Phong tLc tNp quán

Một phần của tài liệu Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 30 - 34)

2.1 Phong tục hôn nhân 2.1.1 Nghi lễ 2.1.1 Nghi lễ

1. Lễ giạm ngõ

Khi ưng ý một người con gái, nhà trai nhờ họ hàng hay người thân thích làm môi giới ñến nhà gái xin hỏi cô gái làm vợ con trai mình. Thực chất của lễ này là ướm hỏi ý nhà gái xem ý tứ của họ thế nào trước khi chính thức ra mặt xin cưới.

2. Lễ hỏi

Khi ñã dò ñược ý nhà gái, nhà trai mới chính thức ñến thăm nhà gái, cùng nhau thảo luận ñể chọn ngày làm lễ ăn hỏi. Lễ hỏi còn ñược gọi là lễ ñính hôn. Sau lễ này thì người con gái ñược xem như người ñã có chồng và sẽ không nhận ước hẹn của bất cứ ai.

Do ñó, lễ hỏi ñược thực hiện rất long trọng, có sự phân công rất rõ ràng. Nhà trai sẽ mời một vị có vai vế trong gia tộc làm chủ hôn. Trong ngày lễ hỏi, người chủ hôn, cha mẹ chú rể tương lai, phụ rể và những người thân thích mang lễ vật ñến nhà gái.

Lễ vật gồm có : Khay trầu và rượu phủ khăn ñỏ, cặp quả (một chiếc ñựng trầu cau – một chiếc ñựng nhẫn ñính hôn), mâm quả và bánh. Trước khi ñến nhà gái, nhà trai làm một mâm trầu cau, rượu, trà cúng gia tiên và ñọc bài khấn :

“Kính cáo Gia Tiên việc hỏi vợ (tên cô gái) là trưởng (hay thứ, út) của ông bà…. Ở …. Cho con trai mình là trưởng (hay thứ, út) tên là …. Nay làm lễ hỏi xin Gia Tiên chứng giám.

Khi ñến nhà gái, nhà trai dừng ở ngõ, cử người ñại diện và những người bưng lễ vật vào trước ñặt lên bàn thờ, mở khăn và nói : “giờ lành sắp ñến, họ trai ñã tới và xin vào làm lễ”. Nhà gái cử ñại diện ra mời nhà trai vào.

Sau khi chào hỏi, giới thiệu hai họ, nhà gái mời nhà trai an tọa và mở lễ vật. Nhà gái chọn một ít lễ vật ñặt lên bàn thờ Gia Tiên khấn :

“Kính cáo việc gả con gái trưởng (hay thứ, út) tên là cho con trai trưởng (hay thứ, út) tên là … của ông bà… ở … nay nhận lễ hỏi, xin gia tiên chứng giám.” Chủ Hôn bên nhà trai tuyên bố : “Ông bà … ñã chấp nhận hứa hôn, bằng lòng gả cô … cho cậu … con ông bà … ñôi bên ñã chọn ngày lành tháng tốt, hôm nay cử hành lễ ñính hôn trước sự có mặt của hai họ.”

Chủ hôn nhà gái ñáp : “vợ chồng tôi vui lòng chấp nhận lời hứa hôn”.

Chủ hôn nhà trai mở tráp nhẫn ñính hôn, ñưa cho bà mẹ chồng ñeo nhẫn cho cô dâu, và bố vợ sẽ ñeo nhẫn cho chàng rể tương lai. Sau ñó, hai họ vào dự tiệc. Trước khi ra về, nhà gái dành lại cho nhà trai một phần lễ vật gọi là “lại quả”. 3. Lễ Từ ñường

Trước lễ cưới ba ngày, cả hai họ ñều thực hiện tại nhà mình lễ này, họ dọn một mâm tiệc rượu, ñến trước gia tiên và khấn ñể xin gia tiên chứng giám.

4. Lễ tạ ơn cha mẹ

Trước lễ cưới một ngày, chú rể sẽ dọn một khay trầu – rượu ñặt lên bàn, mời cha mẹ cùng ngồi lên giường hay trên ghế cao, chú rể rót hai ly rượu dâng cha mẹ và nói “Công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ sánh với trời cao biển rộng, nay lại lo xây dựng gia ñình cho con, ơn ñức bao la, lấy gì ñền ñáp, nay con xin lạy tạ ñể tỏ lòng biết ơn”. Sau ñó, chú rể lạy 2 lạy và ba vái.

