Tình hình giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 43 - 55)

2. Tình hình sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ tại Việt Nam

2.2.2.3. Tình hình giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu

Từ năm 2008, giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% - 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ 30% - 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng có đơn hàng nhưn g không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp.

Cụ thể năm 2009, xét về gỗ dươn g, Giá nhập khẩu gỗ dươn g nguyên liệu từ thị trường Mỹ 9 tháng năm 2009 trung bình ở mức 288,4 USD/m3 thấp hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ năm 2008 0,3 USD/m3, giá gỗ sồi nguyên liệu từ đầu năm 2009 đến tháng 9 năm 2009 cũng đã giảm đáng kể so với mức giá nhập khẩu cuối năm 2008 và bắt đầu có xu hướng tăng từ tháng 7 đến cuối năm 2009.14

Về gỗ tần bì, giá nhập khẩu gỗ tần bì 9 tháng năm 2009 trung bình ở mức 388 USD/m3, tăng 4,8% so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ năm 2008. Sau khi có xu hướng giảm giá vào đầu năm 2009 thì từ giữa đến cuối năm 2009 giá gỗ nguyên liệu có xu hướng tăng trở lại và xu hướng này tiếp tục tăng vào năm 2010.

Giá Gỗ và sản phẩm gỗ tháng 6 năm 2010 tiếp tục tăng 1,3% so với tháng 5 năm 2010 và tăng 9,2% so với tháng 6/2009. So với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nhóm Gỗ và

14

các mặt hàng bằng gỗ tăng lần lượt 1,5% và 9,5%; nhưn g nhóm Đồ nội thất, bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng tương tự lại lần lượt giảm 4,4% và 6,1%.15

Nhóm Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa b ào, đánh giấy ráp hoặc ghép nối đầu, có độ dầy trên 6 mm (HS 44.07) giá tiếp tục tăng trong tháng thứ 4 liên tiếp, tháng 6 năm 2010 giá tăng 1,8% so với tháng 5 năm 2010 và tăng tới 13,2% so với tháng 6 năm 2009. Nhóm Ván dăm, ván dăm định hướng (OSB) và các loại ván tương tự bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác (HS 44.10) giá tăng trở lại sau 2 tháng liên tiếp giảm, tháng 6 năm 2010 giá tăng 6,2% so với tháng 5 năm 2010 và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là nhóm có giá tăng nhiều nhất .16

Việc giá gỗ nguyên liệu tăng gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu gỗ để xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó việc một số nước Châu Phi cũng như M alaysia và Indonesia đóng cửa xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ, việc Lào và Campuchia dần dần cạn kiệt nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên cũng góp phần làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đau đầu, thậm chí các doanh nghiệp nhỏ, thiếu vốn phải đối mặt với việ phá sản.

2.2.3.Cơ sở vật chất của ngành chế biến gỗ tại Việt Nam

Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8%/năm. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản.

Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc của thế giới cũng đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như Inđonêxia, Thái Lan, M alaysia, Việt Nam… đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.

15

Thông tin kinh t , xúc ti n th ng m i Vi t namhttp://www.vntrades.com/webcongty/vn/article.php?mid=27

16

Trung tâm L u ký Ch ng khoán Vi t Nam (VSD)

http://www.stockbiz.vn/News/2010/7/28/130358/2-quy-dau-nam-2010 -nhap-kh au-go-v a-s an-pham-go -chiem -1-3- kim-ngach.aspx

Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối gỗ tròng mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất).

Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, M alayxia, Na Uy , Trung Quốc, Thụy Điển… đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sôn g Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…

2.2.3.1.Về qui mô

Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.

Số xí nghiệp chế biến gỗ có công suất lớn rất ít, chỉ có 12 nhà máy có công suất 5.000m3/năm, có 204 nhà máy có công suất từ 1.000m3/năm đến dưới 5.000m3/năm. Có 152 xí nghiệp có công suất từ 500m3/năm đến dưới 1.000m3/năm, còn lại 456 xí nghiệp có công suất nhỏ dưới 500m3/năm. Sản phẩm rất đa dạng phong phú về chủng loại.

