Nhiều người cho rằng, việc thờ cúng những vật thể nào ñó là mê tín, nhất là những người cổ xưa. Do họ không có khả năng lý giải ñược những hiện tượng tự nhiên nên sung bái nó.
Tuy nhiên, vì lý do nào chăng nữa thì trong nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng cũng ñóng một vai trò nhất ñịnh trong ñời sống con người, nó không chỉ thể hiện niềm tin của một dân tộc mà tín ngưỡng còn cho thấy sự khác biệt trong văn hóa nhận thức của dân tộc này với dân tộc khác.
Các nhà nghiên cứu ñều ñồng thuận rằng : trong dân gian các nước ñã từng tồn tại ba tín ngưỡng cơ bản, ñó là : tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng bái vật linh (hay còn gọi là tín ngưỡng sung bái tự nhiên), tín thờ cúng tổ tiên. Cả ba tín ngưỡng này ñều xuất hiện ở người Việt và mang những nét ñặc thù của nó.
1.1 Tín ngưỡng Phồn thực
Cư dân nông nghiệp lúa nước ñã hình thành nhận thức của mình trên cơ sở triết lý âm dương. Do ñó, họ nhìn ñâu cũng thấy âm – dương liên kết, tồn tại và cùng phát triển.
Đối với cư dân nông nghiệp thì không gì cần thiết bằng việc tìm cách làm cho mùa màng tươi tốt, thu hoạch lúa gạo dồi dào ñể duy trì cuộc sống và sống sung túc. Bên cạnh ñó, “người” cũng là một nhân tố cần thiết ñể có ñủ nhân công khi vào vụ. Nhà có nhiều người sẽ có thể canh tác nhiều ruộng ñất, canh tác càng nhiều thì càng thu hoạch nhiều, thu hoạch nhiều thì mau giàu có, khi giàu có thì cuộc sống sung túc hơn.
Bằng óc tư duy biện chứng, cư dân nông nghiệp phương Nam nhìn thấy hai cặp phạm trù liên hệ mật thiết với hai nhu cầu trên :
- Cặp Trời – Đất : liên quan ñến mùa màng - Cặp Cha – mẹ : liên quan ñến con người
Những cư dân suốt ngày “bán lưng cho trời, bán mặt cho ñất” chỉ lờ mờ hiểu rằng : sự kết hợp giữa ñất – trời một cách thuận hòa sẽ cho mùa màng tươi tốt; sự kết hợp mật thiết giữa cha – mẹ sẽ sinh ra con người. Từ ñó, tín ngưỡng phồn thực ra ñời chi phối ñời sống cư dân.
Tín ngưỡng phồn thực tồn tại nơi từng quốc gia dân tộc có sự khác biệt nhau. Có quốc gia chỉ thờ Linga (sinh thực khí nam), có quốc gia chỉ thờ Yoni (sinh thực khí nữ). Có quốc gia thờ cả hai. Đối với người Việt, tín ngưỡng phồn thực thể hiện ở cả việc thờ sinh thực khí nam – nữ và cả ở hành vi giao phối.
Trong tư liệu khảo cổ, việc thờ sinh thực khí cả nam lẫn nữ ở Việt Nam ñiển hình là tượng ñá nam nữ có bộ phận sinh dục phóng to hết cỡ. Tượng ñá này có niên ñại hàng nghìn năm trước Công nguyên, ñược tìm thấy tại Văn Điển ( Hà Nội), thung lũng Sa Pa (Lào Cai) và các nhà mồ Tây Nguyên.
Các lễ hội liên quan ñến tục thờ sinh thực khí như lễ hội rước sinh thực khí ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), tan hội, người ta ñem ñốt chúng và rải trên ruộng. Nhiều ñịa phương khác còn có tục rước 18 cặp sinh thực khí. Tan hội, người ta tranh nhau cướp những bộ sinh thực khí ấy và tin rằng hễ ai cướp ñược thì vận may sẽ ñến với họ trong suốt năm.
Người Việt còn thờ hành vi giao phối và chúng ñược thể hiện trên các tượng nhỏ ñược chạm trên trống ñồng Đào Thịnh (Yên Bái) có niên ñại 500 TCN. Ở các nhà mồ Tây Nguyên, ñặt những hình nộm nam nữ hồn nhiên giao phối. Điều ấy phản ánh quan niệm lạc quan của họ về cái chết, chết không phải là hết mà có thể sẽ ñược tái sinh một cách nào ñó qua những hành vi giao phối.
