II. CẦU VAØ TỔNG CẦU 1 Khái niệm
b. Sự ảnh hưởng của cầu tiêu dùng đến tổng cầu * Các nhân tố chi phối cầu tiêu dùng
* Các nhân tố chi phối cầu tiêu dùng
- Tổng cung: đây là nhân tố cơ bản nhất, quyết định sự gia tăng quỹ tiêu
dùng, vì về cơ bản tiêu dùng bị hạn chế bởi trình độ phát triển của sản xuất. - Tỷ lệ các bộ phận khi phân phối thu nhập quốc dân.
Sản xuất phát triển và thu nhập quốc dân tăng lên mới chỉ là tiền đề để tăng quỹ tiêu dùng.
Trong điều kiện nhất định, sự tăng của quỹ tiêu dùng còn do tỷ lệ giá trị sản xuất cuối cùng dành cho tích lũy và tiêu dùng quyết định.
Nguyên tắc xác định mức tối đa của quỹ tiêu dùng là phải đảm bảo mức tối thiểu của quỹ tích lũy nghĩa là phải đảm bảo cho các doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất giản đơn một cách bình thường. Mức tối thiểu của quỹ tiêu dùng do cơ cấu dân cư và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên quyết định. Nguyên tắc xác
định mức tối thiểu của quỹ tiêu dùng là phải đảm bảo mức tiêu dùng bình quân đầu người trong thời gian kế hoạch không thấp hơn mức tối thiểu. Nếu thấp hơn mức tối thiểu thì sẽ ảnh hưởng tới việc cải thiện tố chất người lao động.
- Giá trị, giá trị sử dụng và giá cả của hàng tiêu dùng:
Giá trị của hàng hóa thể hiện đẳng cấp chất lượng, giá cả tỷ lệ nghịch với với cầu tiêu dùng.
- Một số nhân tố khác: thể chế phân phối thu nhập quốc dân là một nhân
tố quan trọng có ảnh hưởng tới việc hình thành quỹ tiêu dùng trong thực tế đó là thuế, chế độ tiền lương, tiền công tối thiểu, tâm lý, tập quán,….
* Ảnh hưởng của cầu tiêu dùng tới tổng cầu
Cầu tiêu dùng tăng giảm tích lũy giảm đầu tư giảm tổng cầu. Cầu tiêu dùng giảm tăng tích lũy tăng đầu tư tăng tổng cầu.
42.7. Sự ảnh hưởng của cầu xuất khẩu tới tổng cầu
Xuất khẩu (X) tăng lên thì tổng cầu tăng và ngược lại.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác tác động tới AD đó là: nhập khẩu (IM), mức cung tiền (MS), tiết kiệm (S), thuế trực thu (Td).