5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Giới thiệu chung
3.1.1.1. Sự ra đời của Liên minh châu (EU)
Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ trƣởng ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09 tháng 05 năm 1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dƣới một cơ quan quyền lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nƣớc châu Âu khác cùng tham gia. Sau đó, Hiệp ƣớc thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức tiền thân của EU ngày nay đƣợc ký kết. Từ đó đến nay, sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là một Liên minh châu Âu nhƣ chúng ta thấy ngày nay và trong tƣơng lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao hơn.
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nƣớc thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung- ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.
3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh châu Âu
EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trƣởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.
- Hội đồng châu Âu: là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nƣớc thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đƣa ra định hƣớng và ƣu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu đƣợc thông qua theo hình thức đồng thuận. Chủ tịch Hội đồng châu Âu có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
- Hội đồng Bộ trƣởng: gồm đại diện (thƣờng ở cấp Bộ trƣởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đƣa ra định hƣớng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung. Ngoài Hội đồng Ngoại trƣởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trƣởng khác do nƣớc Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
- Nghị viện châu Âu (European Parliament - EP): Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trƣởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trƣởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU đƣợc bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.
- Ủy ban châu Âu: là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ƣớc và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định. Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nƣớc thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nƣớc thành viên, các ủy viên đƣợc bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nƣớc thành viên và đƣợc Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
3.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của Liên minh châu Âu
EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nƣớc thành viên thƣờng trực HĐBA LHQ, 4/7 nƣớc công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nƣớc trong nhóm G20.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu ngƣời toàn EU đạt 32,900 nghìn USD/năm.
- Về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt đƣợc 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.
- EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nƣớc đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.
Nhìn vào bảng 3.1 dƣới đây cho thấy, theo số liệu mới nhất năm 2012, GDP của EU đạt 16,22 nghìn tỷ USD, thu nhập bình quân đầu ngƣời toàn EU đạt 31,406 nghìn USD/năm. Trong đó, nƣớc có tổng GDP lớn nhất là Đức với trên 3,36 nghìn tỷ USD. Tiếp theo là Pháp với 2,55 nghìn tỷ USD và đứng thứ 3 là Anh với 2,43 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nƣớc có thu nhập bình quân đầu ngƣời lớn nhất lại là Luxembourg, với 105,719 nghìn USD/ng do dân số nƣớc này chỉ gồm 0,52 triệu dân. Đứng thứ 2 là Đan Mạch với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời là 55,447 nghìn USD/ng. Nƣớc có thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nhất là Bulgaria, chỉ đạt 6,973 nghìn USD/ng. Nhìn chung các quốc gia trong khối EU đều phát triển khá đồng đều và độ chênh lệch về kinh tế ở mức thấp hơn rất nhiều so với các khu vực khác trên thế giới. Chính vì vậy mà hiện nay EU vẫn luôn là nền kinh tế lớn nhất thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1: Các thông số của EU năm 2012
STT Tên nƣớc GDP (triệu USD) PGDP (USD/ng) Dân số (triệu ng) Diện tích (triệu km2) 1 Austria 391.469 46.330,06 8,45 83.870 2 Belgium 476.796 43.175,35 11,04 30.528 3 Bulgaria 50.806 6.973,60 7,29 110.910 4 Cyprus 22.446 25.629,07 0,88 9.250 5 Czech Republic 193.513 18.336,91 10,55 78.866 6 Denmark 309.180 55.447,62 5,58 43.094 7 Estonia 21.417 15.986,55 1,34 45.226 8 Finland 247.189 45.544,53 5,43 338.145 9 France 2.580.420 40.689,93 63,42 643.427 10 Germany 3.366.650 41.167,55 81,78 357.021 11 Greece 254.978 22.757,22 11,20 131.940 12 Hungary 128.844 12.933,59 9,96 93.030 13 Iceland 13.554 41.150,79 0,33 103.000 14 Italy 1.980.450 32.521,96 60,90 301.230 15 Latvia 27.188 13.316,18 2,04 64.589 16 Lithuania 41.216 12.873,03 3,20 65.200 17 Luxembourg 55.287 105.719,97 0,52 2.586 18 Malta 8.415 19.740,25 0,43 316 19 Netherlands 770.224 45.942,36 16,77 41.526 20 Poland 470.354 12.302,37 38,23 312.685 21 Portugal 210.620 19.768,20 10,66 92.391 22 Romania 171.401 8.029,01 21,35 237.500 23 Slovak Republic 91.186 16.726,42 5,45 48.845 24 Slovenia 45.421 22.460,94 2,02 20.273 25 Spain 1.340.270 28.976,21 46,25 504.782 26 Sweden 520.256 54.879,37 9,48 449.964 27 United Kingdom 2.433.780 38.591,46 63,07 244.820 Tổng 16.223.330 847.970,48 497,60 4.455.014,00 3.1.2. Tình hình thương mại của liên minh Châu Âu
Tuy dân số chỉ chiếm 6,2% dân số thế giới nhƣng EU chiếm tới trên 20% giá trị thƣơng mại toàn cầu. Hiện nay, EU là khối thƣơng mại mở lớn nhất thế giới và là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một trong những thành viên chủ chốt của WTO.
