Thị trường Hoa Kì

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 56 - 88)

2. Tình hình sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ tại Việt Nam

3.2.1. Thị trường Hoa Kì

Theo số liệu thống kê, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,11 tỉ USD, tăng 18,87% so với năm 2007. Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn là thị trường chủ lực cho hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Hơn 70% tỷ trọng kim ngạch XK sản phẩm gỗ vào Mỹ là đồ nội thất, ngoài ra còn có đồ gỗ dùng trong xây dựng, trang trí và gỗ xẻ, gỗ tấm 23

23

Năm 2008, xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Hoa Kỳ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu trong các mặt hàng Nông Lâm Thủy sản xuất sang thị trường này. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 960,2 triệu USD, tăng khoảng 22,06% so với năm 2007. Tuy nhiên ngoài đồ gỗ nội thất ra, xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ khác đang có xu thế giảm (gỗ cây giảm 88,63%, hòm gỗ, hộp kệ gỗ giảm 33,62%, các sản phẩm gỗ khác giảm 43,37%) 24

Nguồn: Tông cục Hải Quan

24

Trích Báo cáo thường niên Thương mại Nông Lâm Thủy sản Việt Nam – Hoa Kỳ 2008 và triển vọng 2009“ của Trung tâm Thông tin PTNNNT

Nguồn Tổng cục Hải Quan

Từ đầu năm đến tháng 7 năm 2010, Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu về kim n gạch thì sang đến tháng 8, thị trường này vẫn là thị trường chủ yếu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Tháng 8 năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 134,9 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ tăng 0,92% so với tháng 7 năm 2010 và tăng 38,10% so với tháng 8 năm 2009, nâng tổng kim ngạch mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ 8 tháng đầu năm 2010 lên 889,5 triệu USD, chiếm 41,73% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước tăng33,96% so với 8 tháng năm 2009.

Tuy nhiên, Hoa Kì là một thị trường khó tính với các luât định. Ngày 22 tháng 5 năm 2008, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật cấm buôn bán các loài cây và sản phẩm liên quan có nguồn gốc bất hợp pháp, bao gồm cả gỗ và các sản phẩm gỗ. Đạo luật mới này sửa đổi, bổ sung Luật Lacey, một đạo luật được các thành viên quốc hội thông qua và được ban hành từ 100 năm trước. Trong khi Đạo Luật Lacey là một trong những công cụ có quyền lực nhất đối với các cơ quan của Hoa Kỳ trong việc đấu tranh chống lại tội phạm về nguồn tài nguyên thiên nhiên thì cho đến nay, tiềm năng của đạo luật này trong việc đấu tranh chống lại khai thác gỗ trái p hép vẫn chưa được đề cập đến. Giờ đây, đạo Luật Lacey đã tạo ra một tiền lệ mới trong thương mại toàn cầu về gỗ và các sản phẩm gỗ, công nhận và hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia khác trong việc quản lý nguồn tài nguyên của họ và thiết lập các cơ chế khuyến khích mạnh mẽ để các công ty buôn bán những mặt hàng này thực hiện các quy định tương tự như đã đề cập trong đạo Luật Lacey.

Để giải quyết vấn đề khai thác gỗ trái phép và buôn bán gỗ bất hợp pháp khác, đạo Luật Lacey bao gồm 3 nội dung chính:

Cấm buôn bán gỗ và các sản phẩm gỗ (ví dụ: đồ gỗ, giấy, hoặc gỗ xẻ) có nguồn gốc bất hợp pháp từ bất kỳ bang nào của Hoa Kỳ hoặc từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Yêu cầu các nhà nhập khẩu khai báo nguồn gốc địa danh quốc gia nơi khai thác gỗ và tên loài cây gỗ trong thành phần sản phẩm của họ.

Áp dụng các hình thức phạt đối với các hành động vi phạm đạo Luật Lacey, bao gồm tịch thu hàng hóa và tàu chở hàng, phạt tiền và bắt giam.

