Các yếu tố tác động và tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng xuất khẩu dệt may của việt nam sang thị trường eu (Trang 83 - 114)

5. Bố cục của luận văn

3.4.1. Các yếu tố tác động và tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị

EU

Bảng 3.17 trình bày kết quả của mô hình hồi quy về các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU.

Bảng 3.17: Kết quả của mô hình hồi quy

Biến độc lập Hệ số Kiểm định z Giá trị P

Hệ số chặn -2.819 -2.07 0.038 LnPGDPit 1.492 5.42 0.000 LnPGDPjt 1.126 15.24 0.000 LnPOPit 0.075 0.13 0.897 LnPOPjt 0.811 12.19 0.000 LnDISTANCEij -0.327 -2.08 0.037 COLONYij 0.503 2.48 0.013 BORDERij 1.005 3.56 0.000 LANDLOCKEDj -0.110 -0.92 0.359 OPENNESSij 0.464 3.51 0.000 OPENNESSjt 0.200 1.99 0.046 Số quan sát:1338 Wald chi2(10): 1335,55 Prob>chi2: 0,000

Nguồn: Kết quả của mô hình SFA

Ghi chú: * mức ý nghĩa 0,05; **mức ý nghĩa 0,01

Kết quả tính toán ở bảng 3.17 cho thấy biến dân số của Việt Nam (POPit) và

biến “Không tiếp giáp với biển” (LANDLOCKEDj) là hai biến không có ý nghĩa về

mặt thống kê. Các biến còn lại đều là những biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05 trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Rõ ràng là GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc xuất khẩu (Việt Nam) là yếu tố quan trọng tác động đến xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng EU. Hệ số của

LnPGDPit mang giá trị dƣơng và có ý nghĩa thống kê rất cao. Điều đó có nghĩa là

khi GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam tăng lên thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU cũng có xu hƣớng tăng lên, với các yếu tố khác không đổi.

Yếu tố quan trọng thứ hai có ảnh hƣởng đáng kể đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU là GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc thành viên

EU. Hệ số của LnPGDPjt mang giá trị dƣơng và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01.

Điều đó có nghĩa là khi GDP bình quân của nƣớc thành viên EU tăng lên sẽ kích thích các quốc gia này nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam nhiều hơn.

Hệ số của biến LnPOPit và LnPOPjt đều mang giá trị dƣơng, nhƣng chỉ có ý

nghĩa về mặt thống kê đối với biến LnPOPjt. Điều đó có nghĩa là khi dân số của các

quốc gia thành viên EU tăng lên thì các quốc gia này có xu hƣớng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam nhiều hơn.

Hệ số của biến LnDISTANCEij mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Kết quả này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết, đó là khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia càng xa nhau thì chi phí vận tải càng cao và càng làm giảm thƣơng mại hai chiều giữa hai quốc gia. Nhƣ vây, Việt Nam có xu hƣớng xuất khẩu hàng dệt may nhiều hơn sang các quốc gia thành viên EU mà có khoảng cách gần với Việt Nam hơn.

Kết quả của mô hình cũng cho thấy rằng Việt Nam có xu hƣớng xuất khẩu hàng dệt may nhiều hơn sang các quốc gia đã có mối quan hệ thuộc địa với Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may nhiều hơn khi nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ nền kinh tế của các quốc gia nhập khẩu có độ mở lớn hơn.

Trên cơ sở kết quả của mô hình SFA, tác giả đã thực hiện ƣớc lƣợng mức xuất khẩu tiềm năng và hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng EU. Kết quả tính toán đƣợc trình bày tại bảng 3.18.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.18: Mức xuất khẩu tiềm năng giai đoạn 2000-2011

Nƣớc xuất khẩu Nƣớc nhập khẩu Mức xuất khẩu thực tế (Tỷ USD) Mức xuất khẩu tiềm năng (tỷ USD) Hiệu quả kỹ thuật (%) Vietnam Áo 175,38 273,60 0,64

Vietnam Vƣơng quốc Bỉ 1.008,17 1.117,07 0,90

Vietnam Bulgaria 26,96 57,61 0,47 Vietnam Cyprus 3,71 12,07 0,31 Vietnam Cộng hoà Séc 403,08 446,92 0,90 Vietnam Đan Mạch 460,09 515,18 0,89 Vietnam Estonia 6,92 25,90 0,27 Vietnam Phần Lan 98,91 169,22 0,58 Vietnam Pháp 1.669,84 2.937,91 0,57 Vietnam Đức 4.104,03 4.464,16 0,92 Vietnam Hy Lạp 99,77 178,31 0,56 Vietnam Hungary 142,13 197,52 0,72 Vietnam Ai-len 109,77 200,91 0,55 Vietnam Italy 1.116,74 1.501,61 0,74 Vietnam Latvia 5,76 19,66 0,29 Vietnam Lithuania 2,73 17,77 0,15 Vietnam Luxembourg 61,71 380,88 0,16 Vietnam Malta 1,31 5,66 0,23 Vietnam Hà Lan 1.377,48 1.540,80 0,89 Vietnam Ba Lan 335,61 449,35 0,75