Cô dâu cũng thực hiện lễ này với cha mẹ mình 5. Lễ Mệnh Tiếu (ban huấn cho con)

Ở ñàng trai, cha mẹ ngồi hướng tây, con trai ñứng hướng Nam, người Cha sẽ rót rượu và ban huấn từ cho con. Sau khi nói xong sẽ trao ly rượu cho chú rể. 6. Lễ cưới

- Lập hôn thú tại ñình làng hay cơ quan chính quyền

- Rước Dâu : Đúng ngày và giờ ñã ñịnh, nhà trai mang lễ vật sang xin rước dâu. Đoàn rước bao gồm : chủ hôn, bố chồng và anh chị em thân thuộc.

Đoàn ñưa dâu gồm chủ hôn và họ hàng. Khi cô dâu bước vào cổng nhà trai, mẹ chồng sẽ ra ñón dâu và dẫn ñến trước từ ñường (hay bàn thờ gia tiên) ñể làm lễ ra mắt với tổ tiên dòng họ. Sau ñó, cô dâu sẽ lạy chào cha mẹ chồng rồi ñến chào họ hàng bên chồng.

Sau khi hành lễ là tiệc cưới. Tiệc cưới ñược tổ chức rất long trọng. 7. Lễ lại mặt

Sau ngày cưới 3 ngày, vợ chồng mới cưới sẽ về bên vợ ñể làm lễ “lại mặt”. Nhà chồng sẽ chuẩn bị cho cô dâu một số tặng phẩm ñể về biếu bên vợ.

2.1.2 Đặc ñiểm

Để có thể tiến hành những nghi lễ cưới hỏi, dân gian Việt Nam vẫn thường có những tập tục khác như xem mặt, xem bói và ñóng cheo cho làng.

Những tập tục ñó nói lên phong tục cưới hỏi của người Việt có những ñặc ñiểm rất riêng, phù hợp với cư dân nông nghiệp lúa nước. Để có thể kết hôn, người ta cần tính ñến những quyền lợi của từng thành phần theo thứ tự ưu tiên.

a. Quyền lợi của hai gia tộc

Hôn nhân là sự kiện của hai người trong cuộc, nhưng với một cư dân nông nghiệp thì ưu tiên ñầu tiên ñược tính ñến là quyền lợi của hai gia tộc. Hôn nhân không chỉ là thiết lập một gia ñình mới, mà còn là ñể xác lập mối liên hệ giữa hai gia tộc. Do ñó, khi chuẩn bị kết sui gia, người ta phải tính ñến khía cạnh “môn ñăng hộ ñối”, ñàng trai phải xem ñàng gái có gia thế tốt tương xứng với mình không, gia thế ấy chỉ ñược hơn hoặc bằng chứ không ñược kép hơn; bên ñàng gái trước khi nhận lời ñề nghi kết thân cũng phải xem xét ñàng trai như vậy.

Kết hôn còn có mục ñích sinh con ñẻ cái, duy trì nòi giống và phát triển nguồn nhân lực ñể làm nông nghiệp. Do ñó, trước khi kết sui, bà mẹ bên ñàng trai bao giờ cũng phải tận dụng hết kinh nghiệm của mình ñể xem xét cô con dâu tương lai của mình về năng lực sinh sản, tiếp ñến là khả năng chăm sóc gia ñình.. do ñó, người con dâu tương lai phải có vóc dáng ñủ tiêu chuẩn “thắt ñáy lưng ong” ñể “vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con”. Bên cạnh ñó, cô dâu phải ñảm

ñang tháo vát, chăm chỉ mà gọn gàng. Cho nên, “trao khôn kén vợ chợ ñồng, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân”.

b. Quyền lợi của làng – xã

Làng – xã Việt Nam là làng nông nghiệp, nên làng ñông ñúc ñược xem là làng lớn, và làng – xã luôn tìm mọi cách duy trì sự ổn ñịnh. Do ñó, họ có những biện pháp nhằm làm cho dân cư “gắn bó với quê cha ñất tổ”; với nơi “chôn rau cắt rốn”. Họ cũng ñặt ra những câu cao dao truyền tụng trong dân gian ñể củng cố quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng, như :

“Nhà ñầu chợ, vợ giữa làng” “Ruộng giữa ñồng, chồng giữa làng” “Lấy chồng khó trong làng, hơn lấy chồng sang thiên hạ” “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù ñục ao nhà vẫn hơn”.

