5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may
Nếu phát triển cho các ngành công nghiệp bổ trợ là điều kiện cần thì phát triển nguồn nhân lực là điều kiện đủ để ngành dệt may phát triển. Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển ngành dệt may có thể đƣợc chia thành hai bộ phận, một bộ phận trực tiếp làm công tác sản xuất, còn một bộ phận làm công tác kinh doanh. Theo đánh giá của các chuyên gia nƣớc ngoài thì cả hai bộ phận nhân lực của ngành dêt may đều còn yếu và thiếu.
Đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất trực tiếp: hạn chế của Việt Nam là thiếu các nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp, các kỹ sƣ hoàn thiện vì vậy mẫu mã hàng dệt may trên thị trƣờng không thể cạnh tranh với các nƣớc khác, đặc biệt là Trung Quốc. Trong khi công nhân ở các nƣớc khác trong khu vực có khả năng vận hành đƣợc 90% hiệu suất máy thì công nhân của Việt Nam mới chỉ có khả năng sử dụng và vận hành đƣợc 70% hiệu suất máy, dẫn tới năng suất thấp làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng chi phí thời gian giao hàng may mặc xuất khẩu nƣớc ta. Còn đối với các bộ phận cân, các cán bộ kinh doanh thì khả năng nghiên cứu tiếp cận mở rộng thị trƣờng còn yếu đặc biệt là thị trƣờng EU, dẫn đến xuất khẩu của nƣớc ta vào thị trƣờng phải trải qua trung gian, gây ra chi phí nhiều hơn, việc có đƣợc các đơn đặt hàng chủ yếu là nhờ đối tác tự tìm đến.
Với xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá kinh tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam vào quá trình này, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin luôn đặt ra yêu cầu mới rất cao đối với đội ngũ cán bộ thƣơng mại. Ở Việt Nam những kiến thức về quản lý kinh tế nói chung, quản lý thƣơng mại nói riêng ở tầm vĩ mô về quy mô đang có sự hẫng hụt và có độ chênh lệch lớn so với ngay cả các nƣớc trong khu vực. Chính do sự yếu kém này đã gây thiệt hại cho Việt Nam trong quá trình đàm phán ký
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kết hợp đồng thƣơng mại và kinh tế với các đối tác giầu kinh nghiệm nhƣ EU. Vì vậy chính phủ nên tổ chức các chƣơng trình đào tạo chuyên sâu về thƣơng mại cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của công ty thƣơng mại.
Để khắc phục những yếu kém đó của nguồn nhân lực dệt may bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các cơ sở đã có nhƣ: Đại học Bách Khoa, đại học Mở, Mỹ Thuật Công Nghiệp… Nhà nƣớc và các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo bằng cách tổ chức các lớp bồi dƣỡng, các lớp đào tạo ngắn hạn, thuê các chuyên gia thiết kế EU về giảng dạy và tập huấn, cử các kỹ sƣ, nhà thiết kế có năng lực sang đào tạo ở các nƣớc EU. Đồng thời với việc đào tạo “thầy” thì nhà nƣớc cũng cần phải quan tâm đến các cơ sở đào tạo “thợ” (công nhân) để nâng cao tính chuyên nghiệp, năng xuất, khả năng và kỹ thuật vận hành sử dụng máy móc. Còn đối với nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dệt may, nhà nƣớc cũng cần phải đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Hàng năm nên cử các đoàn công tác sang thị trƣờng EU để học hỏi kinh nghiệm và nguyên tắc kinh doanh, đồng thời làm công tác nghiên cứu để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu về hàng dệt may của thị trƣờng EU, hiểu đƣợc văn hóa phong tục của thị trƣờng này. Từ đó quay về nƣớc có thể đƣa ra đƣợc những phƣơng án sản xuất kinh doanh tối ƣu để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng dệt may EU.
Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và thu hút các học sinh có khả năng theo học nghề dệt may, khắc phục tình trạng thiếu kỹ sƣ dệt may trầm trọng. Đầu tƣ cho các trƣờng dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất kỹ thuật theo dây chuyền hiện đại nhằm đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thực sự trở thành thế mạnh của nghành dệt may Việt Nam. Ƣu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và hoạt động Marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của nghành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mã và xúc tiến thị trƣờng. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đảm bảo việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho ngƣời lao động. Tránh tình trạng những công nhân, kỹ sƣ có tay nghề cao bị hút sang công ty liên doanh