Nguyên liệu chế biến gỗ và tình hình sản xuất gỗ xuất khẩu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 27 - 35)

2. Tình hình sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ tại Việt Nam

2.2.Nguyên liệu chế biến gỗ và tình hình sản xuất gỗ xuất khẩu tại Việt Nam

Nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của nước ta từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720.9 triệu m3 gỗ. Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000- 2010, củ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3). Bộ Nôn g nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai chương trình trồng mới 5 triệu rừng và từ năm 2010 Việt Nam có thêm 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất.

Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng đang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, M DF Sơn La với công suất 15.000 m3 sản phẩm/năm, M DF Bình Thuận với công suất 10.000 m3 sản

phẩm/năm, Nhà máy Ván dăm Thái N guyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (N ghệ An) 15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.

2.2.1.Tình hình sản xuất lâm nghiệp trong nước từ năm 2006 đến 9/2010

Về mặt các nguyên liệu chế biến gỗ.

Năm 1976, sản lượng gỗ tròn khai thác và chế biến khoảng 1,6356 triệu m3/năm, đến năm 1986 khoảng 1,462 triệu m3/năm và giảm dần, từ năm 1996 trở đi lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên giảm mạnh chỉ còn trên dưới 300.000 m3/năm, so với trước đây chỉ còn khoảng 20%. Từ năm 1990 đến nay, năm 2010, hàng năm chúng ta nhập từ Lào, Campuchia, M alaysia….một lượng gỗ nhất định để đưa vào chế biến (300.000 – 400.000 m3). Bên cạnh đó, gỗ rừng trồng hiện nay cũng là nguồn cung cấp tương đối lớn cho ngành chế biến gỗ nói riêng và nhu cầu về sản xuất, đời sống đất nước nói chung. Hiện nay chúng ta có 1.049.000 hecta rừng trồng trong đó có 60% đã đến tuổi tỉa thưa, khả năng chỉ có thể lấy ra từ 5 – 7 m3/ha, khối lượng gỗ này không nhỏ; trong khi đó, khả năng chế biến bình quân hàng năm của ngành chế biến gỗ khoảng 1,5 -1,6 triệu m3 gỗ tròn kể cả gỗ rừng trồng.

Bảng tình hình sản xuất lâm nghiệp trong nước từ năm 2006 đến 9/2010

Tình hình sản xuất lâm nghiệp trong nước. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tháng 9/2010

Diện tích rừng trồng tập trung (nghìn ha) 184 194.7 210.8 212 164

Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng(nghìn ha)

911.4 969.3 944.4 1032 778

Số cây trồng phân tán (triệu cây)

202.5 180.4 163.2

Rừng trồng được chăm sóc (nghìn ha)

486.7 487.2 486.2 486 331

Diện tích rừng bị thiệt hại (đvt: ha)

5467.89 3919.7 3221 7773.7

Sản lượng gỗ khai thác (nghìn m3)

3011.2 3562.3 3766.7 2740.8

Biểu đồ diện tích rừng tập trung qua các năm từ năm 2006 đến tháng 9/2010

Nguồn: tồng cục thống kê

Biểu đồ diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng qua các năm từ năm 2006 đến 9/2010

Biểu đồ diện tích rừn g trồng được chăm sóc qua các năm từ năm 2006 đến 9/2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào bảng số liệu và các biểu đồ, diện tích rừng trồng tập trung cả năm 2007 ước tính đạt 194,7 nghìn ha, tăng 1% so với năm 2006, khoanh nuôi tái sinh 969,3 nghìn ha, tăng 1,2%; diện tích rừng được chăm sóc 487,2 nghìn ha, giảm 4,7%. Nhờ đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng nên diện tích rừng của cả nước năm 2007 ước tính đạt gần 12,85 triệu ha, tăng 311 nghìn ha so với năm 2006, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,9% năm 2006 lên 38,8% năm 2007 (kế hoạch 39%).9

Diện tích rừng trồng tập trung năm 2008 ước tính đạt 210,8 nghìn ha, tăng 6,6% so với năm 2007; khoanh nuôi tái sinh đạt 944,4 nghìn ha, giảm 0,8%; diện tích rừng được chăm sóc 486,2 nghìn ha, giảm 1,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3562,3 nghìn m3, tăng 2,9%. Do công tác kiểm lâm tiếp tục được tăng cường nên hiện tượng cháy rừng, chặt phá rừng năm 2008 đã giảm nhiều so với năm 2007. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 3919,7 ha, giảm 39,5%, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1677,3 ha, giảm 67,3%

9

Diện tích rừng trồng tập trung năm 2009 ước tính đạt 212 nghìn ha, tăng 5,9% so với năm 2008. M ột số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung đạt cao là: Hà Giang 17 nghìn ha; Tuyên Quang 14,9 nghìn ha; Yên Bái 13,9 nghìn ha; Thanh Hoá 12 nghìn ha; Nghệ An 9,5 nghìn ha; Quảng Ngãi 8,7 nghìn ha. Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng năm 2009 ước tính đạt 1032 nghìn ha, tăng 5,2% so với năm trước; số cây trồng phân tán đạt 180,4 triệu cây, giảm 1,8%; diện tích rừng được chăm sóc 486 nghìn ha, tăng 4,3%. Sản lượng gỗ khai thác đạt 3766,7 nghìn m3, tăng 5,7%. Những địa phương có sản lượng gỗ khai thác lớn là: Tuyên Quang 218 nghìn m3; Yên Bái 200 nghìn m3; Quảng N gãi 180 nghìn m3; Quảng Nam 169 nghìn m3; Bình Định 167 nghìn m3; Hoà Bình 135 nghìn m3.