Việc thờ hành vi giao phối còn thể hiện trong hôn lễ thong qua tục lệ : giã cối ñón dâu. Cách ñánh trống ñồng…
1.2 Tín ngưỡng Bái Vật Linh
Cư dân nông nghiệp lúa nước sống ñịnh canh ñịnh cư, cho nên họ luôn gắn bó với môi trường tự nhiên. Do ñó, trong tín ngưỡng ña thần, họ sung bái các hiện tượng thiên nhiên.
Tín ngưỡng Bái vật linh của cư dân nông nghiệp lúa nước mang những ñặc ñiểm sau :
- Thiên về âm tính : do lối sống nông nghiệp vốn thiên về âm tính thì tính chất của tín ngưỡng cũng thiên về âm tính. Do ñó, họ trọng nữ hơn trọng nam. Các vị thần thiên nhiên ñược gắn với nữ tính nhiều hơn như : Mẹ Đất (Địa Mẫu), Bà Trời hay Mẫu Cửu Trùng, Bà Nước (Thủy), Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước ñược thờ chung gọi là Tam Phủ : Mẫu thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thủy). Các Bà Mây, Mưa, Sấm, Chớp tạo nên Tứ Pháp.
- Thờ theo cặp ñôi : Vật tổ của người Việt là một cặp ñôi Tiên – Rồng. Cặp ñôi này vừa thể hiện tư duy triết lý âm dương vừa thể hiện tư duy tổng hợp của cư dân nông nghiệp, về thể hiện lối sống thiên về âm tính. Rồng là một con vật tưởng tượng, là sự kết hợp giữa con cá sấu và con rắn (thể hiện tư duy tổng hợp), hai con vật có phần hung dữ này lại trở thành một con rồng hiền hòa mang lại phú quý và may mắn (thiên về âm tính). Cá sấu và rắn là hai con vật biểu tượng cho hướng ñông và hướng nam trong Ngũ hành là hai hướng tốt nhất trong quan niệm của cư dân nông nghiệp. - Thờ cả ñộng vật lẫn thực vật : người Việt không chỉ thờ ñộng vật, ñặc
biệt là những con vật vùng sông nước thể hiện qua những con vật tổ; mà còn thờ cả thực vật, những cây gần gũi với ñời sống nông nghiệp như lúa : mẹ lúa, hồn lúa, hay những cây gắn bó với làng như : Cây ña,cây ñề, cây gạo…
1.3 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
1.3.1 Nhu cầu về nhân sự làm nông nghiệp lúa nước
Đối với người nông nghiệp trồng lúa nước, không gì quan trọng bằng nhân sự, người nông nghiệp vốn quý trọng con người nên “nhà ñông con là nhà có phúc”. Có phúc vì có người nối dõi tông ñường, duy trì dòng họ. Có phúc vì có người chia sẻ công việc ñồng áng. Mưa thì theo mùa, mưa lại trải khắp. Cho nên, nhà nào cũng phải ra ñồng, không ai có thể phụ ai, nên có sẵn người trong nhà thì thật là tiện.
1.3.2 Triết lý Âm – Dương và việc “sinh sản”.
Từ việc quan tâm ñến con người, người làm nông nghiệp có cách hiểu rất hay về triết triết lý âm dương. Nếu như ñối với những dân tộc khác, nói ñến âm dương là nói ñến sự ñối lập giữa âm và dương, ñối lập của những cặp phạm trù trái dấu, khác biệt. Nhưng ñối với người làm nông nghiệp lúa nước, nói ñến âm dương là nói ñến sự sinh sản, sự kết hợp của các cặp ñối lập ñể sinh sôi nảy nở. Với quan niệm như thế, tín ngưỡng phồn thực rất ñược tôn trọng, người Việt chẳng những thờ một cặp sinh thực khí mà còn tôn thờ cả hành vi giao phối. Điều ñó chứng tỏ rằng, người Việt coi trọng gia ñình ñến mức thiêng liêng hoá tất cả những gì liên quan ñến việc sinh sản. Ngay từ xa xưa, người Việt ñã nhận thức ñược mối tương quan giữa hai cặp ñất – trời và cha mẹ ñể tạo nên của cải và con người. Chính sự cần thiết về nhân số mà cư dân này ñã hình thành nên tín ngưỡng sùng bái con người.
1.3.3 Tín ngưỡng sùng bái con người
Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu, Người ta nguồn gốc từ ñâu?
Có cha có mẹ, rồi sau có mình.