Đồng thời, ñể giữ người và duy trì sự ổn ñịnh, làng còn ñặt ra một loại tiền thuế cho những người kết hôn gọi là “cheo”, số tiền này do nhà trai ñóng. Nếu chàng trai là người trong làng thì tiền cheo ñóng rất ít, còn nếu chàng trai là người ngoài làng thì tiền cheo rất nặng, chỉ những nhà giàu mới kham nổi ñiều ñó.

c. Quyền lợi riêng tư

Sau khi ñáp ứng ñược quyền lợi gia tộc và làng – xã, thì quyền lợi của bản thân người sắp kết hôn mới ñược tính ñến, tình cảm không có vai trò gì trong những cuộc hôn nhân.

Quyền lợi của ñôi bạn trẻ ñược tính ñến thể hiện trong việc xem bói xem ñôi trai gái có hợp tuổi không. Tiếp ñến, là “phù phép” cho ñôi vợ chồng ñược bền vững thông qua việc trao cho họ những hiện vật như ñất và muối ñược thực hiện dưới màu áo nghi lễ (gừng cay muối mặn xin ñừng quên nhau). Ngày nay, thay cho muốn và ñất là những loại bánh ñược mặc cho những ý nghĩa tương tự như bánh “su sê” (ñọc trại của từ Phu – Thê trong tiếng Hoa).

2.2 Phong tục tang ma 2.2.1 Nghi lễ 2.2.1 Nghi lễ

1. Khi có người ñang hấp hối

- Thiên chính tẩm : Người sắp quy thiên ñược ñưa ra

2.2.2 Đặc ñiểm

Khi có người qua ñời, người Việt mang hai tâm trạng trái ngược nhau : một mặt, họ tin rằng người thân khi chết sẽ về nơi chín suối, là nơi cư trú vĩnh viễn của tất cả mọi người, còn trần gian nơi ñang sống chỉ là tạm bợ “sống ở, thác về” “sinh ký – tử quy”. Nhưng mặt khác, khi người thân qua ñời là một sự rời xa, cách biệt âm – dương, do ñó người ta cũng mang tâm trạng xót thương. Một mẫu thuẫn khác diễn ra trong tang ma là một mặt người ta biến cái chết của một người thành một sự kiện của cả một gia ñình gia tộc, cho nên khi có người qua ñời thì tất thảy ñều có mặt bên linh cữu; nhưng mặt khác, người ta cũng lo sợ người chết, cho nên khi khâm liệm người ta cũng cột tay chân người chết lại, ñồng thời phải giữ kỹ không cho mèo nhảy qua kẻo làm người chết sống lại. Đối với người Việt, bản thân họ khá bình tĩnh ñón cái chết, họ tin rằng chết rồi sẽ lại sống một cuộc sống mới – ñó là hệ quả của tư duy triết lý âm dương : âm cực sinh dương.

Người Việt chuẩn bị cho cái chết của mình rất chu ñáo. Những người cao niên thường tự mình hay nhờ con cháu sắm áo quan cho mình. Khi biết mình gần

ñất xa trời, con cháu sẽ cùng tụ họp nhau ñể ñào huyệt cho các vị ấy. Ngày ñào huyệt ñược tổ chức như một ngày hội, nam giới ñi ñào huyệt còn nữ giới có nhiệm vụ ở nhà giết lợn gà thết tiệc ñãi khách.. Mộ phần thường ñược thầy ñịa ñịa lý căn cứ vào tuổi tác, ngày sinh của người sắp qua ñời ñể xem ñất cho. Sự xót thương của con cháu thể hiện ở chỗ con cháu khóc than khi người thân qua ñời. Người Việt còn có tục gọi hồn, tục ñưa linh cữu ra mộ, nhưng trước khi hạ huyệt, người ta ñặt xuống ñất trước ám chỉ con cháu rất muốn cho người thân sống lại. Bên cạnh ñó, con cháu còn ñể tang theo thứ bậc trong họ ñể tỏ lòng thương tiếc.