EU có nền ngoại thƣơng phát triển với thị trƣờng xuất nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới với tốc độ kim ngạch xuất khẩu trung bình là gần13% năm và tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu trung bình khoảng 11%/năm, cán cân thƣơng mại khá cân bằng.
Trong các chính sách đối ngoại của EU, chính sách thƣơng mại chung đóng vai trò trung tâm với tƣ cách là chính sách có mức độ nhất thể hoá cao nhất hiện nay của các quan hệ đối ngoại, là biểu hiện đối ngoại của thị trƣờng đơn nhất cũng nhƣ là chính sách của một lực lƣợng thƣơng mại lớn nhất thế giới. Hiện nay, EU đang áp dụng hai loại chính sách thƣơng mại: Chính sách thƣơng mại tự trị và chính sách thƣơng mại dựa trên cơ sở hiệp định. Chính sách thƣơng mại quốc tế của EU hiện nay về cơ bản đƣợc xây dựng trên quan điểm là: Những quan hệ đối ngoại với các nƣớc ngoài khối EU đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của toàn khối, nó là mối quan hệ liên ngành chặt chẽ trong nền kinh tế thế giới và là nguyên tắc của sự phân công lao động quốc tế.
Để đáp ứng mục tiêu của chiến lƣợc này trong khuôn khổ chính sách kinh tế đối ngoại của EU là chính sách thƣơng mại quốc tế đƣợc cụ thể hoá gồm các chính sách nhƣ: Chính sách khuyến khích xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, tự do hoá thƣơng mại, hạn chế xuất khẩu tự nguyện,... Tất cả các chính sách này đều dựa trên các nguyên tắc chính là phân công lao động quốc tế thay vì tự cấp, tự túc, cạnh tranh quốc tế thay cho các hàng rào thƣơng mại, cân bằng lợi ích thay cho đối đầu kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, EU cũng sử dụng các công cụ, biện pháp chủ yếu là thuế quan, hạn chế về số lƣợng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu, các biện pháp đền bù, hạn chế xuất khẩu "tự nguyện" và hạn ngạch (quotas).... để điều tiết quan hệ đối ngoại.
Nhìn vào số liệu bảng 3.2, bảng thể hiện cán cân thƣơng mại của các nƣớc trong khối EU cho thấy, cán cân thƣơng mại của các nƣớc thuộc EU phần lớn đều mang dấu âm. Điều này chứng tỏ cán cân thƣơng mại thâm hụt (nhập siêu), các nƣớc này phần lớn đều có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu là không lớn và cán cân thƣơng mại của các nƣớc này khá cân bằng. Đây là một thế mạnh cần phải duy trì và tiếp tục phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
huy trong thời gian tới.