Vietnam Bồ Đào Nha 28,95 83,16 0,35

Vietnam Romania 81,25 137,91 0,59

Vietnam Slovakia 81,69 117,03 0,70

Vietnam Slovenia 8,08 28,02 0,29

Vietnam Tây Ba Nha 1.944,70 2.557,14 0,76

Vietnam Thụy Điển 399,89 514,85 0,78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Anh

Việt Nam EU 16.310,35 22.108,13 0,74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả tính toán cho thấy rằng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU chỉ đạt 74% so với mức tiềm năng (mức xuất khẩu tối đa trong trƣờng hợp tối ƣu). Nói cách khác, hiệu quả kỹ thuật chỉ đạt 0,74. Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2000-2011 Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng EU với trị giá là 16.310 tỷ USD. Theo ƣớc tính của mô hình thì mức xuất khẩu tối đa mà Việt Nam có thể đạt đƣợc là 22.108 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Cộng hoà Liên bang Đức đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất. Trong giai đoạn 2000-2011, Việt Nam đã xuất khẩu 4.104 tỷ USD hàng dệt may sang Cộng hoà Liên bang Đức. Theo ƣớc tính của mô hình SFA thì mức tối đa mà Việt Nam có thể xuất khẩu thị trƣờng Đức là 4.464 tỷ USD. Nói cách khác mức xuất khẩu hiện tại của Việt Nam sang Cộng hoà Liên bang Đức đạt hiệu quả kỹ thuật là 92% so với mức xuất khẩu tiềm năng.

Đứng thứ hai là xuất khẩu sang Vƣơng quốc Bỉ và Cộng hoà Séc, với hiệu quả kỹ thuật đạt mức 90% so với mức tiềm năng. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý rằng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang hai thị trƣờng này không giống nhau. Cụ thể là, trong giai đoạn 2000-2011, Việt Nam đã xuất khẩu sang Vƣơng quốc Bỉ với trị giá là 1.008 tỷ USD, và xuất khẩu sang Cộng hoà Séc là 403 tỷ USD. Theo ƣớc tính của mô hình thì mức xuất khẩu tối đa của Việt Nam sang Vƣơng quốc Bỉ có thể đạt 1.117 tỷ USD. Nói cách khác, trong giai đoạn 2000-2011, còn 108,9 tỷ USD (1.117,07 USD - 1.008,17 USD) chƣa đƣợc khai thác. Trong khi đó, với ƣớc tính của mô hình SFA thì mức xuất khẩu tối đa của Việt Nam sang Cộng hoà Séc đạt 446,92 tỷ USD. Nói cách khác, còn 43,84 tỷ USD (446,92 USD - 403,08 USD) chƣa đƣợc khai thác.

Đứng thứ ba là xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị Đan Mạch và Hà Lan. Hiệu quả kỹ thuật về xuất khẩu hàng dệt may sang cả hai thị trƣờng này đều đạt 89%. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ trƣờng hợp xuất khẩu sang Vƣơng quốc Bỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và Cộng hoà Séc, xét về giá trị tuyệt đối thì tiềm năng xuất khẩu chƣa đƣợc khai thác có sự khác nhau giữa hai thị trƣờng này. Cụ thể là, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hà Lan giai đoạn 2000-2011 có thể tăng với mức tối đa là 163,32 tỷ USD (1.540,80 USD - 1.377,48 USD), trong khi đó xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng Đan Mạch chỉ có thể tăng với mức tối đa là 55,09 tỷ USD (515,18 USD - 460,09 USD).

Điều đáng lƣu ý ở đây là mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng Pháp đạt mức khá cao, nhƣng hiệu quả kỹ thuật chỉ đạt mức 57%. Cụ thể là, trong giai đoạn 2000-2011, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng Pháp với trị giá là 1.669,84 tỷ USD, và theo ƣớc tính của mô hình SFA thì Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trƣờng Pháp với mức tối đa là 2.937,91 tỷ USD. Nhƣ vậy, còn 1.268,07 tỷ USD (2.937,91 USD - 1.669,84 USD) chƣa đƣợc khai thác.

