Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 43 - 46)

2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường FDI của Việt Nam 1 Ổn định kinh tế vĩ mô

2.5.4.Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Triển khai các chương trình cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngồi có tiềm lực về tài chính và cơng nghệ nguồn. Căn cứ và Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, lựa chọn, mời trực tiếp một vài tập đồn lớn trong nghành, lĩnh vực đó vào để đàm phán, tham gia đầu tư và các dự án.

Chú trọng cả xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động thuận lợi. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dựng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam.

Đa dạng hố các hoạt động xúc tiến đầu tư thơng qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác AIA, ASEAN, APEC, ASEM, các cuộc hội thảo về đầu tư ở trong và ngoài nước; sử dụng tổng hợp các phương

tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet, tiếp xúc trực tiếp…

Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi để tạo dựng hình ảnh mới về Việt Nam; tạo sự đánh giá thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dư luận xã hội.

Các cơ quan đại diện ngoại giao - thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc vận động xúc tiến đầu tư và Việt Nam, bố trí cán bộ làm cơng tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, nghành và địa phương.

Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, nghành, địa phương.

Tăng cường cơng tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp.

Xây dự hoàn thiện hệ thống thơng tin về đầu tư trực tiếp nước ngồi làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng tuyên truyền đối ngoại trên cơ sở sử dụng thông tin hiện đại. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang web về đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ việc cung cấp thơng tin cập nhật về chủ trương, chính sách pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biều dương những dự án thành cơng.

KẾT LUẬN

Sau hơn 45 năm hình thành và phát triển, tổ chức ASEAN đã thể hiện được vai trị cũng như lợi ích mà ASEAN mang lại cho các nước thành viên. Tốc độ phát triển kinh tế nói chung của cả khối ASEAN nhìn chung tăng trưởng ổn định. Bên cạnh việc tận dụng những lợi thế sẵn có các nước thành viên ASEAN còn hợp tác lẫn nhau trong lĩnh vực thu hút dòng FDI nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển nguồn vốn FDI giữa các nước. Cùng với việc sửa đổi, bổ sung luật đầu tư nước ngoài của từng nước theo hướng tạo mơi trường đầu tư thơng thống, tăng thêm các điều kiện ưu đãi, AFTA với công cụ thực hiện chủ yếu là CEPT tác dụng với cả hàng hóa thơng thường lẫn vốn đầu tư đã cho phép ASEAN nâng cao khả năng cạnh trong trong thu hút vốn FDI.

Kết quả là dòng vốn FDI vào ASEAN tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. ASEAN đang dần trở thành nơi tiếp nhận FDI cao nhất so với các nước và các khu vực đang phát triển trên thế giới. Nếu như các nước ASEAN tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư của mình theo hướng hồn thiện, thơng thống và ưu đãi hơn thì lượng vốn FDI vào khu vực này sẽ không ngừng tăng lên. Nghiên cứu về môi trường FDI của các nước ASEAN giúp cho Việt Nam và các nước ASEAN đi sau nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường FDI trong cạnh tranh thu hút nguồn vốn này. Trên cơ sở đó đưa ra những mục tiêu định hướng và giải pháp nhằm thu hút được nhiều vốn FDI hơn.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 43 - 46)