- Thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của huyện Hòa Vang, thành
Biểu đồ 3.6 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Hòa Vang qua các
3.5.2. Một số nhóm giải pháp
3.5.2.1. Trong công tác quản lý đất đai
+ Tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chính sách đất đai, chính sách phát triển bền vững cho cán bộ và nhân dân địa phương vì họ là những chủ thể trực tiếp tác động vào đất đai thơng qua q trình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và thương mại, dịch vụ ... Đồng thời, thông tin, giáo dục, tư vấn cho người dân và vận động sự ủng hộ và sự tham gia tích cực của họ trong việc thực hiện các chương trình hành động quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
+ Tăng cường năng lực quản lý đất đai cho cán bộ cấp huyện, xã; hoàn thiện định mức sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất; xây dựng khung giá đất cho thuê hợp lý theo vị trí và mục đích sử dụng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, áp dụng đồng bộ chính sách về đất đai, cụ thể hoá các điều khoản về luật, các văn bản sau luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả cao, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
+ Thiết lập cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham vấn và trao đổi hợp tác đa chiều giữa các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghiên cứu khoa học và cộng đồng dân cư nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên đặc thù của địa phương, có ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
+ Về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng: điều chỉnh quy định về giá đất nông nghiệp tại các địa phương cho phù hợp với khả năng sinh lợi của đất và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định về việc “người bị thu hồi đất được góp vốn với
doanh nghiệp và được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất doanh nghiệp”. Tuy nhiên, vấn đề này yêu cầu phải lựa chọn chủ đầu tư kỹ càng hơn để đồng vốn của dân góp vào doanh nghiệp có hiệu quả, mang lại nguồn thu bền vững, ổn định lâu dài.
3.5.2.2. Giải pháp thực hiện cho các cùng sinh thái
a. Giải pháp chung cho các loại đất
+ Đối với đất nông nghiệp: hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất trồng lúa có hiệu quả sang đất phi nông nghiệp, kết hợp với chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Như vậy, cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn cho chính sách chuyển đổi này trong những năm đầu thực hiện. Kết hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để triển khai, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm nơng nghiệp có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Có chính sách hỗ trợ về vốn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi kịp thời để đảm bảo phát triển cả về số lượng và chất lượng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Học tập mơ hình ni chim đà điểu ở xã Hịa Phú và nếu thấy thích hợp thì mở rộng mơ hình này trên địa bàn huyện. Đối với đất lâm nghiệp thì cần có chính sách về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh nuôi tái sinh rừng trồng.
+ Đất phi nơng nghiệp: căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của từng vùng để có sự cân đối quỹ đất phi nơng nghiệp cho hợp lý; trong đó, cần quan tâm là đất dành cho các khu công nghiệp, đất chuyên dùng, ... sử dụng đất chun dùng đúng mục đích. Thúc đẩy q trình hình thành các khu dân cư tập trung lớn và phát huy hiệu quả tổng hợp của vốn đầu tư. Khi thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu cơng nghiệp cần có chính sách đền bù thỏa đáng đi đôi với việc tái định cư và giải quyết việc làm cho nông dân bị mất đất sản xuất.
+ Đất chưa sử dụng: khai thác và đưa vào sử dụng quỹ đất này; đưa ra những quy định, hướng dẫn kỹ thuật khai thác sử dụng đất vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa đạt được mục đích bảo đảm an tồn và nâng cao chất lượng môi trường.
b. Giải pháp chung cho các vùng sinh thái
Phân tích tổng quát thời điểm hiện nay, tồn huyện đã hình thành rõ 2 vùng sinh thái với các nét đặc thù khác nhau. Từ đó, chúng tơi đưa ra hướng sử dụng đất theo hướng hợp lý cho từng vùng miền trên địa bàn huyện Hòa Vang cụ thể như sau:
* Vùng núi: gồm các xã Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Bắc, dân số 26.599 người, với tổng diện tích đất tự nhiên là 57.808,2 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp là 54.710,24 ha; đất phi nơng nghiệp là 2.814,47 ha; đất chưa sử dụng là 283,51 ha.
