Cải thiện môi trường đầu tư là một nhân tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút vốn FD

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 37 - 39)

3. So sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngồi của Việt Nam với mơi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN khác

1.2.Cải thiện môi trường đầu tư là một nhân tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút vốn FD

thu hút vốn FDI

Xu thế FDI trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển, đây là thời cơ thuận lợi cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn này. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Việt Nam đã coi chiến lược mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như một quốc sách để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế.

Bên cạnh thuận lợi nguồn FDI trên thế giới ngày một gia tăng, Việt Nam cũng phải đương đầu với cuộc cạnh tranh gay gắt với các nước trong việc thu hút nguồn vốn này. Những lý giải về tác động từ khủng hoảng tài chính tồn cầu, khiến dịng vốn FDI trên thế giới sụt giảm, khơng thực sự thuyết phục, khi báo cáo mới đây của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho biết, dịng vốn FDI tồn cầu đạt mức 1.400 – 1.600 tỷ USD, là mức trước khủng hoảng, vào năm 2011. Thậm chí, UNCTAD cịn dự báo, FDI tồn cầu sẽ đạt mức 1.700 tỷ USD vào năm 2012 và mức 1.900 tỷ USD vào năm 2013, tương đương với mức cao nhất đã đạt được trong năm 2007.

Những số liệu trên đây cho thấy, thực tế, vốn FDI toàn cầu đã hồi phục trở lại. Nhưng tại sao vốn FDI vào Việt Nam lại chậm lại? Câu hỏi đặt ra là, liệu có

phải Việt Nam đã và đang mất dần lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI so với các nước trong khu vực?

Số liệu thống kê cho thấy, FDI vào Indonesia đã tăng tới 30%, vọt lên mức kỷ lục 5,6 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2012, bất chấp những chính sách bất lợi cho đầu tư và thương mại gần đây. Và Myanmar cũng đang trở thành một thị trường đầu tư đầy tiềm năng, thậm chí cịn được coi là điểm đến kế tiếp cho các cơ hội phát triển trong khu vực. Malaysia, Thái Lan cũng vẫn tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngồi.

Nhiều thơng tin gần đây cho thấy, các lợi thế về giá nhân công rẻ, giá thuê đất rẻ đã khơng cịn được các nhà đầu tư nước ngồi ghi nhận nữa. Trong khi đó, các vấn đề về cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước… tiếp tục là những trở ngại. Đặc biệt, những bất ổn trong kinh tế vĩ mô thời gian gần đây cũng đã khiến khơng ít nhà đầu tư lo ngại.

Cùng với các nước công nghiệp phát triển, các nước đang phát triển cũng đang vươn lên nhanh chóng giành giật nguồn vốn này. Họ cũng có lợi thế gống như Việt Nam: giá lao động rẻ, có tài nguyên thiên nhiên, có thị truờng mở rộng và họ cũng có nhu cầu lớn về vốn, công nghệ, kiến thức quản lý và công ăn việc làm... Hiện nay, các nước đang phát triển cần tới 1000 tỷ USD tiền vốn FDI. Để thu hút nguồn vốn này, họ đang duy trì tình hình chính trị - xã hội ổn định, tăng trưởng kinh tế. Họ cải cách Luật đầu tư nước ngoài theo hướng rộng mở, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống tài chính ngân hàng hồn chỉnh, đào tạo nâng cao tay nghề người lao động, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Việt Nam còn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, thị trường xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng bị thu hẹp, nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh. Điều này sẽ gây đình đốn sản xuất trong nước (kể cả doanh nghiệp có vốn FDI), thâm hụt các cân thương mại tăng nhanh, quy mô GDP bị giảm sút, thu nhập bình quân đầu người bị giảm theo, làm thị trường trong nước vốn nhỏ hẹp lại càng nhỏ hẹp hơn. Mặt khác, sản xuất đình đốn làm cho nguồn thu của ngân sách nhà nước từ thuế giảm đáng kể, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách tăng nhanh. Những doanh nghiệp trong nước trước đây vốn sản xuất ra các nặt hàng để xuất khẩu hoặc các nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn FDI, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp thì sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng bị suy giảm theo. Điều đó có nghĩa là, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, đầu tư trong nước sẽ bị thu hẹp.

Trong cạnh tranh thu hút FDI, Việt Nam đã tiến chậm hơn so với Indonesia, Myanmar… “Trước đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn được xếp vào hạng cao của thế giới, nhưng giờ đây, đã xuống dưới mức trung bình của châu Á, thậm chí vào năm 2011, cịn xuống dưới mức trung bình của các nước ASEAN. Điều này cũng khiến cho khả năng cạnh tranh thu hút FDI của Việt Nam bị sụt giảm.

Như vậy, ta có thể thấy, mặc dù xu hướng FDI trên thế giới đang ngày một gia tăng, song không phải nước nào cũng dễ đàng thu hút được. Chính vì thế sự cạnh tranh giành giật nguồn vốn này đang ngày càng diễn ra quyết liệt hơn.

Trước những thách thức này, nếu Việt Nam có những chính sách thích hợp, mơi trường đầu tư cải thiện hơn thì nguồn vốn của các nước này vẫn có nhiều khả năng chảy vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 37 - 39)