Tang ma người Việt cũng mang tinh thần triết lý âm dương. Tang phục dùng màu trắng hoặc màu ñen. Màu trắng ứng với hướng tây = hành Kim trong ngũ hành. Hướng tây ñược xem như tính âm và là hướng xấu. Nghĩa trang người Việt thường chôn ở hướng tây, ñó cũng là hướng của rừng rú, nơi cư trú của ma quỷ. Còn màu ñen thì mới xuất hiện từ thời nhà Lê, tức là khi Lê Thánh Tông chết (1947). Xét theo hướng thì ñen ứng với hướng bắc, tương ñương với Hành thủy trong Ngũ hành.

Những con số liên quan ñến tang lễ cũng mang số chẵn (âm). Khi ñến viếng ñám tang, khách viếng vái từ 2 – 4 vái, con cháu vái trả sẽ vái ba vái (vì khách viếng mang tính dương). Hoa cũng cắm số chẵn, bậc thang lên nhà mồ của các dân tộc Tây Nguyên cũng là số chẵn.

Gậy chống của con trai trưởng cũng mang tinh thần triết lý âm dương : cha tre, mẹ vông. Cha (dương tính) nên dùng tre tròn, mẹ (âm tính) thì dùng gậy vông vót vuông.

2.3 Lễ hội và lễ tết 2.3.1 Lễ hội 2.3.1 Lễ hội

Lễ hội là những dịp lễ mà cư dân nông nghiệp lúa nước thường tổ chức vào lúc nông nhàn. Do ñó, vào mùa xuân và mùa thu, là thời gian công việc ñồng áng ñã thu dọn xong. Lễ hội ñược phân bố theo không gian, nghĩa là lễ hội không diễn ra cùng một lúc ở khắp mọi nơi mà là lễ hội tổ chức theo từng vùng, miền. Lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội. Lễ là những nghi lễ mang tính tín ngưỡng, cầu xin thần linh giáng phúc cho mình và cộng ñồng của mình.

Có thể khái quát thành ba loại lễ hội :

- Lễ hội liên quan ñến ứng xử với môi trường tự nhiên : lễ cầu mùa, lễ cầu mưa, lễ xuống ñồng, lễ cơm mới…

- Lễ hội liên quan ứng xử với môi trường xã hội : Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Lễ hội Gióng, lễ kỷ niệm các anh hùng…

- Lễ hội mang tính cộng ñồng : hội chùa Hương, hội ñền Dạ Trạch, hội Núi Bà Đen…

Bên cạnh phần lễ linh thiêng như muốn nối kết mọi người trong tinh thần thì phần hội lại liên kết mọi người về vật chất. Những trò chơi ñể giải trí rất phong phú, những cuộc thi thố tài năng có thưởng cũng diễn ra sôi nổi. Những bữa ăn mừng long trọng ñược tổ chức khá sôm tụ…

2.3.2 Lễ Tết

“Tết” là biến âm của từ “tiết” trong hệ lịch âm dương của người Việt. Khi xây dựng hệ lịch pháp, người Việt dùng các ngày tiết làm mốc ñể phân chia các tháng trong năm.

Do ñó, nếu lễ hội là sự phân bố theo không gian thì lễ tết lại là sự phân bố theo thời gian. Nếu lễ hội có phần lễ và phần hội thì lễ tất cũng có hai phần : Lễ và Tết. Lễ là cúng bái thần linh, Tết ñồng nghĩa với việc ăn uống (ăn tết).

Đặc trưng của lễ tết là nếp sống cộng ñồng. Trong những dịp tết, người ở xa thường trở về sum họp gia ñình, bà con chòm xóm ñến thăm và chúc tết nhau. Tháng Giêng là tháng có nhiều lễ tết nhất, chẳng vậy mà cổ nhân có câu : “tháng giêng là tháng ăn chơi”. Có các ngày tết như : Tết Nguyên Đán (ñầu năm), Tết Thượng Nguyên (rằm tháng giêng), Mồng 9 và mồng 10 : Mồng chin vía trời, mùng mười vía ñất…

Lễ tết và lễ hội là sự tổng hợp giữa linh thiêng (lễ) và trần tục (hội và tết). Nếu lễ tết mang tính âm, ñóng (trong khuôn khổ của gia ñình gia tộc) thì lễ hội lại mang tính dương, cởi mở lôi cuốn mọi người tham gia. Lễ tết mang tính tôn ti, lễ hội mang tính dân chủ bình ñẳng. Như thế, người Việt vốn rất hài hòa trong mọi ứng xử có âm có dương có ñóng có mở, có linh thiêng có trần tục. ñó chính là tư duy triết lý âm dương trong cộng ñồng nông nghiệp lúa nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)