V.1. Câu hỏi ôn tập
1. Thế nào là lợi thế so sánh? Vì sao các nước lại tiến hành thương mại quốc
tế với nhau?
2. Cán cân thanh toán thâm hụt nói lên điều gì về mối quan hệ kinh tế của
một nước với phần còn lại của thế giới?
3. Tỷ giá hối đoái là gì? Những yếu tố nào có thể làm cho tỷ giá hối đoái cân
bằng thay đổi?
4. Trong điều kiện nước ta hiện nay, vì sao phải ổn định tỷ giá hối đoái? Ngân
hàng Trung ương có thể dùng những biện pháp gì để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định? Y i CM i =i* IS A A’ LM IS’
Tác động ngắn hạn và dài hạn của việc mở rộng tiền tệ trong nền kinh tế mở
A’’
V.2. Bài tập luyện tập
Giả sử Việt Nam và Trung Quốc đều có thể sản xuất hàng tiêu dùng và than. Chi phí cơ hội để sản xuất một đơn vị hàng tiêu dùng của Việt Nam là 3/4 tấn than, của Trung Quốc là ½ tấn than. Qui mô thị trường Trung Quốc lớn hơn qui mô thị trường Việt Nam về các loại hàng hoá này.
1. Mỗi nước có lợi thế so sánh về sản xuất hàng hoá nào?
2. Nếu thương mại diễn ra giữa hai nước thì có thể dự đoán giá của mỗi đơn vị hàng tiêu dùng là bao nhiêu?
3. Nước nào sẽ có lợi nhuận nhiều hơn nếu thương mại diễn ra giữa hai nước?
4. Nếu thương mại quốc tế diễn ra thì điểm tiêu dùng của mỗi nước sẽ nằm ở đâu so với đường giới hạn khả năng sản xuất?
CHƯƠNG VII
CÁC CHÍNH SÁCH NHẰM ỔN ĐỊNH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI