điều lệ trƣờng phổ thông và các qui định cụ thể, tránh hiện tƣợng chỉ cần bỏ tiền xây trƣờng, một tổ chức hoặc một nhóm ngƣời làm theo ý thích của mình tạo nên dƣ luận không tốt đối với sự phát triển giáo dục.
Ngoài việc đầu tƣ cho các trƣờng công lập, các cấp quản lý nhà nƣớc xây dựng cơ chế làm việc và đầu tƣ hợp lý cho các trƣờng ngoài công lập. Tạo điều kiện về thủ tục mở trƣờng, hỗ trợ kinh phí (cho vay ƣu đãi), cấp đất thành lập trƣờng. Tạo điều kiện cho các trƣờng THPT NCL có hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển. Có bản đồ phân bố các trƣờng ngoài công lập cho hợp lý tránh hiện tƣợng đua nhau mở trƣờng rồi giải tán vì không tính đến số lƣợng ngƣời học, nhu cầu cụ thể của nhân dân.
Quản lý chặt chẽ về nội dung chƣơng trình các trƣơng THPT, cả công lập và ngoài công lập, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo từng cấp học đã qui định. Không để mặc cho ngành giáo dục tự xoay sở, huy động nguồn lực của các trƣờng công lập thực hiện nhiệm vụ giáo dục thƣờng xuyên tại địa phƣơng góp phần phục vụ nhiệm vụ phổ cập THPT.
1.5.4. Quản lý huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục
Các nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục rất phong phú và đa dạng. Để sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn đầu tƣ đó phải có cơ chế hợp lý, chặt chẽ, tránh hiện tƣợng vì không phải ngân sách nhà nƣớc nên các khoản đầu tƣ XXHGD không rạch ròi, thiếu minh bạch làm giảm lòng tin của xã hội, hiệu quả XHHGD sẽ không đạt đƣợc.
Trong quản lý huy động xã hội đầu tƣ các nguồn lực cho giáo dục vai trò của nhà trƣờng là nòng cốt. Nhà trƣờng tiếp nhận và sử dụng các nguồn đóng góp. Cơ chế quản lý phải khoa học, phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nƣớc. Có kế hoạch cụ thể, nên đầu tƣ phát triển vấn đề nào trƣớc, vấn đề nào sau, tránh hiện tƣợng dàn trải, không hiệu quả. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo chặt chẽ thƣờng xuyên, kiểm tra đôn đốc liên tục để các nguồn lực đƣợc sử dụng đúng mục đích, đúng chỗ tạo điều kiện cho giáo dục phát triển và tạo niềm tin của nhân dân và các tổ chức xã hội.
Các nội dung quản lý công tác XHHGD THPT nói riêng và XHHGD nói chung trƣớc hết phải đảm bảo chức năng quản lý theo khái niệm chung, đó là bốn chức năng cơ bản (chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo thực hiện, chức năng kiểm tra). Thực hiện công tác quản lý, nhà nƣớc giữ vai trò quản lý, chỉ đạo nhƣng nòng cốt để thực hiện quản lý XHHGD là các nha trƣờng. Nhà trƣờng vừa huy động thực hiện XHHGD vừa tổ chức thực hiện XHHGD theo kế hoạch đề ra để thực hiện tốt mục tiêu, nội dung giáo dục theo từng cấp học của mình. Đứng trƣớc nhiệm vụ to lớn này đòi hỏi các cán bộ quản lý giáo dục phải hiểu rõ bản chất của xã hội hóa giáo dục, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, biết động viên huy động các lực lƣợng xã hội cùng với nhà trƣờng đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu ngƣời học và nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội.
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý thực hiện xã hội hóa giáo dục trƣờng THPT ngoài công lập trƣờng THPT ngoài công lập
1.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý XHHGD
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến XHHGD và quản lý XHHGD. Trƣớc hết đó là chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách phát triển giao dục của Đảng và Nhà nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc quan tâm tới sự nghiệp phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển; XHHGD là cách thức, phƣơng pháp để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra. Điều kiện kinh tế, xã hội cũng có ảnh hƣởng lớn tới quản lý XHHGD. Điều kiện kinh tế, xã hội phát triển nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi giáo dục phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng đƣợc nhu cầu đó. Xã hội hóa giáo dục thúc đẩy giáo dục phát triển.
Nhân tố con ngƣời quyết định sự thành công của XHHGD và quản lý công tác XHHGD. Mọi ngƣời nhận thức đầy đủ về XHHGD và tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục. Các cấp quản lý giáo dục, các cán bộ quản lý bằng các giải pháp quản lý, quản lý tốt công tác XHHGD, làm cho công tác XHHGD thực sự có hiệu quả, thu hút sự quan tâm, tham gia nhiều hơn nữa của các tầng lớp xã hội góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục.
Bản thân ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong công tác XHHGD. Ngành giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục; cán bộ quản lý giáo dục làm tốt công tác quản lý theo tinh thần đổi mới. Từ đó mới huy động đƣợc các tầng lớp xã hội đóng góp cho sự phát triển của giáo dục. Nếu chất lƣợng giáo dục không đáp ứng nhu cầu của nhân dân, trình độ cán bộ quản lý giáo dục yếu kém thì không thu hút đƣợc sự tham gia đóng góp của nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề hợp tác quốc tế cũng tác động tới XHHGD; thông qua hợp tác quốc tế chúng ta học tập cách làm hay, tiến bộ của nƣớc bạn để vận dụng vào điều kiện cụ thể của mình, đồng thời huy động nguồn hỗ trợ của các nƣớc, các tổ chức, cá nhân để phát triển giáo dục Việt Nam.
1.6.2. Các yếu tố chủ quan về phía Hiệu trưởng
Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng.