Ngoài các nhà máy chế biến gỗ, còn có các cơ sở lớn, nhỏ làm chạm khắc, đồ gỗ mỹ nghệ: các nhà máy chế biến lâm sản khác n goài gỗ và cầ kể đến các nhà máy giấy cỡ lớn và cỡ

nhỏ. Các nhà máy giấy này hàng năm cũng tiêu thụ một khối lượng đáng kể nguyên liệu từ gỗ rừng.

2.2.3.2 Về trình độ khoa học kỹ thuật.

Các cơ sở chế biến gỗ nước ta hầu hết thiết bị cũ kỹ, công nghệ sản xuất chưa đổi mới, trình độ tay nghề công nhân kỹ thuật còn giới hạn, cho nên sản phẩm sản xuất ra chất lượng còn chưa cao, khó cạnh tranh với các nước. M ột số cơ sở đã được đầu tư bổ sung nhưng trang thiết bị chưa đồng bộ.

Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng đang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, M DF Sơn La với công suất 15.000 m3 sản phẩm/năm, M DF Bình Thuận với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm, Nhà máy Ván dăm Thái N guyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (N ghệ An) 15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.

2.2.3.3 Về nguồn nhân lực.

Cả nước hiện có khoảng 2.600 doanh nghiệp chế biến gỗ, sử dụng đến 170.000 lao động. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả nước một thời gian dài.Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Bên cạnh công nghệ dây chuyền thiết bị, máy móc làm đồ gỗ lạc hậu; có tới 80% nguyên liệu cũng như các phụ liệu cho sản xuất như sơn, keo, các loại giấy... phải nhập khẩu thì điểm yếu lớn nhất khiến cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam yếu thế hơn so với các sản phẩm gỗ của Trun g Quốc, Thái Lan, M alaysia vì năng suất lao đông thấp, thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.

Theo Khoa chế biến lâm sản, trường Đại học Lâm nghiệp, năm 2009, trong khoảng 170.000 lao động trong ngành gỗ thì mới chỉ có 3% lao động có trình độ đại học, công nhân kỹ thuật chiếm 30%, còn lại là lao động phổ thông.

Nếu xét về tỉnh Dương,một trong những tỉnh đứng đầu về sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ, toàn tỉnh có khoảng 507 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến đồ

gỗ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, thu hút khoảng 110.000 lao động. Trong khi đó, nhu cầu nguồn nhân lực ngành gỗ ở Bình Dương hàng năm tăng 11.000 - 15.000 người. 17

Riêng năm 2008, ở một số công ty đồ gỗ có quy mô lớn, máy móc hiện đại như Côn g ty TNHH Lode Star, Công ty TNHH RK ResoRees, Công ty TNHH River Wood Limbeer Việt Nam, Công ty Trường Thành... cần trên 10.000 lao động nhưn g chỉ tuyển dụng được 4.200 người.

Còn theo Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM, hiện gần như các doanh nghiệp gỗ trong thành phố đều đang thiếu lao động. Do nhu cầu đặc thù của ngành mộc và yếu tố xuất khẩu, các doanh nghiệp cần nhất là thợ mộc chạm trổ, vẽ, thiết kế mẫu, mộc trang trí nội thất, mộc xây dựng có nhiều kinh nghiệm, có trình độ từ trung cấp trở lên.

Hiện số các cơ sở có đào tạo nghề mộc rất ít, đa số là các khóa đào tạo ngắn hạn. Cả nước chỉ có 5 trường dạy nghề có liên quan đến ngành gỗ. Tuy nhiên, trong đó có tới 4 trường là đào tạo công nhân trồng rừng, khai thác gỗ từ rừng, duy nhất chỉ có 1 trường ở tỉnh Hà Nam dạy nghề chế biến gỗ nhưng lại chế biến gỗ mỹ nghệ, chạm khắc và n gành này chỉ gói gọn trong hình thức học theo truyền thống gia đình, do cha truyền con nối. Cho nên, để tìm được thợ giỏi, các doanh nghiệp phải xuống tận các tỉnh xa, hoặc lặn lội ra miền Trung, đến các làng nghề truyền thống để tìm.