Đây là vùng có diện tích đất rừng khá lớn, phần lớn là rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Đây còn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Kơtu. Nền kinh tế - xã hội trong những năm gần đây đã có bước tiến bộ rõ rệt, tình trạng du canh, du cư đốt nương làm rẫy đã giảm hẳn; đã tiến hành tái sinh rừng trên phần lớn diện tích; đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện. Vùng này thích hợp phát triển các ngành khai thác và chế biến lâm sản, nông nghiệp và du lịch sinh thái.
Bảng 3.16. Thống kê diện tích đất theo đơn vị hành chính của 4 xã vùng núi
Đơn vị tính: ha
Mục đích sử dụng đất Đơn vị hành chính
Hịa Bắc Hịa Liên Hịa Ninh Hịa Phú
Tổng diện tích 34333,62 3949,55 10519,97 9005,11
Đất nông nghiệp 33805,66 2612,83 9855,75 8436,00
Đất phi nông nghiệp 386,36 1195,78 664,22 568,13
Đất chưa sử dụng 141,60 140,94 0,98
(Nguồn: phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Hòa Vang)
Biểu đồ 3.9. Cơ cấu sử dụng đất của 4 xã vùng núi
Qua biểu đồ 3.9 ta thấy, cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp còn chiếm quá cao (94,6%) so với diện tích đất phi nơng nghiệp (4,9%) và đất chưa sử dụng (0,5%).
Đối với đất nơng nghiệp: diện tích đất trồng lúa là 763,7 ha. Như vậy, trung
bình mỗi người dân nơi đây sẽ có 287,1 m2 đất lúa để canh tác. Vì vậy, trong những
năm tới, hạn chế tối đa việc chuyển diện tích đất trồng lúa sang các mục đích khác để đảm bảo lương thực cho vùng này. Bên cạnh đó, với địa thế của vùng thì cần tăng diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất, đây là những cây có giá trị kinh tế cao đem lại nguồn thu nhập cho người nơng dân. Một phần có thể chuyển cho các loại đất phi nơng nghiệp.
Đối với đất phi nông nghiệp: cần quan tâm tăng diện tích đất chun dùng như: đất có mục đích cơng cộng; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp … tăng diện tích đất có mục đích cơng cộng lên bằng cách mở và nâng cấp hệ thống đường giao thông, thủy lợi, các cơng trình y tế, giáo dục, chợ … khi đó sẽ kéo theo đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp tăng theo.
Đất chưa sử dụng: tổng diện tích đất chưa sử dụng vùng này là 283,5 ha. Cần khai thác tốt hơn nữa diện tích đất này trong những năm tới. Đặc biệt, là xã Hòa Bắc (141,6 ha) và xã Hòa Liên (140,9 ha) đưa vào trồng cây lâu năm và trồng rừng sản xuất, một phần có thể chuyển cho các loại đất phi nơng nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt chú trọng đến hệ thống giao thông, nâng cấp và xây dựng các cơng trình văn hóa, phúc lợi cơng cộng. Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung công nghiệp; phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng và phát triển các mơ hình kinh tế trang trại. Kiên trì tái sinh rừng đầu nguồn, tăng cường cơng tác bảo vệ rừng. Quy hoạch bố trí hợp lý để bảo vệ an ninh quốc phòng.
* Vùng đồng bằng và trung du: gồm các xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Tiến, Hòa Phước, Hịa Châu. Với diện tích tự nhiên là 15.680,54 ha. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp là 10.525,53 ha, chiếm 67,1% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất phi nơng nghiệp là 4.540,54 ha, chiếm 29,0% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng là 614,47 ha, chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên (bảng 3.17 và biểu đồ 3.10).
Đây là vùng kinh tế tổng hợp phát triển, có xã Hịa Phong là trung tâm kinh tế, chính trị phát triển của huyện. Nơi đây cũng có vị trí địa lý là đầu mối giao thơng, có sự hội tụ của các cụm thương mại - dịch vụ và đã phát triển những cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, trụ sở ... Ngồi khu cơng nghiệp Hịa Khương, hiện nay
đang khởi công xây dựng khu cơng nghệ cao ở xã Hịa Liên là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp - TTCN của huyện, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, nâng cao thu nhập, trình độ dân trí cho người dân.