Luật Lacey yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp hồ sơ khai báo thông tin cơ bản kèm theo từng chuyến hàng vận chuyển gỗ hoặc các sản phẩm gỗ. M ục đích của việc khai báo này nhằm tăng tính minh bạch về gỗ và loài cây thương mại để Chính phủ Mỹ có thể thực thi luật tốt hơn. Nội dung khai báo cần bao gồm các nội dung sau đây:

Tên khoa học của các loại gỗ cấu thành trong sản phẩm, Tên quốc gia nơi gỗ được khai thác,

Số lượng Giá trị.

Mức phạt tội phạm nghiêm trọng (lên tới 500,000 đô la M ỹ đối với tập đoàn, 250,000 đô la Mỹ đối với cá nhân, hoặc tối đa gấp 2 lần giá trị lợi nhuận/lỗ từ hoạt động giao dịch), có thể bị phạt tù tới 5 năm và tịch thu hàng hóa. Còn về khai báo nhập khẩu sai mức phạt dân sự là 250 $ và bị tịch thu hàng hóa.

Luật Lacey quy định rất căng và nghiêm ngặt, do đó các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải có sự chuẩn bị cẩn thận.

3.2.2. Thị trường EU

3.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2009

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tốc độ tăng trưởng về kim n gạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường chính là Mỹ đang chậm lại, thì sự t ăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đã mở ra một hướng phát triển mới, đầy triển vọng cho ngành hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Nhìn lại năm 2006, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất kh ẩu của cả nước, và năm 2007 là 26,4% , thì tron g năm 2008, tỷ lệ này đã tăng lên 28,3%. Đáng chú ý là trong 6 tháng cuối năm 2008, lượng đồ nội thất loại cao

cấp xuất khẩu vào thị trường EU đã giảm sút rõ rệt, trong khi các mặt hàng có đơn giá thấp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.

Các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu vào thị trường EU gồm: mặt hàng ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn… trong đó đáng chú ý là các sản phẩm bàn ghế, kệ, tủ, giường… với giá trị kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU giai đoạn 2000 -2009 Đơn trị: triệu USD/ Năm

Năm

Thị trường

2003 2004 2005 2006 2007

EU 160,74 379,1 457,631 500.23 633,1

Nguồn: Tổng cục hải quan

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU từ năm 2003 đến năm 2009 Đvt: triệu USD

Qua bảng số liệu trên đã chứng tỏ xuất khẩu sản phẩm gỗ vào EU không ngừng tăng trưởng. Năm 2006 tổng kim ngạch xuât khẩu gỗ sang thị trường này là 500.23 triệu USD, đến năm 2007 tổng kim ngạch lên đến 633.1 triệu USD, tăng 132.87 triệu USD tương đương với 27%. Đến năm 2008, tổng kim ngạch tăng thêm 25% tức 158.7 triệu USD đạt 791.8 triệu USD. Và đến năm 2009, do gặp một số khó khăn nên kim ngạch gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu giảm 5% tương đươn g với 28.1 triệu USD từ 791.8 triệu USD xuống còn 763.7 triệu USD.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang EU tăng đều qua các năm. Điều đó đã khẳng định thị trường EU là thị trường vừa là truyền thống vừa là thị trường trọng điểm của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

3.2.2.2 Những quy định của EU đối với sản phẩm gỗ

Đối với mặt hàng gỗ và lâm sản, thị trường EU không yêu cầu về giấy phép nhập khẩu mà chỉ đề ra nhữn g quy định đối với việc xuất khẩu những sản phẩm thuộc chính sách an ninh và ngoại giao thông thường, chủ yếu là vũ khí và hoá chất độc hại.

a. Các quy định thuế

Nói chung, mặt hàng gỗ bao gồm gỗ nguyên liệu và sản phẩm từ gỗ đều phải chịu thuế nhập khẩu vào thị trường châu Âu tuỳ thuộc vào sản phẩm và xuất xứ. Nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu từ các nước đang phát triển, Liên minh châu Âu vận hành biểu thuế ưu đãi GSP nhằm giảm thuế cho các nước đang phát triển và miễn thuế cho các nước chậm phát triển. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế xuất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Brazil, M alaysia… do các nước này không được hưởng G SP.

b. Các quy định phi thuế

Các điều luật quan trọng nhất đối với người xuất khẩu gỗ như sau:

+Các chất độc hại như creozit, thạch tín, formandehyt, đều bị cấm sử dụng tại tất các các nước thành viên. Hiện nay đang thực thi các quy định của REACH.

