3.1 Văn hóa ứng xử trong giao tiếp
Văn hóa ứng xử trong giao tiếp của người Việt chịu sự chi phối của tính cộng ñồng và tính tự trị ñược hình thành và củng cố trong môi trường làng ñã ñược ñề cấp trong phần văn hóa tổ chức. Hai ñặc tính trái ngược nhau ấy tác ñộng ñến văn hóa giao tiếp của người Việt từ thái ñộ, quan hệ giao tiếp, ñối tượng giao tiếp, chủ thể giao tiếp, cách thức giao tiếp và ngôn ngữ giao tiếp.
3.1.1 Thái ñộứng xử
Thái ñộ ứng xử trong giao tiếp của người Việt do tính cộng ñồng cao nên họ thích giao tiếp, nhưng mặt khác, tính tự trị lại làm cho họ rất rụt rè trong ứng xử.
Người Việt thích giao tiếp, thích kết bạn và rất hiếu khách, họ cũng thích thăm viếng nhau. Cho nên, khi có thời gian rảnh rỗi, nhất là dịp lễ tết, họ cũng dành nhiều thời gian ñến thăm nhau. Khi có khách ñến chơi nhà, họ cố gắng thết ñãi khách chu ñáo và dành cho khách những món ngon nhất.
Tuy nhiên, người Việt cũng khá rụt rè khi giao tiếp, khi gặp người không quen biết, họ ít cởi mở, không có thói quen bắt chuyện làm quen.
3.1.2 Nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp
Nguyên tắc ứng xử của người Việt trong giao tiếp là tính trọng tình : “yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy song cũng lội, mấy ñèo cũng qua”; “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Người Việt sống với nhau có tình có lý, nhưng tình vẫn trọng hơn cái lý “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Đạo lý của người Việt là nhân là nghĩa, ai giúp mình sẽ mãi mãi hàm ơn.
3.1.3 Đối tượng giao tiếp
Khi giao tiếp, người Việt có thói quen tìm hiểu, quan sát, ñánh giá. Đến chơi nhà ai, cũng quan sát trước sau, gặp người nào cũng xem xét từ trên xuống dưới, xem xét cả về hình thức lẫn ngôn từ. Nếu là ñối tượng mình sẽ kết thân như làm sui hay chọn dâu, chọn rể, thì việc xem xét càng kỹ càng hơn nữa. Thói quen này làm cho nhiều người có cảm giác người Việt hay “tò mò”. Nói là tò mò thì có vẻ tiêu cực, nhưng lý giải theo hướng tích cựcthì tính quan sát ấy là
hệ quả của tính cộng ñồng. Do tính cộng ñồng cao nên người Việt tự ñặt cho mình nhiệm vụ phải quan tâm ñến nhau, muốn thể hiện sự quan tâm thì phải rõ hoàn cảnh. Bên cạnh ñó, cách xưng hô trong giao tiếp của người cũng là một “nghi thức” khá rườm rà và phân biệt theo gia thế hoàn cảnh từng người. Do ñó, phải biết hoàn cảnh của nhau mới xưng hô ñúng. Một cô dù ñứng tuổi mà chưa chồng không thể gọi là “mợ” ñược…
Đàng khác, khi hiểu rõ hoàn cảnh và tính cách từng người, giúp cho việc thể hiện thái ñộ giao tiếp là cởi mở hay rụt rè. Người ta thường nói : “chọn mặt gửi vàng” “tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của”… Đồng thời có thể thích ứng một cách linh hoạt trong giao tiếp mà không làm mất lòng người ñối diện.
3.1.4 Chủ thể giao tiếp
Xét về bình diện chủ thể giao tiếp thì văn hóa ứng xử của người Việt cũng bị chi phối bởi tính cộng ñồng và tính tự trị của làng xã khá rõ nét hình thành nên hai ñặc ñiểm là lòng tự trọng và bệnh sĩ diện. Lòng tự trọng là con ñẻ của tính cộng ñồng, còn bệnh sĩ diện lại do tính tự trị sản sinh ra.
Người Việt trọng danh hơn trọng lợi “tốt danh hơn lành áo” “trâu chết ñể da, người ta chết ñể tiếng”. Một trọng những ñiều dễ làm mất danh dự nhất là lời nói và lối sống. Người Việt luôn nhắc nhở nhau sống sao ñể cho tiếng thơm còn mãi, và luôn cẩn trọng trọng lối sống vì “khôn ba năm dại một giờ”; hay trong ngôn từ cũng vậy “sẩy chân có thể sửa, sẩy miệng thì muôn ñời không sửa ñược”.
Người Việt trọng danh bao nhiêu thì bệnh sĩ diện nặng bấy nhiêu, làm gì cũng sợ mất sĩ diện, và làm gì thì cũng còn phải xem xem sĩ diện của mình có ñược ñề cao hay không, cho nên “Một quan tiền công không bằng một ñồng tiền thưởng”, “một miếng giữa làng không bằng một sang xó bếp”.
