2. Tình hình sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ tại Việt Nam
2.2.2.2 Tình hình thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu
Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Viêt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu.
Năm 2009, kim n gạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ của Việt Nam tháng 12 đạt 101,7 triệu USD nâng tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2009 đạt 904,8 triệu USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong đó kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ năm 2009 của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 340 triệu USD, chiếm 37,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả nước.
Bảng số liệu nhập khẩu gỗ từ các quốc gia năm 2009( đvt: triệu USD) Quốc gia Trị giá Tỷ lệ M alaysia 28,6 4.20% Trung Quốc 20 3.30% Hoa Kỳ 03,7 1.50% Lào 6 0.60% Các nước khác 56,45 0.40%
Biểu đồ tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các nước năm 2009
Theo biểu đồ trên, dẫn đầu thị trường về cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam năm 2009 là M alaysia đạt 128,6 triệu USD, giảm 20,6%, chiếm 14,2%; thứ hai là Trung Quốc đạt 120 triệu USD, giảm 7,3%, chiếm 13,3%; tiếp theo là Hoa Kỳ đạt 103,7 triệu USD, giảm 16%, chiếm 11,5%, sau cùng là Lào đạt 96 triệu USD, giảm 27,6%, chiếm 10,6%...
Hơn nữa 90% gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia thì nguồn này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2 nước M alaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2009 có tốc độ tăng trưởng mạnh là: Italia đạt 8,2 triệu U SD, tăng 207,5%, chiếm 0,9%; Hàn Quốc đạt 7,2 triệu USD, tăng 164,7%, chiếm 0,8%; Thuỵ Điển đạt 4,7 triệu USD, tăng 65%, chiếm 0,5%; Phần Lan đạt 7,7 triệu USD, tăng 30%, chiếm 0,9%...12
Đến tháng 6 năm 2010, theo số liệu thốn g kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước trong tháng 6 năm 2010 đạt 108,2 triệu USD, giảm 56,57% so với tháng 5, nâng tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm lên 504,8 triệu USD, chiếm 1,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 41,02% so với cùng kỳ năm 2009.
12
Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ t hị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ từ đầu năm đến 6/2010
ĐVT: USD
Trung Quốc Hoa Kỳ Tháng 1 14.735.045 12.207.832 Tháng 2 5.661.989 7.741.852 Tháng 3 9.671.036 13.901.547 Tháng 4 13.155.438 8.963.302 Tháng 5 16.610.515 10.012.551 Tháng 6 15.368.452 12.893.153 6 Tháng 76.598.268 68.533423
Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ từ đầu năm đến 6/2010
ĐVT: USD
Nguồn: Tổng cục hải quan
Nếu như t háng đầu năm 2010, Trung quốc là thị trường có kim ngạch nhập gỗ và sản phẩm gỗ đạt cao nhất của Việt Nam (đạt 14,7 triệu USD), thì sang đến tháng 2, 3 vị trí này đã nhường cho thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch đạt lần lượt là: 7,7 và 13,9 triệu USD. Nhưng sang đến tháng 4 và cho đến hết tháng 6 thì Trung Quốc lại dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Tháng 6 năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 15,3 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ từ t hị trường Trung Quốc, chiếm 14,17% kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này trong tháng, giảm 7,48% so với tháng trước đó nhưng tăng 63,20% so với tháng 6/2009. Tính chung 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 76,5 triệu USD sản phẩm này từ thị trường Trung Quốc, tăng
68,59% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 15,17% kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước trong 6 tháng năm 2010.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ các thị trường đều tăng trưởng về kim ngạch. Tăng trưởng cao nhất là thị trường Phần Lan. Tháng 6 năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 1,1 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ từ t hị trường Phần Lan, tăng 291,74% so với tháng 6/2009, nâng kim ngạch 6 tháng đầu năm lên trên 5 triệu USD, tăng 135,92% so với cùng kỳ và chiếm 1% kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này của cả nước.
Đứng thứ hai về tăng trưởng kim ngạch là thị trường Đức.Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này của Việt Nam từ thị trường Đức đạt trên 1 triệu USD, tăng 149,64% so với tháng 6/2009, nâng kim ngạch 6 tháng đầu năm 2010 lên 4,9 triệu USD, tăng 132,27% so với cùng kỳ.
Bên cạnh những thị trường tăng trưởng về kim ngạch, còn có nhữn g thị trường kim ngạch giảm như: Cămpuahia giảm 0,75% so với 6 tháng năm 2009, đạt trêm 19 triệu USD; M alaixia giảm 89,4% đạt 5,9 triệu USD; Oxtraylia giảm 24,07% đạt 4,9 triệu USD; Đài Loan giảm 44,69% đạt 3,8 triệu USD…
Đến tháng 9 năm 2010, kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu của cả nước trong tháng 9 năm 2010 đạt trên 103 triệu USD, tăng 2,24% so với tháng 8, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 9 tháng đầu năm 2010 lên 820,3 triệu USD, chiếm 1,3% trong tổng kim ngạch, tăng 29,86% so với 9 tháng năm 2009.13
Ba thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam trong 9 tháng đầu 2010 là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Malaixia.
Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển, Trung Quốc – thị trường cung cấp chính mặt hàng này cho Việt Nam. Tháng 9 năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 15,2 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ từ t hị trường Trung Quốc, giảm 2,38% so với tháng 8 năm 2010, tính chung 9 tháng đầu năm đạt 122,6 triệu USD chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 54,50% so với 9 tháng năm 2009.
13
Website Thị trường tài chính
Đứng thứ hai sau Trung Quốc, là thị trường Hoa Kỳ . Việt Nam đã nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ t hị trường này trong tháng đạt 14,6 triệu U SD, tăng 26,63% so với tháng 8, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ t hị trường Hoa Kỳ 9 tháng đầu năm lên 106,3 triệu USD, chiếm 12,9% trong tổng kim ngạch, tăng 51,61% so với cùng kỳ năm trước.
Chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch mặt hàng 9 tháng đầu năm 2010, M alaixia là thị trường thứ 3 sau Hoa Kỳ cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam. 9 tháng năm 2010, M alaixia đã xuất khẩu 88,7 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ sang Việt Nam, giảm 4,44% so với 9 tháng năm 2009.