Những thách thức đôí với ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 74 - 79)

3. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (S wot)

3.4.Những thách thức đôí với ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam

35

Tin kinh tế, báo công an nhân dân online http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2010/3/127477. cand

36

3.4.1 Ngoài nước:

Thứ nhất, về đạo luật LACEY của Mỹ, Mỹ có đạo luật LACEY được bổ sun g có hiệu lực từ 15/12/2008, quy định kiểm soát nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Từ 1/4/2009 tất cả doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp tờ khai về sản phẩm nhằm đảm bảo tính hợp pháp

Thứ hai, Đạo luật Farma Bill 2008 được Quốc hội M ỹ thông qua ngày 18/6/2008 với 15 Chương và 600 mục, tron g đó có 2 mục có khả năng tác động nhiều nhất đến thương mại với Việt Nam: Mục 8204- ngăn ngừa các hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp và mục 3301- gỗ xẻ từ cây lá kim (gỗ xẻ mềm). M ục 8204 yêu cầu về khai báo thực vật bắt đầu có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày ban hành quy định này (tức là khoảng ngày 15/12/2008). Theo đó khi xuất khẩu bất kỳ thực vật nào vào Mỹ các doanh ngh iệp Việt Nam cũng phải nộp một bản khai báo khi nhập khẩu bao gồm: tên khoa học (gồm tên chi- genus và loài- species của bất kỳ thực vật nào có trong hàng nhập khẩu; giá trị hàng nhập khẩu và số lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn vị đo lường); tên của quốc gia- nơi thực vật đó được đốn hạ, thu hoạch). Đối với sản phẩm thực vật trong đó gồm nhiều loài hoặc có xuất xứ từ nhiều quốc gia, mà không biế chính xác tên loài hoặc tên quốc gia, thì yêu cầu khai báo tên tất cả các loài hoặc các quốc gia có khả năng là đúng.37

Thứ ba, Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có chứn g nhận FSCmột tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng tại Việt Nam. Việc đáp ứng tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn mới do Hoa Kỳ đưa ra đối với gỗ và sản phẩm sẽ gây cản trở lớn cho hoạt động xuất khẩu.

Thứ tư, Luật lâm nghiệp và quản trị rừng (FLEGT) đang được triển khai ở tất cả các quốc gia, đặc biệt nhất là EU, EU còn phát động "B ản thỏa thuận đối tác tự nguyện" (VTA) ,nội dung này cũng xoay quanh việc tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ (FLEGT) với Việt Nam. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại Việt Nam bởi vì tìm nơi cung cấp chứng chỉ rừng sạch cũng rất khó.

Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rủi ro về thương mại và thanh toán quốc tế. Trước đây các doanh nghiệp EU đồng ý đặt cọc trước cho doanh nghiệp bằng TT - Điện chuyển

37

tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc trả ngay hoặc mở LC trả ngay để doanh nghiệp mua nguyên liệu...trả bớt lương nhân công. Bây giờ các hệ thống siêu thị chuyển sang LC hoặc TT trả chậm sau khi chuyển hàng đi. Điều này làm tăng rủi ro trong thương mại. Nhiều khách hàng chỉ là trung gian mua hàng nên khó kiểm chứng được uy tín của khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam.38

Thứ sáu, năm 2009, mức tiêu thụ gỗ dán ở thị trường Hàn Quốc đạt 584 triệu U SD, và áp đặt mức thuế bán phá giá từ 5,11% đến 33,81% đối với gỗ dán nhập khẩu từ M alaysia. Và trước tình hình này, Nhật Bản cũng đang có ý định áp đặt mức thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng gỗ nhập khẩu. Điều nay cũng rất ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Thứ bảy, trước tình hình thiếu nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Các nước M alaysia, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn từ lâu, và mới đây đã tuyên bố cấm xuất khẩu gỗ xẻ. Còn tại Lào, mọi mặt hàng gỗ xuất khẩu của Lào phải là gỗ thành phẩm 100%. Bên cạnh đó, tại Campuchia cấm xuất khẩu gỗ, ông Amanda Bradley, Giám đốc tổ chức Community Forest International tại Campuchia, nhấn mạnh lệnh cấm xuất khẩu gỗ và tăng cường các nỗ lực bảo tồn rừng là những bước đi quan trọng để chống lại sự ấm lên trên toàn cầu và phát triển một thị trường buôn bán hạn ngạch khí thải bền vững cho Campuchia. Trên thế giới chỉ có hai nơi dễ dàng xuất khẩu gỗ một chút, là vùng Viễn Đông của Liên bang Nga và ở châu Phi. 39

Tuy nhiên, theo tin từ M oskva, chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch tăng thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ tròn. Theo đề nghị này kể từ ngày 1/1/2009, mỗi mét khối gỗ súc xuất khẩu chưa qua chế biến sẽ tăng lên hơn 50 EUR. Theo các chuyên gia của Rosleskhoz, trong năm 2009 ngân quỹ của RF có thể thu thêm 18,2 tỉ EUR khi thuế hạn định dành cho xuất