Người Việt vốn có tình cảm sâu sắc ñối với tổ tiên dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì thế mà ñược duy trì và trở thành một giá trị văn hoá hết sức ñặc thù nơi người Việt. Do ñó, dưới cái nhìn của cả cộng ñồng, thờ cúng tổ tiên ñồng nghĩa với việc thể hiện chữ hiếu, mà chữ hiếu là giá trị ñứng ñầu trong hàng vạn ñiều thiện “vạn thiện hiếu vi tiên”. Do ñó, một mặt ñạo hiếu hun ñúc tinh thần gia tộc, mặt khác là tạo sự tin tưởng nơi bà con xóm giềng. Bởi vì nếu với tổ tiên mình mà cư xử không ra gì thì huống hồ gì là hàng xóm. Khi còn sinh thời, cha mẹ phải lo hoàn thành ba việc lớn cho con cái : Để lại ruộng ñất, xây nhà và dựng vợ gả chồng cho con cái. Điều này lý giải tục “cha mẹ ñặt ñâu con ngồi ñó” ở người việt xưa. Cũng theo quan niệm người Việt, hôn nhân là ñể sinh con, tạo lập một gia ñình mới, nối dài thêm dòng tộc. Người Việt không chỉ sinh con ñể có người làm nông nghiệp, mà sinh con ñể cúng tế tổ tiên, làm cho bàn thờ gia tiên không bị tắt nhang khói. Ý nghĩa của việc sinh sản theo nghĩa này ñã ñược thiêng liêng hoá lên rất nhiều. Tục xưa khi chuẩn bị rước dâu, thân phụ chàng rể phải nắm tay con trai và nói : “con hãy ñi kiếm bạn ñời của con ñể thừa ngã tôn sự”, nói là hãy ñi kiếm, nhưng “bạn ñời” của cậu ấy ñã ñược cha mẹ kiếm trước cho rồi. Trong hôn lễ, việc ñầu tiên khi rước dâu về là làm lễ gia tiên, ý nghĩa của lễ này không chỉ hàm nghĩa báo cho gia tiên biết việc “hỉ” của con cháu, trình tổ tiên một thành viên mới gia nhập dòng họ, mà còn trình tổ tiên người sẽ giữ nhiệm vụ sinh con ñể cúng giỗ tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện ở ba cấp ñộ : - Trong gia ñình thì thờ ông bà tổ tiên
- Trong làng thì thờ Thành Hoàng
- Trong quốc gia thì thờ Vua tổ và những anh hùng dân tộc dù là trong thần thoại hay ñời thực. Ví dụ người ta thờ “tứ bất tử” là : Tản viên, Thánh Gióng, Chủ Đồng Tử, Liễu Hạnh.
+ Tản viên chính là Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Truyền thuyết thể hiện sức mạnh dân tộc trong việc ứng phó với môi trường tự nhiên : chống lũ
+ Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm, là ứng phó với môi trường xã hội.
+ Chử Đồng Tử trong truyền thuyết Chử Đồng Tử, người nông dân không có ñến cái quần riêng ñể mặc, gặp duyên trời ñịnh ñã trở thành người có công xây dựng phố xá sầm uất và mở ra giao thương với nước ngoài. Ông trở thành biểu tượng cho sự phồn vinh về vật chất.
+ Công Chúa Liễu Hạnh tương truyền là con trời, từ bỏ sự sung sướng thiên giới, trở thành cô gái quê bình dị. Bà là biểu tượng của sự tự do và hạnh phúc tinh thần.
Tản Viên và Thánh Gióng cùng xây dựng và bảo vệ ñất nước yên bình; chử Đồng Tử và Công Chúa Liễu Hạnh cùng mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cả tinh thần và vật chất. Đó chính là những mong ước muôn ñời của một dân tộc làm nông nghiệp lúa nước.
Người Việt tin rằng : người nam có 3 hồn bảy vía, người nữ có 3 hồn chín vía. Do ñó, con người không chỉ có xác mà còn có hồn, xác thì có chết nhưng hồn thì luôn luôn tồn tại, mà hồn mới là yếu tố tinh túy và cao quý “thác là thể phách, còn là tinh anh”. Người Việt cũng tin rằng : “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn” “âm sao, dương vậy”; con người sau khi chết cũng cần ăn, cần uống, cần mặc, cần tiêu xài và thậm chí cũng cần dự trữ phòng khi bất trắc ñể giải quyết những rắc rối. Vì thế, con cháu cần cúng giỗ tổ tiên ñể các ngài không bị ñói, bị rét hay thiếu thốn nơi “chín suối”. Chín suối ở ñây không có ý chỉ nơi ở của tổ tiên có chín con suối hay phải ñi qua chín con suối mà chỉ có ý nghĩa biểu tượng ñể chỉ một chỗ ở nào ñó của tổ tiên sau khi chết, mà nơi ñó mới là nhà thực vì “sinh ký tử quy”, trần gian chỉ là nơi ở tạm, chết là ñi về nhà.
