5. Bố cục của luận văn
4.2.3. Phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành dệt may
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Để phát triển đƣợc ngành dệt may cần rất nhiều nguyên vật liệu để có thể sản xuất, kéo theo đó là hàng loạt các ngành công nghiệp bổ trợ. Ngành công nghiệp bổ trợ là những ngành liên quan trực tiếp đến ngành chủ lực, sự phát triển của ngành chủ lực bị ảnh hƣởng và chi phối của các ngành này. Khi các ngành công nghiệp bổ trợ phát triển nó sẽ là nền tảng vững chắc cho ngành dệt may phát triển, ngành dệt may có thể chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu phụ liệu, giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng.. Thực tế ngành dệt may của nƣớc ta đã chứng minh: khi các ngành công nghiệp bông sợi của chúng ta không phát triển, hàng năm ngành dệt đã phải nhập đến 90% sản lƣợng bông sơ để phục vụ cho ngành dệt, kết quả là sản phẩm của ngành dệt làm ra đã đắt hơn sản phẩm của các nƣớc trong khu vực, ngành dệt không có khả năng phát triển đến lƣợt nó lại ảnh hƣởng đến khả năng phát triển của ngành may không tạo ra đƣợc đủ lƣợng nguyên liệu để cấp cho ngành may làm ngành hàng năm phải nhập hơn 70% sản lƣợng nguyên liệu. Nó cũng là nguyên nhân làm cho ngành may chủ yếu phải xuất bằng phƣơng thức gia công xuất khẩu. Cho nên để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may phát triển cần phát triển các ngành bổ sung cho ngành dệt may.
Ngành công nghiệp bông là một trong những ngành công nghiệp bổ sung có ảnh hƣởng lớn nhất đến ngành dệt may. Đây là ngành cung cấp nguyên liệu quan trọng nhất cho ngành dệt may. Vì vậy trong những năm tới ngành công nghiệp bông cần phải đƣợc đầu tƣ phát triển, để phát triển ngành này thì nhà nƣớc cần phải tiến hành các hoạt động nhƣ quy hoạch vùng trông bông lựa chọn các loại bông có năng xuất chất lƣợng cao với điều kiện Việt Nam có những chính sách ƣu đã về vốn, đặc biệt nhà nƣớc nên có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đầu tƣ phát triển ngành này. Phải có chiến lƣợc đồng bộ về cơ chế tổ chức giữa vùng nguyên liệu và vùng chế biến, có những chính sách lớn của Nhà nƣớc về cây bông, đầu tƣ khoa học, kỹ thuật giống bông, phòng sâu bệnh, xây dựng vùng trọng điểm đa canh củng cố hệ thống khuyến nông, xây doanh nghiệp giá và bảo hiểm giá, nâng cao chất lƣợng cây bông nhằm khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đặc biệt là khai thác vùng đất Tây Nguyên
Ngành công nghiệp hóa chất, các ngành công nghiệp chế tạo các dụng cụ phục vụ cho ngành may mặc, chế tạo ra các trang thiết bị, phụ tùng thay thế dần dần thay thế các dụng cụ phải nhập từ nƣớc ngoài cũng là các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành dệt may mà Nhà nƣớc ta cần phải quan tâm.