Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 29 - 31)

3. So sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngồi của Việt Nam với mơi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN khác

3.1.Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam thời gian qua

Là một nước đang phát triển có mức thu nhập bình qn đầu người cịn rất thấp (325 USD vào năm 1996), đương nhiên mức tiết kiệm nội địa hiện tại của Việt Nam không thể đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng tăng và vì vậy việc huy động các nguồn vốn từ nước ngoài là thực sự cần thiết. FDI đã và sẽ tiếp tục là một trong những nguồn vốn nước ngoài quan trọng đối với Việt Nam trong những năm tới. Hiện nay, vốn FDI chiếm gần hai phần ba tổng vốn nước ngoài được đưa vào Việt Nam và khoảng 30% tổng đầu tư toàn xã hội. Vốn FDI hiện chiếm 10% GDP của cả nước và 25 - 30% giá trị xuất khẩu (kể cả dầu khí). FDI góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Vai trị quan trọng của FDI trong q trình phát triển kinh tế hiện tại và tương lai của Việt Nam đã được khẳng định trong nhiều văn kiện chính thức cũng như trong các kế hoạch và chiến lược phát triển của Chính Phủ.

Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam được chính thức ban hành vào tháng 12 năm 1987. Kể từ đó, số lượng các nhà đầu tư nước ngồi đến đầu tư ở Việt Nam ngày càng tăng lên nhanh chóng và đầu tư nước ngoài đã xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Tính đến hết ngày 31 - 12 - 2000 đã có 3.265 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đạt gần 44,6 tỷ USD. Lượng vốn FDI vào Việt Nam tăng liên tục trong vòng 12 năm qua, trừ hai năm 1997 và 1998. Số vốn FDI cam kết đạt mức cao nhất trong giai đoạn 1991 - 1996. Mức tăng cao FDI vào Việt Nam trong những năm 1991 -1996 chủ yếu là do môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường pháp lý tương đối thuận lợi và do Việt Nam có sức hấp dẫn và cạnh tranh lớn hơn với tư cách là một thị trường đầu tư rất mới so với một số nước khác trong khu vực.

Những dấu hiệu giảm sút dòng FDI vào Việt Nam bắt đầu thể hiện vào năm 1996 khi mức vốn cam kết chắc chắn sẽ giảm mạnh so với những năm trước đó.

Bảng 7: Số lượng FDI vào Việt Nam những năm gần đây (triệu USD).

1990 1993 1996 1997 2000 2003 2006 2007 2008 2009 2010

839 2.900 8.497 4.649 1.346 1.450 2.400 6.739 9.579 7.600 8.000

Niên giám thống kê

Nguyên nhân của tình hình này phần nào do đầu tư vào các lĩnh vực/ ngành đòi hỏi vốn lớn, đặc biệt là xây dựng khách sạn và văn phòng, mà trước đây vốn thu hút những lượng vốn khổng lồ vào Việt Nam trong những năm 1989 - 1995 đã đáp ứng thậm chí vượt quá nhu cầu trong nước, và do giá thuê đất tăng nhanh trong những năm 1991 - 1995 làm nản chí một số nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

Trong năm 1997 mặc dù số lượng các dự án FDI được cấp giấy phép gần như không giảm so với năm 1996 nhưng số vốn cam kết đã giảm xuống chỉ còn hơn một nửa. Mức thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 1998 tiếp tục giảm đi cả về số lượng dự án được cấp phép lẫn số vốn đăng ký. Chính việc Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào vốn FDI từ Châu Á đã dẫn tới sự suy giảm mạnh trong tổng lượng FDI vào đất nước kể từ giữa năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực cũng có tác động tiêu cực đến một số dự án FDI của các nhà đầu tư Châu Á như phải giảm tiến độ thực hiện hoặc tạm ngừng thực hiện dự án do thiếu vốn.

Ngày 29/11/2005, Luật đầu tư chính thức được thực hiện nhằm thống nhất các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư đã được ban hành trước đó như: Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước…, tạo nên một khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với yêu cầu hội nhập; tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhờ hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư đã ban hành, việc huy động nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng. Mục tiêu cụ thể khi ban hành luật đầu tư năm 2005 chủ yếu như sau:

Một là: tạo môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, huy động và

sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nội lực và ngoại lực.

Hai là: tạo lập “một sân chơi bình đẳng” tất cả các nhà đầu tư nhằm củng cố

niềm tin của các nhà đầu tư, tạo thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

Ba là: tạo điều kiện xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu hội

nhập quốc tế, trong đó có Luật đầu tư vừa là yêu cầu cấp thiết; vừa phản ảnh thông điệp quan trọng về việc Việt Nam tiếp tục tăng cường chính sách đổi mới và cam kết thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; vừa phù hợp điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Bốn là: Cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu

vực đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và các nước trong khu vực đang cải cách mạnh mẽ mơi trường đầu tư theo hướng tự do hóa đầu tư, thương mại, làm cho hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài của ta được coi là hấp dẫn, nay đang giảm dần tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Do đó, Luật đầu tư mới cần thể hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích có tính cạnh tranh cao hơn, hoặc ít ra cũng tương đương so với các nước trong khu vực.

Như vậy, việc ban hành Luật đầu tư chung đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan của việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, của thực tiễn

hoạt động đầu tư và yêu cầu của hội nhập, cạnh tranh quốc tế, nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài của mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 29 - 31)