Kết quả trồng, chăm sóc rừng và khai thác gỗ, lâm sản đạt khá chủ yếu do đầu tư được tăng cường. Ngoài đầu tư lớn từ các chương trình dự án (riêng Dự án 5 triệu ha rừng năm 2009 đã đầu tư 1180 tỷ đồng, tăng 43,9% so với năm 2008), nhiều địa phương còn huy động được vốn đầu tư của các hộ gia đình do việc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng b ảo đảm được quyền lợi ổn định lâu dài cho các hộ nhận khoán khoanh nuôi tái sinh rừng.

Đến năm 2010, Sản xuất lâm nghiệp tuy gặp một số khó khăn do tình trạng khô hạn đầu năm làm ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp, trong đó có quy định các chủ đầu tư thực hiện dự án trồng rừng sản xuất được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, trả nợ một lần sau khi khai thác, không tính lãi gộp theo tinh thần Công văn số 416/TTg-KTTH ngày 11 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; suất đầu tư trồng rừng phòng hộ của Chương trình 661 được Chính phủ điều chỉnh tăng lên 10 triệu đồng/ha, v.v... Tính chung chín tháng năm 2010, diện tích rừng t rồng tập trung cả nước ước tính đạt 164 nghìn ha, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 163,2 triệu cây, tăng 0,1%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh đạt 778 nghìn ha, tăng 4,9%; diện tích rừng được chăm sóc 331 nghìn ha, tăng 5,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 2740,8 nghìn m3, tăng 6,2% so với năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ diện tích rừn g bị thiệt hại từ năm 2007 đến 9/2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua biểu đồ trên, tình trạng hạn hán không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ trồng và chăm sóc rừng, mà còn là nguyên nhân gây ra cháy rừng ở nhiều địa phương. Trong chín tháng năm 2010, cả nước có 7773,7 ha rừng bị thiệt hại, trong đó diện tích rừn g bị cháy 6718,3 ha; diện tích rừng bị phá 1055,4 ha. Một số địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Hà Giang 842 ha; Lào Cai 795,5 ha; Yên Bái 740,5 ha; Sơn La 663 ha; Cao Bằng 232,3 ha; Quảng Trị 180 ha; Kon Tum 171 ha; Đồng Tháp 130,4 ha; Nghệ An 115,3 ha.10

Bên cạnh với điều đó thì sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng. Cụ thể năm 2006 khai thác 3000 nghìn m3. Đến năm 2008 sản lượng gỗ khai thác đạt 3562,3 nghìn m3, tăng 2,9%. Tiếp tục với đà tăng trưởng này, Sản lượng gỗ khai thác năm 2009 đạt 3766,7 nghìn m3, tăng 5,7%. Và đến tháng 9 năm 2010, sản lượng gỗ khai thác tăng 6,2% đạt 2740,8 nghìn m3

10

Biểu đồ sản lượng gỗ khai thác từ năm 2006 đến 9/2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hiện tại phần lớn đất rừng (gần 5 triệu ha) là do các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý, trong khi khoảng 3,1 triệu ha đã được giao cho hơn một triệu hộ gia đình và cá nhân, nhưng có 20-30% diện tích được sử dụng đúng mục đích, 70% còn lại chưa đem lại hiệu quả như mon g muốn. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư lớn muốn đầu tư vào rừng trồng thì lại không có đất trồng rừng. Tuy nhiên, đến nay cũng đã xuất hiện một số mô hình hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và các chủ rừng (hộ dân, nông lâm trường) để trồng rừng sản xuất. Có doanh nghiệp chọn hình thức đầu tư tiền, giống, kỹ thuật cho các hộ dân trồng rừng, khi đến kỳ khai thác, hộ dân sẽ hoàn trả cho doanh nghiệp sản lượng gỗ nhất định, phần sản lượng tăng thêm sẽ thuộc về người trồng rừng Theo Bộ Công Thương, do đó hiện này bên cạnh những cải thiện thì nguồn nguyên liệu cho ngành gỗ xuất khẩu đang thiếu trầm trọng11

Đối với nguồn gỗ trong nước, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, các dự án phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sản lượng gỗ phục vụ cho chế biến XK không được cải thiện. Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu cho ngành gỗ Việt Nam, trong đó có sự kết hợp giữa

11

C c xúc ti n th ng m i http://www.vietrade.gov.vn/g-va-cac-sn-phm-t-g/1117- nhng-kho-khn-thach-thc-i-vi-nganh-ch-bin-g-vit-nam.html

các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên. Sản lượng dự kiến khai thác để phục vụ ngành gỗ vào năm 2020 sẽ đạt 20 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Theo tính toán của Hiệp hội gỗ, còn phải chờ ít nhất 10 năm nữa mới hy vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ lớn do các doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác. Còn trong tương lai gần, không có cách nào khác là phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 27 - 35)