+ Đối với sản phẩm gỗ dùng trong xây dựng, cần tham khảo Chỉ thị 89/106/EC. + Công ước về việc cấm buôn bán các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), bao gồm cả động thực vật. Chính phủ Việt Nam đã có văn bản cấm một số loại gỗ nhóm 1 và nhóm 2 không được phép xuất khẩu.

c. Các văn bản dưới luật quan trọng

Yêu cầu về môi trường: N gười sản xuất sản phẩm gỗ được khuyến khích sản xuất các chủng loại gỗ theo các tiêu chuẩn về môi trường bền vững, có sử dụng nhãn mác, mã số hoặc hệ

thống quản lý để chứng tỏ đã tuân thủ đúng các quy định như: ISO 1400; ISO 14001… Năm 2005, EU bắt đầu triển khai kế hoạch giới hạn nhập khẩu gỗ theo các nguồn hợp pháp từ các đối tác tự nguyện theo sáng kiến về việc “thực thi luật, quản trị và buôn bán tài nguyên rừng” – FLEGT. Kế hoạch trên áp dụng với mọi nước xuất khẩu gỗ sang EU và phối hợp thực hiện với các thị trường tiêu dùng lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản. EU đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện chính thức với M alaysia vào tháng 9/2006 và Indonesia vào tháng 1/2007, chấm dứt đàm phán xong với Gana và Việt Nam sẽ tiến hành đàm phán với EU vào tháng 10/2010.

Vì thế kế họach hành động FLEGT đề xuất xây dựng Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện (VPA) với từng quốc gia sản xuất (quốc gia đối tác của FLEGT). Những thỏa thuận này nhằm lọai trừ gỗ khai thác bất hợp pháp khỏi thị trường thế giới và thị trường của chính các quốc gia đó. VPA là thỏa thuận ràng buộc giữa EU và một quốc gia đối tác theo đó hai bên cùng nhau hỗ trợ các mục tiêu của kế họach hành động của FLEGT và thực hiện hệ thống cấp phép cho gỗ. Để tạo thuận lợi cho việc này, một quy định mới của EU về thực hiện hệ thống cấp phép của FLEGT đã được ban hành.

d. Các tiêu chuẩn về chất lượng

Quy định cho các sản phẩm xây dựng vào châu Âu: các sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu về:

+ Độ bền sản phẩm + Khả năng chịu lửa

+ Bảo vệ môi trường, sức khoẻ và vệ sinh + An toàn khi sử dụng

+ Chống ồn

+ Tiết kiệm năng lượng

+ Giữ nhiệt Đóng gói, ghi nhãn và gắn nhãn Theo CBI (tổ chức xúc tiến nhập khẩu gồm các quốc gia đang phát triển),

e. Đóng gói có các chức năngsau:

+ Bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển + Chia nhỏ sản phẩm để bán

Sản phẩm từ các nước đang phát triển thường phải đi một quãng đường dài trước khi đến EU. Vì vậy, khâu đóng gói cần đặc biệt chú ý nhằm hạn chế các rủi ro hỏng hàng do va đập, nhiệt độ cao, ẩm ướt… 25

Việc đóng gói phải bảo đảm an toàn và tránh hư hỏng hàng, bao bì bằng vật liệu thân thiện với môi trường và có thể tái chế. N gười mua sẽ đưa ra các yêu cầu về bao bì đối với các sản phẩm đã sẵn sàng để lắp ráp và sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. Trên bao bì phải ghi đầy đủ số lượng, trọng lượng, loại gỗ, đóng dấu, nhãn hiệu để thuận tiện cho việc chuyên chở. Các yêu cầu đối với sản phẩm sơ chế và sản phẩm thô ít khắt khe hơn, chỉ cần đánh số và đóng tên hay logo của người xuất khẩu. Điều quan trọng là phải ghi rõ trọng lượng chính xác, chiều dài, và cần chú ý cách và các điều kiện đóng gói.