Ngƣời Hiệu trƣởng muốn QL tốt nhà trƣờng nói chung, thực hiện XHHGD nói riêng trƣớc hết phải là ngƣời có phẩm chất chính trị vững vàng, biết hy sinh quyền lợi riêng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, có đạo đức trong sáng, tác phong mẫu mực, đi đầu trong lĩnh vực hoạt động của nhà trƣờng. Ngƣời Hiệu trƣởng phải có trình độ nghiệp vụ QL sắc sảo vốn hiểu biết xã hội sâu rộng.
1.6.3. Các yếu tố khách quan
a. Điều kiện về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ giáo viên và học sinh: - Chất lƣợng đội ngũ GV và HS là những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL HĐGD của ngƣời Hiệu trƣởng.
- Quản lý HĐGD của GV ở ngƣời Hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy của thày dẫn đến kết quả học của trò đƣợc tốt hơn. Mục tiêu này đạt đƣợc ở mức độ nhƣ thế nào cơ bản phụ thuộc vào chất lƣợng đội ngũ của cả GV và HS nhà trƣờng.
b. Sự hợp tác, của các thành viên và các tổ chức trong nhà trƣờng: - Để quản lý tốt HĐGD của GV đòi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức trong nhà trƣờng tạo nên sự đồng thuận, tạo nên sức mạnh tập thể.
- Hiệu trƣởng phải biết sử dụng tốt đội ngũ cốt cán nhƣ các phó Hiệu trƣởng, các tổ trƣởng chuyên môn và các thành viên và các thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trƣờng tạo thành bộ máy quản lý hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quản ; coi trọng vai trò của tổ chuyên môn và Hội đồng giáo dục sẽ tạo đƣợc chuyển biến về chất trong HĐGD .
c. Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy học:
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trƣờng là các phƣơng tiện phục vụ cho HĐGD và học tập nhƣ bàn, ghế, phòng thí nghiệm, phòng thƣ viện, phòng đa năng và các trang thiết bị khác.
- Các điều kiện cơ sở vật chất đƣợc coi là quan trọng thứ ba sau thày và trò. Do vậy nó ảnh hƣởng lớn đến chất lƣơng giảng dạy và học tập cũng nhƣ phục vụ mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện đối với HS trong nhà trƣờng.
- QL HĐGD của GV, ngƣời Hiệu trƣờng quan tâm chỉ đạo tăng cƣờng cơ sở vật chất bảo đảm những điều kiện vật chất tốt nhất cho HĐGD.
d. Điều kiện về kinh tế xã hội - văn hóa ở địa phƣơng:
Trong việc phối hợp giáo dục giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội, các điều kiện về kinh tế xã hội ở địa phƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giảng dạy và học tập tại trƣờng.
Ngƣời Hiệu trƣởng phải quan tâm đến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; các chính sách của địa phƣơng liên quan đến giáo dục; phải khai thác triệt để thế mạnh, hạn chế các khó khăn của địa phƣơng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trƣờng.
e. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của cấp trên đối với nhà trƣờng: Trƣờng THPT NCL chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá trực tiếp của Sở GD & ĐT, của UBND tỉnh. Trong công tác QL HĐGD, sự chỉ đạo của cấp trên là những định hƣớng, là kiêm chỉ nam giúp cho nhà trƣờng xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng của HĐGD; đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên giúp nhà trƣờng kịp thời bổ xung, khắc phục những tồn tại để có giải pháp khắc phục hiệu quả đƣa HĐGD của nhà trƣờng đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
1. Qua chƣơng chúng tôi đã thu thập, phân tích khái quát các nội dung - Lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu là nền tảng để ta tiếp thu các kết quả công trình đi trƣớc đồng thời tìm ra những cách làm tiếp theo phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể để góp phần hoàn thiện vấn đề quản lý xã hội hóa giáo dục các trƣờng THPT trong đó có các trƣờng THPT ngoài công lập .
- Những cơ sở pháp là những định hƣớng cơ bản cho việc xác định cách giải quyết của đề tài. Những cơ sở lí luận của khoa học QLGD, cơ sở triết học, lí luận của chủ nghĩa Mác về tính quần chúng trong sự nghiệp giáo dục, đặc biệt trong việc thực hiện công tác XHHGD.
2. Khẳng định vị trí của trƣờng THPT ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và sứ mệnh của nó trong việc xây dựng xã hội học tập và thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá công tác giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta.
, trong công tác XHH. Phân tích khái niệm XHH, phân biệt XHHGD với XHH các lĩnh vực khác .
4. Phân tích bản chất của XHHGD và so sánh những quan niệm hiện nay về XHHGD giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra đƣợc đúng hƣớng, đúng chuẩn mực, phù hợp yêu cầu chung của giáo dục đào tạo và xu thế phát triển xã hội đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới giáo dục THPT hiện nay.
5. Những nội dung cơ bản về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở THPT, nhằm đƣa ra những giải pháp quản lý thực hiện XHHGD ở các trƣờng THPT NCL.
- Quản lý việc huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trƣờng thuận lợi để phát triển giáo dục
- Quản lý việc tổ chức các lực lƣợng xã hội cùng tham gia thực hiên mục tiêu, nội dung giáo dục
- Quản lý huy động các lực lƣợng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trƣờng lớp và các loại hình giáo dục trung học phổ thông
Chƣơng 2
Ở TỈNH BẮC NINH
2.1. Khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội ở tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, có vị trí địa lý và điều kiện giao thông khá thuận lợi: Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía đông nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên; phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh là vùng đất ngàn năm văn hiến; có gần 700 ngƣời đỗ trạng, nghè, cống; có Cổ Loa, Luy Lâu, Long Biên đã từng là thủ đô của nƣớc Việt