Việc cúng giỗ còn biểu hiện mối giây liên ñới mật thiết giữa tổ tiên – những người ñã khuất và con cháu – những người còn sống. Cúng giỗ là ñiểm gặp gỡ giữa vũ trụ hữu hình và thế giới linh thiêng, hồn tổ tiên vẫn ñi về với gia ñình khi con cháu ñứng trước bài vị ñể lễ gia tiên.
Một yếu tố khác góp phần cấu thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang chiều kích ñạo ñức nhân văn ñó là tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn tổ tiên ñã gầy dựng cuộc ñời cho con cháu. Sự cúng bái của con cháu xuất phát từ tinh thần “báo bản tôn tổ”, cho nên càng chu toàn việc cúng giỗ thì trong lòng con cháu càng thanh thản. Chính vì yếu tố này mà nhiều người cho rằng : thờ cúng tổ tiên là thực hiện nếp sống ñạo ñức nhưng không phải là tôn giáo vì không có giáo lý, giáo hội, giáo ñường và giáo chủ. Người khác cũng cho rằng thờ cúng tổ tiên của người Việt không phải là tôn giáo vì
tôn giáo liên quan ñến niềm tin, mà ông bà là hiển nhiên không thể có nghi vấn tin hay không tin.
Nếu hiểu tôn giáo theo kiểu Phương Tây là một tổng thể bao gồm giáo lý, giáo hội, giáo ñường và giáo chủ thì cách lý giải trên là hợp lý. Song tôn giáo theo người Việt mang nghĩa hoàn toàn khác
“họ liên kết tôn giáo vào mọi hành vi của cuộc sống bản thân và thầm tin rằng các hữu thể siêu nhiên luôn hiện diện bên cạnh họ, cũng như chi phối họ và rằng hạnh phúc của họ tùy thuộc vào các hữu thể ấy can thiệp vào các chuyện ở cõi thế này”. (L. Cadière : 38)
Nói khác ñi, tôn giáo trong quan niệm của người Việt là một thực tại ñể sống, ñược biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, liên kết chặt chẽ với cuộc sống và là chính cuộc sống. Như vậy, dưới góc ñộ này thì tôn giáo chính là văn hóa.
Do ñó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt mang hai chiều kích : - Chiều kích phong tục : từ lòng tôn kính linh hồn tổ tiên còn tồn tại,
con cháu tìm cách báo hiếu bằng việc cúng giỗ ñể tưởng nhớ tổ tiên, ñể nhắc nhở giáo dục con cháu về cội nguồn, về ý thức sống sao cho xứng với gương sáng tiền nhân. Đồng thời con cháu phải luôn ghi nhớ và chu toàn việc cúng giỗ tổ tiên, không ñược quên những ngày gia ñình có kỵ.
- Chiều kích tín ngưỡng : Từ những biểu hiện bên ngoài ấy, việc cúng giỗ ñược mặc vào những ý nghĩa sâu xa hơn ñó là niềm tin tổ tiên còn tồn tại và hưởng dùng một cách nào ñó những của cúng, biểu lộ sự hiện hữu của tổ tiên trong gia ñình dòng họ, chi phối mọi sinh hoạt trong ñó và con cháu nhất thiết phải bẩm báo mọi biến cố xảy ra. Nói cách khác, có hai dạng thức biểu hiện thái ñộ của con cháu ñối với tổ tiên, từ hai dạng thức này dẫn ñến hai loại hình chủ yếu :
- Nếu tin vào sự tồn tại của hồn thì người ta sẽ quan tâm ñặc biệt ñến tục thờ cúng tổ tiên với những lễ nghi phức tạp của nó, nghĩa là một dạng tín ngưỡng.
- Nếu không tin vào sự tồn tại của hồn thì người ta chỉ dừng ở mức ñộ tôn kính ñể tưởng nhớ tổ tiên và ñó chỉ là một sinh hoạt văn hóa, một phong tục dân gian.
Tuy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang hai chiều kích phong tục và tín ngưỡng, nhưng ñể xác ñịnh mức ñộ nào là tín ngưỡng, mức ñộ nào là phong tục là ñiều rất khó, bởi cả hai không hề có một ranh giới nhất ñịnh nào và cũng chẳng có một văn bản chính thức nào quy ñịnh ñiều ñó, mà suốt nhiều ngàn năm ñã qua ai hiểu rằng việc thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng cũng ñược, hay cho rằng ñó là phong tục thuần túy cũng chẳng sao vì nó chỉ liên quan