I. CHÍNH SÁCH TAØI CHÍNH (CHÍNH SÁCH TAØI KHÓA, Fiscal Policy) * Khái niệm:
b. Chính sách xử lý thâm hụt NSNN * Các trạng thái thâm hụt NSNN
* Các trạng thái thâm hụt NSNN
Phân biệt 3 khái niệm thâm hụt ngân sách:
(1) Thâm hụt ngân sách thực teá: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.
(2) Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
(3) Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh.
Để dung hoà, một số nhà kinh tế đề nghị áp dụng 1 kiểu ngân sách gọi là “NS cân đối theo chu kyø”. Theo đó, NS nên thâm hụt trong thời kỳ suy thoái, nhưng tình trạng thâm hụt phải được khắc phục trong thời kỳ hưng thịnh. Như vậy về lâu dài thì tổng các khoản thâm hụt và tổng các khoản thặng dư
phải bù trừ cho nhau, tạo ra khuynh hướng cân bằng ngân sách xét trong dài hạn.
Thâm hụt NS theo chu kỳ = thâm hụt thực tế - thâm hụt cơ cấu.
* Các xu hướng cơ bản cho xử lý thâm hụt NSNN, hậu quả của chúng
Coi T = t.Y B = – G + tY Khi tY< G B <0 Thâm hụt ngân sách. Các loại phản ứng:
- Phản ứng thuận chiều: Khi tY < G Nhà nước tăng thuế, giảm G để đảm bảo G = tY B=0 cán cân ngân sách sẽ cân bằng nhưng đây là cách làm thụ động, tiêu cực có thể gây ra hậu quả xấu đó là có thể làm cho suy thoái càng trầm trọng hơn do việc giảm chi tiêu của Chính phủ sẽ làm giảm AD.
- Phản ứng ngược chiều: Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ, thì Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khóa ngược chiều (với chu kỳ kinh doanh). Vì vậy, khi tY<G thay vì tăng thuế suất để bảo đảm thu, Nhà nước lại giảm thuế suất để kích thích đầu tư ( I), thay vì giảm G thì NN lại G để AD. Gọi là ngược chiều vì đáng lẽ phải T thì lại T , và đáng lẽ phải G thì lại G.
Để có thể phản ứng ngược thì phải có dự trữ quốc gia (vì giảm thuế phải có lượng bù vào khoản giảm T đó).
* Ảnh hưởng kinh tế của thâm hụt ngân sách (hay Ảnh hưởng kinh tế của thâm hụt NSNN)
Các biện pháp của chính sách tài khoá chủ động gây nên thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư.
Cơ chế tháo lui đầu tư như sau: khi G tăng (hoặc T giảm) GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên làm giảm đầu tư. Kết quả là một phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo tháo lui đầu tư. Vì vậy, tác động của
chính sách tài khoá sẽ giảm đi. Tác động tương tự cũng có thể xảy ra đối với tiêu dùng.
* Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Có bốn biện pháp tài trợ sau:
- Vay nợ trong nước.
Bằng cách phát hành trái phiếu, công trái của Chính phủ để vay nguồn tiền dự trữ trong dân chúng.
- Vay nợ nước ngoài
- Sử dụng dự trữ ngoại teä
Có hiệu lực mạnh, bù đắp kịp thời thâm hụt ngân sách và ngăn được ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, dự trữ ngoại tệ đối với đa số các nước là ít.
- Vay ngân hàng (in tiền)
Đây là một cách dùng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, điển hình là Việt Nam những năm 80.
* Các nguyên tắc xử lý thiếu hụt NSNN có hiệu quả
- Chọn đúng giải pháp cho những thâm hụt ngân sách có nguyên nhân khác nhau. Có 2 loại nguyên nhân gây nên thâm hụt ngân sách NN là bên
trong và bên ngoài.
+ Nếu là do nguyên nhân ở trong nội tại nền kinh tế thì các giải pháp được lựa chọn phải vừa làm giảm thâm hụt ngân sách phải đồng thời là các giải pháp làm tăng trưởng kinh tế.
+ Nếu do các nguyên nhân bên ngoài như thiên tai, địch họa, biến động thị trường quốc tế,… làm tăng đột ngột chi, giảm thu thì cần áp dụng ngay các biện pháp nêu bên trên.
- Chọn đúng giải pháp cho các loại thâm hụt có tính thời hạn khác nhau: + Với thâm hụt có tính tạm thời, giải pháp tài trợ sẽ có hiệu quả hơn. + Với thâm hụt có quy mô lớn và lâu dài, thì sử dụng giải pháp giảm thiếu hụt, giải pháp tăng trưởng kinh tế.