Tƣơng tự nhƣ vậy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Vƣơng quốc Anh cũng đạt mức cao (2.555,68 tỷ USD). Tuy nhiên, theo ƣớc tính của mô hình thì mức xuất khẩu tối đa sang thị Vƣơng quốc Anh mà Việt Nam có thể là 4.157,91 USD. Nói cách khác, trong giai đoạn 2000-2011, còn 1.602,23 tỷ USD (4.157,91 USD - 2.555,68 USD) chƣa đƣợc khai thác một cách triệt để.

Nhƣ vậy, tổng hợp kết quả của mô hình SFA chúng ta có thể thấy hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Cộng hoà Liên bang Đức đạt hiệu quả cao nhất (đạt 92%); đứng thứ hai là xuất khẩu sang thị trƣờng Vƣơng quốc Bỉ và Cộng hoà Séc (đạt 90%); đứng thứ ba là xuất khẩu sang thị trƣờng Đan Mạch và Hà Lan; và thấp nhất là xuất khẩu sang thị trƣờng Lithuania (đạt 15%). Về tiềm năng xuất khẩu chƣa đƣợc khai thác một cách tối ƣu, đứng thứ nhất là xuất khẩu sang thị trƣờng Vƣơng quốc Anh (còn 1.602,23 tỷ USD chƣa đƣợc khai thác),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đứng thứ hai là xuất khẩu sang thị trƣờng Pháp (còn 1.268,07 tỷ USD chƣa đƣợc khai thác); đứng thứ ba là xuất khẩu sang thị trƣờng Tây Ba Nha (còn 612,44 tỷ USD chƣa đƣợc khai thác); ít tiềm năng nhất là xuất khẩu sang thị trƣờng Malta (còn 4,35 tỷ USD chƣa đƣợc khai thác).

3.4.2. Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU

Nhƣ đã đề cập ở phần trên, chỉ số tƣơng đồng thƣơng mại đƣợc sử dụng để đánh giá tiềm năng xuất khẩu của một quốc gia sang một quốc gia đối tác thƣơng mại. Trong đề tài này, giá trị của chỉ số TCI càng cao thì càng thể hiện tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang quốc gia thành viên của EU. Bảng 3.19 trình bày kết quả tính toán chỉ số tƣơng đồng thƣơng mại (TCI). Chỉ số tƣơng đồng đƣợc xếp hạng từ cao xuống thấp lấy năm 2011 làm cơ sở.

Theo kết quả ở bảng, Hà Lan là thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng nhất của Việt Nam (với chỉ số TCI đạt 74,27 năm 2011). Về thực chất, Hà Lan là quốc gia mà Việt Nam có chỉ số TCI cao nhất trong hầu hết các năm. Một điều cần lƣu ý rằng, chỉ số TCI giữa Việt Nam và Hà Lan ngày càng tăng cao. Điều này cho thấy cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam phù hợp với cơ cấu nhập khẩu hàng dệt may của Hà Lan. Đứng thứ hai là Cộng hoà Liên bang Đức. Chỉ số TCI giữa Việt Nam và quốc gia này cũng tăng dần qua các năm, từ 50,19 năm 2001 lên 71,36 năm 2007 và 73,75 năm 2011. Tƣơng tự nhƣ vậy, Tây Ba Nha cũng là thị trƣờng xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam. Nếu nhƣ chỉ số TCI giữa Việt Nam và Tây Ba Nha chỉ đứng thứ 11 năm 2001 thì đến năm 2011 thì chỉ số này đã đứng thứ ba (đạt 73,75). Thị trƣờng ít tiềm năng nhất là thị trƣờng Rumani. Tuy nhiên chỉ số TCI giữa Việt Nam và Rumani cũng có xu hƣớng tăng dần qua các năm, từ 18,43 năm 2001 lên 28,23 năm 2007 và 35,84 năm 2011. Nhƣ vậy, ngay cả với thị trƣờng ít tiềm năng nhất thì chỉ số TCI đều có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Điều này cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thấy rằng thị trƣờng EU là một thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may đầy tiềm năng của Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.19: Chỉ số tƣơng đồng TCI