Chính hai ñặc ñiểm trên ñã hình thành nên một loại hình ngôn từ nhằm ñiều chỉnh xã hội : ñó là dư luận. Người Việt rất sợ dư luận mặc dù biết rất rõ ñó chỉ là những “luận dư” của người khác về mình hay về người nào ñó. Cho nên luận dư thường thiếu chính xác và hết sức chủ quan. Tuy nhiên, dư luận ñã ñóng một vai trò quan trọng trong việc ổn ñịnh làng xã.
3.1.5 Cách thức giao tiếp
Người Việt thường tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Ba ñặc tính này thể hiện rất rõ trong ứng xử của người Việt. Tính tế nhị và trọng sự hòa thuận là hệ quả của tính cộng ñồng, còn ý tứ là hệ quả của tính tự trị.
Tính ý tứ nhằm không làm mất lòng ai, nó tạo nên thói quen ñắn ño cân nhắc. Tính tế nhị hình thành nên lối nói vòng vo tam quốc và dài dòng của người Việt. Khi gặp nhau, họ không bao giờ nói thẳng vào vấn ñề chính, nhất là khi những vấn ñề ấy liên quan ñến sự góp ý sửa sai, hay muốn phàn nàn ñiều gì ñó. Lối vòng vo nàynày còn ảnh hưởng ñến tính thích “quan sát, tìm hiểu” ñối tượng của chủ thể giao tiếp. Người Việt thích tìm hiểu, nhưng họ sẽ không hỏi thẳng vấn ñề muốn biết mà lại dung cách thức vòng vo. Ví dụ : ñể tìm hiểu bố mẹ một người còn hay mất, thì người ta sẽ hỏi : “Hai cụ nhà khỏe cả chứ?”; muốn hỏi xem gia ñình người ta có con hay chưa, thì sẽ hỏi : “Các cháu ñi học cả chứ?”…
Tính trọng sự hòa thuận làm cho người Việt luôn biết nhường nhìn : “một sự nhịn, chin sự lành”. “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng ñời nào khê”…
3.1.6 Ngôn ngữ giao tiếp
Xét về cách thức xưng hô trong giao tiếp, người Việt hình thành nên một hệ thống xưng hô với ba yếu tố chính :
- Thân mật hóa : coi mọi người ñều là thân thích. Cho nên, trong hệ thống xưng hô, có rất nhiều từ dành cho ñối tượng giao tiếp, mà những từ ấy ñều là những từ dung cho họ hang như : Ông, bà, cậu, mợ, cô, dì, anh, chị, bé, cưng…
- Tính tôn ti cộng ñồng : Cách thức xưng hô luôn phù hợp với tuổi tác, ñịa vị. Người Việt còn có lối gọi tên con thay tên bố…
- Tính khiêm tốn : luôn tôn trọng ñề cao người ñối diện, luôn gọi người ñối diện là anh, là chị mặc dù người ấy nhỏ hơn ta vài tuổi, hay ngang bằng tuổi. Ngôn ngữ giao tiếp của người ñược sử dụng tùy ngữ cảnh. Cũng hàm một ý cảm ơn, nhưng có nhiều cách nói : “cho em xin”, “chị chu ñáo quá”, “anh quá khen” …
3.2 Đặc ñiểm cơ bản của nghệ thuật ngôn từ
- Nghệ thuật ngôn từ của người Việt mang tính biểu trưng rất cao thể hiện ở ba xu hướng : ước lệ hóa và cấu trúc cân ñối hài hòa.
+ Ước lệ hóa : người Việt có xu hướng ước lệ thành những con số trong ngôn từ, ví dụ : ñể chỉ sự chia rẽ, có câu “năm bè, bảy mối”; chỉ gian nan “ba chìm bảy nổi”; chỉ tình yêu “yêu nhau tam tứ núi cũng trèo”…
+ Trọng sự cân ñối hài hòa : tiếng Việt là ngôn ngữ ñơn tiết nhưng khi lập câu thì hay dung song tiết : ăn vóc/ học hay; trèo cao/ ngã ñau; mua danh ba vạn/ bán danh ba ñồng…
- Tính biểu cảm trong ngôn từ người Việt : ngôn từ người Việt trong diễn tả sự vật hiện tượng mang tính biểu cảm rất cao, chúng thể hiện trong các từ láy về màu sắc như : xanh lè, xanh rì, xanh rờn, xanh ngắt, xanh um … ñỏ lè, ñỏ loét, ñỏ au, ñỏ lòm, ñỏ hoe…những từ miêu tả như anh ta “ôm nhom, ốm nhách”; anh ta “mập thù lù”; “lùn tè”; “cao kều”... bên cạnh ñó, người Việt dùng rất nhiều hư từ mang tính biểu cảm : hả, hở, nhé, nhỉ …
- Tính linh hoạt : người Việt thích diễn ñạt nội dung tĩnh bằng ngôn từ ñộng. Nghĩa là họ dung rất nhiều ñộng từ trong câu. Về cấu trúc ngữ pháp cũng rất linh hoạt, trong câu dù ở tương lai, người ta không bắt buộc dung từ “sẽ”, có cũng ñược, không có cũng không sao.