Khi nói đến mqh giữa LP và TN, các nhà kinh tế thường đề cập đến khái niệm “đánh đổi”. Đánh đổi (trade off) có nghĩa là được cái này mất cái kia,
chọn cái này phải bỏ cái kia. A.W. Phillips đã phát hiện ra rằng TN thì lương có khuynh hướng tăng, lương tăng sẽ làm tăng giá. Như vậy, TN sẽ kéo theo tình trạng LP. Phát hiện này đã dẫn đến 1 luận điểm cho rằng giữa LP và TN có sự đánh đổi với nhau. Vậy thì sự đánh đổi này được thể hiện như thế nào? có phải luôn xảy ra tình trạng đánh đổi không?
1. Đường Phillips ban đầu
Dựa vào kết quả thực nghiệm nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh ra đời đường Phillips có dạng như hình b và gọi là đường Phillips ban đầu.
Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng phù hợp với thực tế kinh tế nhiều nước Tây Âu thời kỳ những năm 50. Tức là có sự “đánh đổi” giữa lạm phát thất nghiệp.
Đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như sau: gp = - (u - u* ) (*)
Trong đó: gp - tỷ lệ lạm phát.
u - tỷ lệ thất nghiệp thực tế. u*- tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. - độ dốc đường Phillips.
Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (hình a):
- Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên.
- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát xảy ra.
- Độ dốc càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của phản ánh sự phản ứng của tiền lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì lớn, nếu có tính ì cao thì nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp.
Đồ thị:
Tỷ lệ
Đường Phillips gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các c/s kinh tế vĩ mô, đặc biệt là c/s tài khoá và tiền tệ.
Ví duï: G/s nền kinh tế đang ở tại B trên hình b (suy thoái thất nghiệp).
CP có thể mở rộng cung tiền nhằm hạ lãi suất, thúc đẩy đầu tư, mở rộng tổng cầu sẽ tạo ra việc làm, TN giảm. Điểm B sẽ di chuyển theo đường Phillips lên trên.
2. Đường Phillips mở rộng
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng như sau:
gp = gpe - (u-u*) (**) gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Đường này cho thấy khi thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát bằng tỉ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn thất nghiệp tự nhiên thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng và thất nghiệp giảm.
Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên thì MSr (do MSr =MSn/P), lãi suất tăng lên và AD dần dần được điều chỉnh trở lại mức ban đầu LP và TN sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng khi LP đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ LP nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và TN trở lại mức tự nhiên, đường Phillips sẽ dịch chuyển từ PC1 PC2. Tại E, gp 0 do gp = gpe.
Riêng các cơn sốt cung (như tăng giá dầu lên) sẽ đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên, sản lượng và việc làm giảm xuống. Như vậy, cả thất nghiệp và lạm phát tăng lên - không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn - đó là thời kỳ đình trệ, thất nghiệp.
Đồ thị:
Khi CP tăng MS liên tục để giữ cho AD không giảm và mức thất nghiệp không tăng, nền kinh tế vẫn đạt SL như cũ, nhưng P đã tăng lên theo tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, sự điều tiết bằng c/s tiền tệ và tài khoá giữ cho nền kinh tế ổn định sản lượng, khi gặp cơn sốt cũng phải trả giá bằng LP cao hơn.
3. Đường Phillips dài hạn (LPC)
Trong ngắn hạn, tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất nghiệp dự kiến, nhưng trong dài hạn chúng sẽ bằng nhau bởi sự tác động của các chính sách tài khoá và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn:
0 = - (u-u*) hay: u = u*
Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét trong dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.