Quốc gia 2001 2004 2007 2011

Hà Lan 53,23 64,77 70,55 74,27

Đức 50,19 64,41 71,36 73,75

Tây Ban Nha 50,10 63,32 72,99 73,75

Đan Mạch 50,22 64,74 73,15 72,76 Anh 50,56 64,95 70,28 72,74 Italy 50,46 61,60 67,82 72,41 Áo 49,28 62,55 70,54 71,82 Pháp 52,13 64,04 70,79 71,64 Bỉ 50,71 62,27 68,87 70,40 Ireland 50,63 66,23 71,75 69,34 Bồ Đào Nha 36,66 50,15 60,74 68,41 Thụy Điển 50,95 64,04 68,62 68,20 Phần Lan 51,72 62,97 64,73 66,97 Greece 45,95 58,24 67,35 66,83 Malta 34,73 58,43 62,36 63,84 Slovak 28,22 33,14 47,50 63,15 Slovenia 39,69 45,70 55,21 62,72 Latvia 35,11 39,15 54,90 60,81 Cyprus 43,92 61,25 66,19 60,72 Ba Lan 26,85 30,89 43,10 60,56 Séc 34,66 42,94 47,92 59,23 Luxembourgh 37,56 45,80 52,88 58,56 Estonia 38,13 38,58 50,67 53,18 Hungary 33,02 42,43 48,51 49,78 Lithuania 28,08 29,18 48,16 45,22 Bulgary 26,37 28,74 34,14 38,01 Rumani 18,43 18,81 28,23 35,84

(Nguồn: Kết quả tính toán)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU

Trong nhữ ẽ ị trƣờ ạ ủa nền kinh tế ở mứ ốc sẽ ngày càng lan rộ - gay gắ .

- ẫn tới quy mô các hoạt động kinh

tế toàn cầu rất có thể sẽ giả ạ

ế 2016 - 201

.

Do sự leo thang của giá nguyên vật liệu đầu vào, sẽ có tác động mạnh mẽ

đế , dẫn đế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ , hứa hẹ - ất nhập khẩ m ặ ặ ả -

2015 tăng kim ngạch xuất khẩ

. Hoạt độ ợ

ới tinh vi. Bên cạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ . Trong những năm tớ ẽ ả , “l , ạ Nhằ -

2011 - 2020, hoạt độ ủa nƣớ ển khai theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất, phát triển xuất khẩu cũng chính là góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Các cấp, các ngành, địa phƣơng cần lƣu ý, quán triệt quan điểm này trong quá trình hoạch định chính sách phát triển trong giai đoạn tới. Việt Nam có hơn 70% dân số sống ở nông thôn, dựa chủ yếu vào nguồn lợi tự nhiên. Việc phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản trong thời gian qua đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là những vùng trồng cà phê, cao su (Tây Nguyên), lúa gạo, thủy sản (Đồng bằng sông Cửu Long). Xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều lao động nhƣ dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, điện tử, đồ gỗ... thu hút một lƣợng lao động lớn, cải thiện đời sống của ngƣời dân lao động. Mặc dù, hoạt động xuất khẩu của nƣớc ta trong thời gian qua chƣa thể hiện đƣợc xu hƣớng công nghiệp hóa, nhƣng những đóng góp về mặt xã hội là rất to lớn và đáng ghi nhận.

Thứ hai, nhờ có phát triển xuất khẩu mà chất lƣợng lao động và trình độ quản lý cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Cần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giá trị gia tăng cao để cải thiện nguồn nhân lực, thu hút lao động nông nghiệp. Nhƣ chúng ta đã biết, chất lƣợng lao động và trình độ quản lý của các doanh nghiệp nƣớc ta còn hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hạn chế tăng trƣởng xuất khẩu bền vững. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chính sách đào tạo nguồn nhân lực và khuyến khích sử dụng ngƣời có trình độ chuyên môn cao là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu.

Thứ ba, nhà nƣớc cần đƣa ra những chính sách kịp thời, đúng đắn để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa định hƣớng xuất khẩu. Trƣớc hết, cần giải quyết các vấn đề xã hội do tập trung lao động (nhất là lao động nữ) ở một số ngành nhƣ da giày, dệt may. Đây là một vấn đề đang bức xúc mà chƣa đƣợc sự quan tâm của các ngành. Khi mà đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động nói chung và lao động nữ nói riêng còn rất nghèo nàn do việc làm thêm giờ, thêm ca của nữ công nhân lao động hiện nay còn phổ biến. Để đủ lƣơng khoán, nữ công nhân lao động phải tự nguyện ở lại doanh nghiệp làm thêm giờ, thêm ca mới đảm bảo định mức. Tình hình này gây tâm trạng mệt mỏi, ảnh hƣởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lớn đến sức khoẻ của nữ công nhân lao động, đặc biệt là ảnh hƣởng tới đời sống và

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng xuất khẩu dệt may của việt nam sang thị trường eu (Trang 83 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)