Do đó, n guồn nhân lực cho ngành gỗ Việt Nam rất hạn hẹp về công nhân có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Đa số các công nhân chỉ được đào tạo ngay tại nhà máy, ít được đào tạo những kỹ thuật chuyên nghiệp, ít được đào tạo để sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng các yêu cầu khó tính của các thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản…

2.2.3.4 Về chế độ chính sách

Chưa có chế độ, chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển. Chính sách thay đổi liên tục khiến các cơ sở gặp không ít khó khăn.

17

Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam

Tại thời điểm này cũng như trong những năm tới, ngành chế biến lâm sản nước ta đứng trước tình hình thiếu nguyên liệu nghiêm trọng. Rừng tự nhiên hầu như bị đóng cửa, chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng là chủ yếu, nhưng cũng chưa đưa ra được giải pháp kỹ thuật, mô hình sản phẩm thích hợp và công nghệ hiện có cũng đang cần thay đổi. Không chỉ riêng gỗ mà các lâm sản khác ngoài gỗ cũng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Việc nhập nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, nhiều nhà máy đang đứng trước nguy cơ đóng cửa do không có nguyên liệu hoặc chỉ sản xuất cầm chừng. Điều này đòi hỏi phải có các giải pháp cấp bách tạo điều kiện ổn định cho các nhà máy hoạt động.

Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu t iên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.18

Việc sử dụng gỗ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống đất nước là không thể thiếu được. Với thực trạng tài nguyên gỗ rừng hiện nay, ngành chế biến lâm sản cần được củng cố và phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước, bởi vì nhu cầu về gỗ càng ngày càng tăng không chỉ riêng nước ta mà các nước trên thế giới cũng vậy. Đây chính là vấn đề cần nghiên cứu của các nhà khoa học để đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài.

3. Tình hình xuất khẩu gỗ

Theo Bộ Công Thương, mặt hàng đồ gỗ XK đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng XK chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đôn g Nam Á . Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước tron g khu vực và Trung Quốc.

18

3.1. Tình hình xuất khẩu gỗ

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng gỗ xuất khẩu phát triển vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu cao cụ thể năm 2004 tăng 86,89% so với năm 2003. Năm 2005 và 2006 duy trì mức tăng trưởng 36,8% và 23,72%. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu tăng 10 lần so với năm 2000, tăng 4 lần so với năm 2003 và là một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất Đông Nam Á. M ặt hàng đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 5 của VN sau dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 2,34 tỷ USD tăng 21,1% so với năm 2006. Dự kiến 2008 đạt 3 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm 2007.19

Năm 2008

Theo số liệu thống kê chính thức từ Cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 12 năm 2008 đạt 269,4 triệu USD, tăng 17,1% so v ới tháng 11 và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2007. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt được 93,3% kế hoạch năm.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường20

Đvt: triệu USD Kim ngạch Tỷ trọng Mỹ 1049 38% Nhật 371.7 11.50% EU 730.15 26.45% Các nước khác 663.90 24.05% 19

Theo Hoàng Quang Phòng -Trưởng Văn phòng Hiệp hội doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

20

Biểu đồ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam qua các thị trường năm 2008

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Về thị trường, trong năm 2008, Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam, tuy vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này đã có dấu hiệu chậm lại và càng thể hiện rõ nét hơn trong những tháng cuối năm. Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang M ỹ đạt 88,7 triệu USD, tăng 7% so tháng 11 và chỉ tăng 0,4% sovới cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này đạt 1,049 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2007 và chiếm 38% tỷ trọng. Như vậy, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ vẫn khá khả quan. Hiện nay, kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái sâu đồng nghĩa với việc người dân Mỹ cắt giảm nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, để duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp nên chú trọng hơn vào các sản phẩm giá rẻ, nhằm cạnh tranh với các đối thủ châu Á khác như T rung Quốc, M alaysia… Về sản phẩm, đến hơn 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ; tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn chiếm 15%; đồ nội thất văn phòng chiếm 10%…

Nhật Bản là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)