38

Nguồn: cổng thông tin thương mại điện tử http://www.vietchinabusiness.vn/xuat-nhap-khau/tin-khac/14686-tt f- nhung-thach-thu c-khi-xuat-khau-h ang-sang-thi-truong-eu

39

khẩu gỗ tròn có hiệu lực. Hiện tại, các nhà xuất khẩu đang trả 1,9 USD tại N ga trong khi họ phải trả 51 USD tại Phần Lan. Cũng theo Rosleshoz, tổng khối lượng xuất khẩu các loại gỗ súc chưa qua chế biến trong năm 2007 là 52 triệu m2.

Thứ tám, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam như thị trường xuất khẩu trọng điểm bị thu hẹp, hàng hóa tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa khó thực hiện. Về thị trường, do khủng hoảng tài chính nên sức mua tại thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản giảm mạnh trong khi đây là những thị trường chủ lực của đồ gỗ Việt Nam. Hiện nay chỉ tính riêng hàng xuất khẩu của năm 2007 sang các thị trường này còn tồn đọng tới 30% lượng hàng vì thế các hợp đồng của năm 2008 không thể triển khai. Tuy năm 2010 có nhiều khả quan hơn tuy nhiên những thách thức vẫn còn phía trước khi Châu Âu gặp khó khăn vì đồng Euro mạnh, tình trạng các nền kinh tế lớn tại EU các tháng đầu năm 2010 tăng trưởng trung bình chưa tới 1%, Látvia hay Tây Ban Nha, khủng hoảng trầm trọng vẫn tiếp diễn. Látvia tăng trưởng ở số âm 4%, Tây Ban Nha âm khoảng 1% trong khi 20% người tron g độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp leo thang và đạt xấp xỉ 10%. 40

3.4.2. Trong nước

Thứ nhất, Giải pháp kích cầu của Chính phủ hiện nay với những điều kiện cho vay chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó đưa đồng vốn với lãi suất vay ưu đãi đến với với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu gỗ gặp rất nhiều khó khăn.41

Thứ hai, Về chính sách chính sách thuế của Bộ Tài chính năm 2008, thời gian qua một số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván sàn ở khu vực miền Trung đang gặp khó khăn. Theo đó hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định, đối với gỗ ván sàn và một số mặt hàng gỗ khác là 10% khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào thế bị động không xoay đồng vốn kịp. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% như hiện nay là nên

40

Nguồn báo xã hội luận bàn

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=a rticle&sid=159669#ixzz14kafAWgt 41

làm nhưn g Bộ Tài chính chưa đưa ra lộ trình để các doanh nghiệp chuẩn bị và áp dụng ngay lập tức như vậy, nhiều doanh nghiệp không thể xoay xở kịp vì đã chót ký hợp đồng với các đối tác ngay từ đầu năm, không thể thương thảo lại được nữa.42

Thứ ba, từ ngày 1-10-2010, tám loại trang thiết bị đang được miễn thuế cho lần nhập khẩu đầu tiên sẽ không còn được ưu đãi này nữa. Tám loại trang thiết bị này chủ yếu là đồ nội thất như giường, tủ, bàn, ghế, các sản phẩm từ gỗ, bồn tắm, lavabo... Đây là quy định tại Nghị định 87 do Chính phủ ban hành ngày 13-8 hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Tám loại trang thiết bị này chủ yếu là đồ nội thất như giường, tủ, bàn, ghế, bồn tắm, lavabo, bếp và dụng cụ làm bếp, tranh, tượng, thảm, vật trang trí, tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, máy hút khói, thiết bị nghe nhìn, dụng cụ đánh golf.43

Thứ tư, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ rừng thích hợp trong khi các khách hàng (chủ yếu là EU) n gày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm từ nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (F SC). Tại Châu Á – Thái Bình Dương, công ty SmartWood/Rainforest Allliancevà SGS Forestry đã thực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng (FSC). Đây cũng chính là các tổ chức đảm nhiệm việc cấp FSC tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp tìm được gỗ có chứng chỉ rừng thì rất khó khăn, do tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ rất khắc khe, do đó đây cũng là một thách thức trước mắt đối với ngành gỗ Việt Nam44

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: báo cửa gỗ Việt http://cuagoviet.com/home/detail. php?module=news&iCat=482&iData=1931

43

Nguồn: Bộ công thương

http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet -

nam.gplist.294.gpopen.183214.gpside.1.gpnewtitle.tam-loai-trang-thiet-bi-het-duo c-mien -thue-tu-1 -10- 2010.asmx

44

Nguồn: báo chợ gỗ Việt Namhttp://chogovn.com/index.php?option=com_content&view=article&id=542:chung- chi-rung&catid=1:tim-hieu-ve-go&Itemid=16

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 74 - 79)