3. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (S wot)
3.3.1. Ngoài nước:
Thứ nhất, Tại Mỹ, Trung Quốc đang là nước dẫn đầu tỉ trọng xuất khẩu đồ gỗ , sàn gỗ công nghiệp vào thị trường này. Nhưng nay, mặt hàng đồ gỗ Trung Quốc đang bị áp thuế bán phá giá rất cao tại thị trường Mỹ. Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vào thị trường này
Thứ hai, đó là yếu tố về tỷ gía, sự chênh lệch về cung và cầu ngoại tệ sẽ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng giá đồng USD khoảng 3-6% so với VND. Đây sẽ là yếu tố chính trong số ít những yếu tố có tác động tích cực, là động lực khuyến khích tăng xuất khẩu nông lâm thủy sản nói chung và ngành hàng gỗ nói riêng của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Thứ ba, nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu từ các nước đang phát triển, Liên minh châu Âu vận hành biểu thuế ưu đãi GSP nhằm giảm thuế cho các nước đang phát triển và miễn thuế cho các nước chậm phát triển. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế xuất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Malaysia… do các nước này không được hưởng GSP
Thứ tư, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm dệt may, thủy sản và gỗ chế biến.
Theo nội dung Hiệp định này , thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật
Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 201832
Thứ năm, hiện nay, Trung Quốc đang có chính sách cắt giảm sự tăng trưởng của ngành chế biến sàn gỗ của mình, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Trung Quốc lại đang bị đánh thuế xuất khẩu. Để giảm chi p hí, thay vì sản xuất tại Trung quốc thì xu hướng các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam với giá rẻ sau đó chế biến lại và xuất sang các nước khác. Điều này cũng là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có được những hợp đồng lớn với Trung Quốc.33
+ Thứ sáu, kể từ ngày 1/1/2010, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Dilân
(AANZFTA) chính thức có hiệu lực đối với Úc, Niu Dilân và 6 nước ASEAN “Việt Nam sẽ đạt lợi nhuận cao ở các ngành nông sản, thuỷ sản, dệt may, xuất khẩu gỗ vì đây là các thế mạnh của Việt Nam khi Hiệp định AANZFTA đi vào hiệu lực.
AANZFTA được ký kết vào ngày 27-2-2009 tại Cha-am, Thái –lan, có hiệu lực từ tháng 1-2010.AANZFTA sẽ thiết lập một khuôn khổ hoàn chỉnh và toàn diện cho việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa Australia và Việt Nam, mở rộng dòng chảy thương mại, thúc đẩy các trao đổi về hàng hoá và dịch vụ giữa hai quốc gia trong đó có ngành xuất khẩu gỗ từ Việt Nam.34
32
Nguồn: Báo mới.info.
http://www.baomoi.com/Info/Hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-Viet--Nhat-b at-dau-co-hi eu-luc/45/2872501.epi
33
Ngu n: Sàn g công nghi p http://sangocongnghiep.biz/news/14/T H%E1%BB%8A-
TR%C6%AF%E1%BB%9CNG-XU%E1%BA%A4T-KH%E1%BA%A8U-G%E1%BB%96,-S%C3%80N- G%E1%BB%96-C%C3%94NG-NGHI%E1%BB%86P-T%E1%BA%A0I-VI%E1%BB%86T-NAM.html
34