Bảng 3.3 và 3.4 thể hiện giá trị nhập khẩu hàng dệt may nói riêng và tổng nhập khẩu các mặt hàng nói chung của EU và thế giới. Qua 2 bảng số liệu này cho ta thấy đƣợc rằng EU đóng một vai trò rất quan trọng trong cán cân thƣơng mại thế giới. Tỉ lệ nhập khẩu của EU chiếm trên 32% so với nhập khẩu của cả thế giới. Với vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế, thƣơng mại thế giới nhƣ vậy thì việc đẩy mạnh phát triển thƣơng mại với EU là mong muốn của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Bảng 3.2: Cán cân thƣơng mại của EU (ĐVT: Tỷ USD)
STT Tên nƣớc Xuất khẩu Nhập khẩu
Cán cân thƣơng mại 1 Austria 152592,29 168925,63 -16333,34 2 Belgium 438378,38 433012,47 5365,91 3 Bulgaria 26088,27 31782,98 -5694,70 4 Cyprus 831,46 7345,21 -6513,75 5 Czech Republic 155913,29 139018,52 16894,77 6 Denmark 85418,02 78367,35 7050,67 7 Estonia 17343,00 18131,69 -788,69 8 Finland 71458,87 73662,64 -2203,77 9 France 542546,75 656480,06 -113933,31 10 Germany 1340213,11 1103422,16 236790,95 11 Greece 34470,59 62331,15 -27860,56 12 Hungary 98222,57 85439,09 12783,48 13 Iceland 5032,44 4760,94 271,51 14 Italy 440710,84 422397,82 18313,02 15 Latvia 11621,49 14207,19 -2585,70 16 Lithuania 29093,07 31306,21 -2213,14 17 Luxembourg 13270,59 22601,04 -9330,44 18 Malta 5616,66 7892,53 -2275,87 19 Netherlands 510228,86 478097,06 32131,80 20 Poland 179470,23 185854,18 -6383,95 21 Portugal 58344,76 71773,49 -13428,73 22 Romania 56266,88 68373,68 -12106,80 23 Slovak Republic 80697,09 77108,23 3588,86 24 Slovenia 26790,56 28151,80 -1361,23 25 Spain 273277,37 324325,83 -51048,46 26 Sweden 164582,82 157614,91 6967,91 27 United Kingdom 432233,37 608847,02 -176613,65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.3: Nhập khẩu hàng dệt may của EU và thế giới
(ĐVT: nghìn tỷ USD) Nhập khẩu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 EU-TG (1) 140,20 163,67 184,79 191,72 207,16 234,10 249,30 213,43 226,16 262,85 202,71 TG-TG (2) 366,00 406,29 451,53 471,64 509,95 557,29 583,73 502,37 566,69 644,18 551,09 Tỉ lệ (1)/(2) % 38,31 40,28 40,92 40,65 40,62 42,01 42,71 42,48 39,91 40,80 36,78
Bảng 3.4: Tổng nhập khẩu các mặt hàng của EU và thế giới
(ĐVT: nghìn tỷ USD) Nhập khẩu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 EU - TG (1) 2.525,67 3.024,15 3.671,51 4.035,03 4.669,05 5.405,23 6.071,44 4.545,14 5.150,56 6.000,12 5.124,94 TG - TG (2) 6.487,52 7.551,72 9.184,01 10.323,71 12.002,90 13.739,76 15.863,90 12.148,05 14.787,93 17.407,11 16.014,09 Tỉ lệ (1)/(2) % 38,93 40,05 39,98 39,09 38,90 39,34 38,27 37,41 34,83 34,47 32,00 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.3. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU
Hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28-11-1990. Năm 1996, EU chính thức mở Phái đoàn Đại diện thƣờng trực tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai bên đã đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu. EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Năm 1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm 1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.
Năm 1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC.
Năm 1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thƣờng trực tại Việt Nam.
Năm 1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN - EU.
Năm 2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền. Năm 2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội.
Năm 2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chƣơng trình hành động đến 2010 và định hƣớng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU.
Năm 2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA).
Năm 2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU Năm 2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.
Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA):
Quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh đƣợc mối quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ và xây dựng khuôn khổ pháp lý mới thay thế cho Hiệp định khung Việt Nam - EC năm 1995. Trên tinh thần đó, tháng 6/2008, Việt Nam và EU đã khởi động đàm phán Hiệp định PCA. Sau 9 vòng đàm phán (từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6/2008 đến 10/2010), ngày 4/10/2010, Hiệp định PCA đã đƣợc ký tắt bên lề Hội nghị ASEM-8 tại Bỉ trƣớc sự chứng kiến của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso. PCA giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện những bƣớc phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU trong 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đƣa quan hệ hợp tác Việt Nam - EU bƣớc sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn. Hiện nay hai bên đang chuẩn bị để ký chính thức Hiệp định.
EU hiện là một trong những đối tác thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thƣơng mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm:
Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU. Hiện EU là đối tác thƣơng mại lớn thứ 3 và là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 - 2010, kim ngạch thƣơng mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 2010 (và khoảng 24,29 tỷ USD năm 2011). EU là thị trƣờng lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt