CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (Monetary Policy) 1 Tiền tệ

Một phần của tài liệu giáo trình KINH tế học vĩ mô (Trang 109 - 111)

1. Tiền tệ

Tiền là bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao nhận hàng hoặc để thanh toán nợ nần.

* Các hình thái của tiền: tiền hàng hóa, tiền quy ước, tiền sec. * Chức năng của tiền:

- Phương tiện trao đổi - Cất trữ giá trị

- Chức năng đo lường giá trị - Phương tiện thanh toán. - Thanh toán quốc tế. * Khối tiền tệ (M1)

- Theo quan điểm hẹp trước năm 1980:

M1 = tiền mặt (ngoài Ngân hàng) + tiền gửi không kỳ hạn sử dụng Séc.

Tiền mặt (Currency) bao gồm lượng tiền giấy và tiền kim loại nằm ngoài NH. Lượng tiền này được nắm giữ bởi hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ và nước ngoài. Nó không kể đến lượng tiền giấy và tiền kim loại nằm trong NH mà sau này gọi là dự trữ (reserves).

Tiền NH (Bank money) là các khoản ký gửi sử dụng séc (checkable Deposits) hay tài khoản séc (checking account).

Khối tiền M1 còn được gọi là tiền giao dịch (Transaction Money) hay tiền theo nghĩa hẹp.

- Theo quan điểm mở rộng từ năm 1980 đến nay:

M2 = M1 + tiết kiệm có kỳ hạn

Giới hạn: Khối tiền tệ trong chương trình kinh tế vĩ mô căn bản được hiểu

là M1

2. Mức cung và cầu tiền a. Mức cung tiền a. Mức cung tiền

* Tiền cơ sở

NHTƯ là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Lượng tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt, được gọi là tiền cơ sở ( hay cơ số tiền).

Tiền cơ sở hay tiền mạnh (Monetary base or High Powered money) Là số lượng tiền giấy và tiền kim loại lưu hành ở khu vực ngoài NH (gọi là tiền mặt) cộng với số tiền giấy và tiền kim loại do HTNH nắm giữ dưới dạng dự trữ. Thực chất đó là toàn bộ lượng tiền giấy và tiền kim loại đã được phát hành vào nền kinh tế.

Trong quá trình lưu thông, một phần của lượng tiền này được các tác nhân kinh tế giữ lại để chi tiêu và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ.

Vậy khối lượng tiền cơ sở bằng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong các ngân hàng.

H = U + R

Trong đó: H là tiền cơ sở.

U - tiền mặt lưu hành.

R- tiền dự trữ trong ngân hàng.

* Sự “ tạo tiền ngân hàng” của tiền gửi

Giả định:

- Tỷ lệ dự trữ chung ( bao gồm bắt buộc và tùy ý) là ra=10% - Mọi người có tiền mặt đều gửi hết vào Ngân hàng.

- Các Ngân hàng trung gian đều cho vay hết số tiền ký thác còn lại sau khi trừ đi phần dự trữ chung.

ra = rbb + rty

R - số tiền dự trữ D - tiền gửi

Giả sử NH ban đầu nhận tiền gửi = D. NH1 = (1-ra).D (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NH2 = (1-ra)2D ... NHn = (1-ra)nD

Khi đó tổng số tiền tạo ra:

= [(1-ra)+ (1-ra)2 +...(1-ra)n)]D = (1/ra)D (Theo cấp số nhân công bội q = 1 - ra (Sn = 1/1-qn)

Một khoản tiền gửi đưa vào hệ thống ngân hàng sẽ tạo thêm một khoản dự trữ mới (R) và cho phép tạo ra một lượng tối đa khoản cho vay mới. Những khoản cho vay mới được đưa trở lại hệ thống ngân hàng, lại trở thành những khoản tiền gửi mới (D) bằng 1/R. Kết quả lượng tiền gửi tăng thêm là:

Đó là cách thức mà Ngân hàng thương mại tạo ra tiền.

Tỷ số 1/ra gọi là số nhân tiền tệ. Tuy nhiên, số nhân này có được từ giả định mọi người không dùng tiền mặt trong thanh toán. Điều này không có trong thực tế, vì vậy có một tỷ lệ tiền mặt nằm ở ngoài ngân hàng, do đó phải xác định số nhân tiền tệ theo cách khác.

Một phần của tài liệu giáo trình KINH tế học vĩ mô (Trang 109 - 111)