Các điểm yếu của ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam ( Weaknesses)

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 68 - 71)

3. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (S wot)

3.2Các điểm yếu của ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam ( Weaknesses)

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn trong tìm kiếm gỗ nguyên liệu để duy trì sản xuất. Hiện Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu của nhiều nước trên thế giới với mức giá tăng cao từ khoảng 30 – 40% trong khi giá bán ra chỉ tăng rất ít chỉ từ 5-7% nên doanh nghiệp càng xuất khẩu đôí mặt với thua lỗ. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh mua nguyên liệu cũng đang là vấn đề sống còn của hàng loạt doanh nghiệp khi các thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam như Lào, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan…trong thời gian qua đều có xu hướng giảm. Cùng lúc n gay tại cửa khẩu M óng Cái, các mặt hàng nguyên liệu gỗ như gỗ tràm, gỗ keo tai tượng…lại đang được các đối tác nhập khẩu Trung Quốc mua với số lượng lên đến 300m3/tuần đối với gỗ tròn, 200m3/tuần với gỗ xẻ bán thành phẩm khiến nguồn nguyên liệu càng trở nên khan hiếm hơn.

Những năm gần đây, nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, M alaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan M ạch, Phàn Lan, Canada, M ỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.30

Thứ hai, công nghệ chế biến gỗ hiện nay của các doanh nghiệp cũng còn thô sơ và mang nặng tính thủ công, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc gia

30

Báo c a g Vi t đi n t

công nguyên liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng lớn và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Bên cạnh đó các doanh nghiệp chưa chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường… Bên cạnh đó, đại bộ phận các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, chưa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ.

Thứ ba, do thiếu vốn nên các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý. Đối với việc gì các doanh nghiệp cũng gặp phải hạn chế này, đôi khi muốn có được các hợp đồng dài hạn hoặc tốt hơn, hoặc đàm phán để giành những điều kiện được ưu đãi hơn thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm được do còn đối mặt với tình trạng thiếu vốn.

Thứ tư là đa số các doanh nghiệp Việt Nam thiếu công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, vận hành các kỹ thuật tiên tiến đáp ứng các nhu cầu khắc khe của EU, Mỹ và Nhật Bản. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ vẫn tiếp tục diễn ra và một phần các cán bộ công nhân của Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa ý thức tốt về trách nhiệm của mình tron g công việc cũng như

Thứ năm, Việc quy hoạch trồng rừng và chăm sóc rừng còn theo lối quảng canh; năng suất, chất lượng thấp; không đáp ứng đủ so với qui mô công suất thiết bị của các nhà máy, việc thiếu hụt rừng cũng làm ảnh hưởng dẫn đến các doanh nghiệp phải nhập khẩu nhiều gỗ nguyên liệu trong khi gỗ tự nhiên đang rất khan hiếm mà các doanh nghiệp còn phải đối diện với việc Việt Nam đồng mất giá.

Thứ sáu31, trong lối làm việc của một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn có tư duy manh mún. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có tích lũy khá và khai thác được thị trường, đã đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng diện tích mặt bằng được giao trước đây không đáp ứng được, họ phải thuê lại mặt bằng của doanh nghiệp khác, hoặc đăng ký thuê thêm

31

Tạp chí khoa học công nghệ Bình Định

mặt bằng mới. M ặt bằng chắp vá, bố trí sản xuất manh mún như vậy rất bất tiện trong quản lý điều hành sản xuất, thiếu bền vững, hiệu quả thấp. M ột số doanh nghiệp có nhu cầu bức xúc, chờ giao mặt bằng lâu, nên họ chuyển sang đầu tư sản xuất trên địa bàn các tỉnh khác.

Thứ bảy là, công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự thống nhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan hiếm. Ngành Công nghiệp gỗ mang tính đơn lẻ, thiếu sự kết hợp và phát triển đồng bộ, dẫn đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn kém so với các nước khác như My anmar, M alaysia và Indonesia... Vì các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn.

Thứ tám, Gỗ là một mặt hàng mới phát triển mạnh khoảng nửa thập kỷ gần đây nên việc phát triển thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế còn hạn chế và chưa được chú trọng. Bộ Công Thương thừa nhận: công tác xúc tiến thương mại chưa có sự liên kết tốt giữa các tổ chức hỗ trợ thương mại và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng qua khâu trung gian (chiếm 90% lượng sản phẩm). Việc nhận làm gia công và nhận mẫu mã thiết kế, hợp đồng đặt hàng của nước ngoài ngày càng nhiều đã biến các doanh nghiệp của chúng ta thành người làm thuê, gia công cho thương hiệu nước ngoài.

Thứ chín, hầu hết doanh nghiệp chế biến gỗ chưa chú trọng tổ chức nghiên cứu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, mà chủ yếu sản xuất theo mẫu của khách hàng. Điều này vô tình tạo cho khách hàng chủ động khống chế giá, khống chế cả các điều kiện thương mại và phương thức thanh toán, dẫn đến không ít các doanh nghiệp Việt Nam không ít lần phải chịu thiệt thòi vì những thất bại trong đàm phán hợp đồng.

Thứ mười, công tác dự báo thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam còn hạn chế, cụ thể các doanh nghiệp vẫn chưa dự báo tốt sự thay đổi về mặt thị hiếu của các thị trường, chẳng hạn như việc khách hàng thay đồi thị hiếu từ sản phẩm ngoài trời sang sản phẩm nội thất, Nhật Bản tăng thị hiếu về tủ và giường ngủ gỗ… hay việc các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu gỗ từ nước ta. Điều này cũng là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ mười một, kỹ năng đàm phán của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam còn hạn chế và việc nghiên cứu cũng như các kiến thức về điều kiện thương mại Incoterms, các

phương thức thanh toán vẫn còn hạn hẹp. Do đó, chẳng hạn như việc nước ta có nguồn gỗ quý đáp ứng nhu cầu của khách hàng Trung Quốc nhưng vì chưa đủ thông tin và chưa có nhiều kỹ năng đàm phán nên không thể tận dụng lợi thế đó để đưa giá cao với khách hàng mà vẫn phải chịu mức giá trung bình hoặc thấp và không giành được lợi thế trong phương thức thanh toán và điều kiện thươn g mại.

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam (Trang 68 - 71)