Những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng xuất khẩu dệt may của việt nam sang thị trường eu (Trang 38 - 40)

5. Bố cục của luận văn

1.1.3. Những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá

1.1.3.1. Tổng sản phẩm quốc nội

Trên phƣơng diện lý thuyết GDP của nƣớc xuất khẩu chính là yếu tố cung. GDP bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ đƣợc tạo ra trong lãnh thổ của một nƣớc. GDP càng cao càng cho thấy năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ ra càng lớn. Khi hàng hóa đƣợc tạo ra càng nhiều thì khả năng xuất khẩu càng lớn. Nhƣ vậy, GDP của nƣớc xuất khẩu chính là yếu tố đẩy. Ngƣợc lại, GDP của nƣớc nhập khẩu chính là yếu tố cầu bởi lẽ GDP của nƣớc nhập khẩu càng lớn thì càng thể hiện sức mua của quốc gia đó, hay nói cách khác là GDP của nƣớc nhập khẩu càng cao càng cho thấy cầu về nhập khẩu càng cao hơn. Chính vì vậy, theo dự đoán về mặt lý thuyết, khi các yếu tố khác không đổi thì thƣơng mại giữa các quốc gia có quy mô GDP cao thƣờng là cao (Frankel, 1993).

1.1.3.2. Dân số

Về thực chất, cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa dân số và thƣơng mại quốc tế không thực sự rõ ràng. Một mặt, dân số đông có thể khuyến khích phân công lao động và do đó cho phép các ngành công nghiệp đạt đƣợc lợi thế theo quy mô. Do đó, thƣơng mại với các nƣớc bạn hàng về nhiều loại hàng hóa sẽ tăng lên. Điều đó có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghĩa là dân số có tác động tích cực đối với thƣơng mại hai chiều (Oguledo and Macphee, 1994). Mặt khác, quốc gia đông dân thƣờng có diện tích tự nhiên lớn, và do đó sẵn có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiệu ứng hấp thu của thị trƣờng trong nƣớc làm cho quốc gia này ít phục thuộc vào thƣơng mại quốc tế. Do đó, dân số có tác động làm giảm thƣơng mại (Endoh, 2000; Nowak-Lehmann, 2003).

1.1.3.3. Khoảng cách về địa lý

Xét về mặt lý thuyết khi hai quốc gia cách xa nhau về mặt địa lý thì chi phí vận chuyển hàng hoá giữa hai quốc gia này càng lớn. Điều này sẽ làm giảm lợi ích thu đƣợc từ thƣơng mại và do đó làm giảm thƣơng mại giữa hai quốc gia. Về mặt thực nghiệm, khoảng cách giữa các quốc gia đƣợc sử dụng để thay thế cho các biến liên quan đến khoảng cách nhƣ chi phí vận chuyển, chi phí về thời gian, tiếp cận thông tin về thị trƣờng. Tất cả các nhân tố này phản ánh chi phí về giao dịch quốc tế. Do đó, các quốc gia xa nhau thƣờng trao đổi buôn bán với nhau ít hơn. Nói cách khác, khoảng cách về mặt địa lý có tác động hạn chế thƣơng mại (Martinez-Zarzoso, 2003).

1.1.3.4. Quan hệ thuộc địa trong quá khứ

Những quốc gia có mối quan hệ thuộc địa trong quá khứ với nhau thƣờng là những quốc gia sử dụng chung ngôn ngữ, hoặc có sự hiểu biết về ngôn ngữ của nhau. Điều này sẽ làm giảm bớt chi phí kinh doanh (do không phải chịu chi phí dịch các văn bản, hợp đồng). Ngoài ra, những quốc gia có quan hệ thuộc địa trong quá khứ thƣờng hiểu biết lẫn nhau hơn về chính sách thƣơng mại, tập quán kinh doanh, thể chế kinh tế,… Đây chính là những yếu tố làm giảm chi phí kinh doanh. Trên thực tế, các quốc gia đã từng có quan hệ thuộc địa thƣờng có sự tƣơng đồng về văn hóa. Điều đó thƣờng làm giảm thiểu khoảng cách về văn hóa và kích thích thƣơng mại phát triển. Do đó, theo dự đoán về mặt lý thuyết, hệ số của các biến này sẽ mang dấu dƣơng (Clarete và các cộng sự, 2003; Peridy, 2005).

1.1.3.5. Có chung biên giới

Về mặt lý thuyết, hai quốc gia có chung biên giới nghĩa là hai quốc gia có khoảng cách về mặt địa lý không đáng kể. Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia. Thêm vào đó, các quốc gia có chung biên giới thƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có quan hệ giao lƣu nhiều hơn và hiểu về phong tục, tập quán văn hoá, sở thích, thị hiếu, những thông tin về thị trƣờng, chính sách thƣơng mại của nhau hơn. Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thƣơng mại giữa hai quốc gia. Trên thực tế, các quốc gia có chung biên giới thƣờng có xu hƣớng trao đổi buôn bán với nhau nhiều hơn.

1.1.3.6. Tiếp giáp với biển

Về mặt lý thuyết, các quốc gia không có biển khi trao đổi thƣơng mại với các quốc gia khác sẽ bị hạn chế hơn bởi lẽ việc vận chuyển chỉ đƣợc thực hiện bằng đƣờng hàng không. Trong trƣờng hợp vận chuyển bằng đƣờng bộ họ phải phụ thuộc vào các nƣớc láng giềng. Đó chính là lý do mà họ thƣờng ít trao đổi buôn bán hơn so với phần còn lại của thế giới. Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa biến “không tiếp giáp với biển” và thƣơng mại. Các kết quả nghiên cứu đều ủng hộ phỏng đoán rằng các quốc gia không có biển thƣờng ít có quan hệ thƣơng mại hơn với phần còn lại của thế giới.

1.1.3.7. Độ mở của nền kinh tế

Thực tế về thƣơng mại quốc tế cho thấy có rất nhiều các rào cản làm cản trở đến dòng chảy thƣơng mại giữa các quốc gia trên thế giới. Những rào cản này bao hàng rào thuế quan, và hàng rào phi thuế quan (ví dụ nhƣ hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, các biện pháp hành chính,…). Đặc biệt, hàng rào phi thuế quan lại chính là hàng rào ít minh bạch hơn so với hàng rào thuế quan và chính là những rào cản ảnh hƣởng nhiều đến thƣơng mại hơn. Việc mở cửa nền kinh tế, điều chỉnh chính sách thƣơng mại theo hƣớng nới lỏng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan là những biện pháp hữu hiệu để tăng cƣờng thƣơng mại song phƣơng của quốc gia. Trên thực tế, việc đo lƣờng các rào cản thƣơng mại, đặc biệt là hàng rào phi thuế quan, thƣờng rất khó. Chính vì vậy mà ngƣời ta thƣờng sử dụng độ mở nền kinh tế làm biến đại diện cho độ mở về chính sách thƣơng mại.

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng xuất khẩu dệt may của việt nam sang thị trường eu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)