Thị trường EU là một thị trường đa dạng, năng động và đầy tính cạnh tranh nên các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ không có cơ hội thâm nhập thị trường nếu thiếu sự chuẩn bị.

Các nhà xuất khẩu nên chủ động và làm chủ tình hình để tự đưa ra được định hướng. Điều này chỉ thực hiện được khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng, đánh giá mục tiêu, đánh giá phương hướng, phương tiện và có lập kế hoạch từng bước một cách cẩn thận. Nói cách khác, các nhà xuất khẩu muốn thâm nhập thị trường EU, các kênh thương mại và phân phối, cần phải đánh giá khả năng tận dụng cơ hội và đối phó với nguy cơ, lựa chọn chiến lược và chuẩn bị đươn g đầu với môi trường cạnh tranh.

Thị trường Pháp, Anh, Đức và các nước thuộc EU cũng đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng của các quốc gia trong khối này.

Doanh nghiệp muốn đưa hàng vào Pháp, Đức, Anh hay các nước thuộc khối EU cần phải tuân thủ hai loại quy định gồm cả quy định của EU và các quy định của quốc gia đó về nguồn gốc nguyên liệu gỗ, kiểm dịch thực vật, an toàn sức khoẻ người tiêu dùng... Bên cạnh những qui định pháp lý, doanh nghiệp cần nắm rõ nhữn g qui định phi luật định mà đối tác thương mại của ở Eu có thể yêu cầu. Tron g các thị trường thì EU là một thị trường khó tính , đòi hỏi sự cẩn trọng, kỹ lưỡng cũng như sự am hiểu sâu sắc về thị trường này.

25

Nguồn: Cổng thông tin quản trị kinh doanh, đầu tư, tài chính, giáo dục

3.2.3. Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về kim n gạch tron g năm 2008 tăng khá, như vậy, sản phẩm gỗ sang thị trường này đã dần được hồi phục. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cả năm 2008 đạt 371,7 triệu USD, tăng 21% so cùng kỳ năm 2007.

Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tháng 6 năm 2009

(tỷ trọng tính theo kim ngạch) Nội thất phòng ngủ 13,3% Dăm gỗ 28,9% Ghế 8,7% Gỗ mỹ nghệ 1,0% Nội thất, đồ dùng nhà bếp 9,3% Nội thất văn phòng 10,7% Nội thất phòng khách,phòng ăn 22,2% Gỗ, ván, ván sàn 5,1% Loại khác 0,8%

Trong cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong tháng 6 năm 2009, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đạt cao nhất với 7,9 triệu USD, giảm nhẹ so với tháng trước. Tính chung 6 tháng năm 2009, tổng kim ngạch xuất kh ẩu dăm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật đạt 44,2 triệu USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2008. 82,3% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ vào thị trường Nhật Bản trong tháng 6 là kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ tràm.

Tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong tháng 6 năm 2009 đạt 6,1 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng trước. Như vậy, sau khi giảm sút trong tháng 5, thì sang tháng 6, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đã

tăng trở lại, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 39,5 triệu USD, tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2008. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu chính vào thị trường Nhật trong 6 tháng là: mặt hàng tủ với kim ngạch đạt 21,6 triệu USD, tăng 94,6% so với cùng kỳ năm 2008; mặt hàng bàn đạt 8,2 triệu USD, tăng 18,8%; mặt hàng kệ sách đạt 2 triệu USD, tăng gấp 69 lần; mặt hàng kệ TV đạt 1 triệu USD, giảm

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 56 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)