Mặt hạn chế của mơi trường đầu tư trực tiếp nước ngồi của Việt Nam so với một số nước ASEAN khác

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 34 - 36)

3. So sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngồi của Việt Nam với mơi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN khác

3.3.2.Mặt hạn chế của mơi trường đầu tư trực tiếp nước ngồi của Việt Nam so với một số nước ASEAN khác

so với một số nước ASEAN khác

Môi trường cạnh tranh của Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các nước khác trong khu vực. Theo diễn đàn kinh tế thế giới năm 2010, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 16 bậc lên vị trí 59/139 nền kinh tế. Trong đó các chỉ số tăng gồm: thị trường lao động hiệu quả (vị trí 30), tiềm năng đổi mới (vị trí 49), tình hình kinh tế vĩ mơ tăng 27 bậc (vị trí 85). Nhưng vẫn cịn có những chỉ số giảm vị trí như thuế nhập khẩu cao (vị trị 90), các rào cản thương mại (vị trí 112), thủ tục hải quan rườm rà (vị trí 106), chất lượng đường xá (vị trí 117), cảng biển (vị trí 97), bảo vệ trí tuệ (vị trí 109), tham nhũng (vị trị 107), bảo vệ nhà đầu tư (vị trí 133)…

Về mơi trường pháp lý: nếu xét về môi trường pháp lý cho việc thực hiện FDI thì Việt Nam cịn phải tiếp tục hồn thiện nhiều để tương đồng với các nước ASEAN khác. Đồng thời về thủ tục hành chính của Việt Nam cịn chồng chéo, phức tạp gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư.

Về nhân tố lao động: Mặc dù Việt Nam có chi phí lao động thấp, song về lâu dài, khi trình độ sản xuất phát triển, nếu lao động Việt Nam khơng được đào tạo kịp thời thì lợi thế đó sẽ mất đi trong so sánh với các nước ASEAN khác. Bởi so sánh với các nền kinh tế phát triển thì một số nước ASEAN vẫn đang giữ được lợi thế là thị trường lao động rẻ.

Một điều gây cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam nữa là: chi phí dịch vụ đầu vào quá cao so với một số nước trong khu vực như cước điện thoại quốc tế gấp 7 lần Singapo, 6 lần Malaisia, 4 lần Inđonesia và 3 lần Thái Lan; phí lưu thơng giao nhận gấp 3 lần Singapore, 2,5 lần Malaisia và 2 lần Inđonesia; giá thuê đất khu công nghiệp tương đương với các nước trong khu vực nhưng phí sử dụng cơ sở hạ tầng lại cao hơn. Công nghệ hỗ trợ, cung cấp phu tùng nguyên vật liệu, bán thành phẩm... rất non yếu, phát triển chậm và khơng có định hướng chiến lược rõ ràng.

Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém hơn một số nước như: Thái Lan, Singapore, Inđonesia... Những nước này có hệ thống giao thơng, thơng tin viễn thông, sân bay, cảng được xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các nước này cịn ưu tiên xây dựng hạ tầng tài chính với hệ thống ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, tài chính cùng với hạ tầng xã hội đảm bảo về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội...

Bên cạnh đó Việt Nam cũng cịn khơng ít những mặt hạn chế khác, đó là: Từ một nền sản xuất vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường, Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc tạo lập các điều kiện này. Đây là thử thách lớn của Việt Nam so với các nước ASEAN khác trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn FDI. Khơng những thế Việt nam cịn có sự thiếu nhất quán và hiệu lực thi hành các chính sách kinh tế vĩ mơ, cộng với sự chậm chễ đổi mới, hiện đại hố hệ thống tài chính - ngân hàng đang gây trở ngại cho tiến trình đổi mới kinh tế. Ngồi ra, nạn tham nhũng, bn lậu vẫn tái diễn, chi ngân sách thường xuyên lớn... Tất cả các vấn đề đó đều làm giảm lòng tin từ các nhà đầu tư nước ngoài.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (Trang 34 - 36)