Bảng 3.17. Thống kê diện tích đất theo đơn vị hành chính của 7 xã vùng đồng bằng và
trung du Đơn vị tính: ha Mục đích sử dụng đất Đơn vị hành chính Hịa Sơn Hịa Nhơn Hịa Khương Hịa Phong Hịa Châu Hịa Tiến Hịa Phước Tổng diện tích 2426,49 3259,36 5087,19 1853,98 910,25 1449,42 693,85 Đất nông nghiệp 1804,86 2405,79 4023,26 1033,75 294,67 802,06 161,14 Đất phi nông nghiệp 621,49 726,97 951,04 734,23 521,82 537,27 447,73 Đất chưa sử dụng 0,15 126,60 112,88 86,00 93,75 110,09 84,99
(Nguồn: phòng Tài nguyên và Mơi trường huyện Hịa Vang)
Biểu đồ 3.10. Cơ cấu sử dụng đất của 7 xã vùng đồng bằng và trung du
Trong thời gian tới, cần quan tâm tăng diện tích đất chun dùng như: đất có mục đích cơng cộng; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp - TTCN, hồn thành cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp Hịa Khương, khu cơng nghệ cao Hòa Liên, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu công nghiệp. Mở rộng hoạt động thương mại, dịch vụ ở các xã Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Phước … Xây dựng các vùng chuyên canh cây cao sản như lúa ở xã Hòa Tiến. Tiếp
tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trước hết là hạ tầng kinh tế, nâng cấp các cơ sở giáo dục đào tạo, chú trọng công tác bảo vệ môi trường bền vững; nâng cao vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân.
3.5.2.3. Thu hút đầu tư từ bên ngồi vào, thực hiện chính sách tín dụng
Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để đảm bảo phát triển mạnh và bền vững, nhất là vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, phải huy động tổng lực toàn bộ khả năng nguồn vốn bên trong, bên ngoài, tư nhân, địa phương, trung ương và các nguồn vốn khác, cụ thể:
- Khai thác nguồn quỹ tạo nguồn vốn xây dựng hạ tầng, theo quy hoạch đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Vay từ ngân hàng và tổ chức tín dụng.
3.5.2.4. Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực
Trên cơ sở khai thác tiềm năng sẵn có, phát triển các ngành, các nghề đa dạng. Cần thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, đồng thời hạn chế việc di chuyển quá mức dân cư và lao động nông thôn vào các đô thị, khu công nghiệp để đảm bảo phát triển đa mục đích một cách bền vững cần có quản lý đa ngành và đa lĩnh vực.
3.5.2.5. Về cơ chế chính sách phát triển kinh tế
Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các nơng hộ phát huy thực hiện các quyền của người sử dụng đất (chuyển nhượng, cho thuê ...), cần chia nhỏ (càng nhiều càng tốt) giai đoạn chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất ở để tránh bị sốt đột ngột về tác động giá đất, sốc về kinh tế, xã hội, hạn chế quyết liệt đối với các đối tượng có hành vi đầu cơ, kinh doanh nhà ở, đất ở (khơng có nhu cầu thực sự).
3.5.2.6. Về cơ chế, chính sách xã hội
Thường xuyên quan tâm đến quan hệ xã hội của nhân dân: sức khoẻ, kiến thức xã hội, mối quan hệ làng xóm, sinh hoạt cộng đồng (hội họp, giao lưu, xem phim, xem hát ...), người mắc tệ nạn xã hội và mơi trường thiên nhiên.
3.5.2.7. Chính sách phân cơng lại lao động, giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất
Phân công lại lao động nông thôn, đào tạo lại lao động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ liên quan đến sử dụng đất hợp lý. Tiến hành phân loại lực lượng lao động nơng nghiệp hiện tại, xác định các nhóm lao động sẽ chuyển khỏi sản xuất nông nghiệp (chuyển nghề) trong ngắn hạn và dài hạn, nhóm sẽ tiếp tục hoạt động nơng nghiệp, cơng nghiệp lâu dài.
Việc giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi đất canh tác giành cho việc phát triển cơng nghiệp là việc làm khơng ít khó khăn, khơng phải một sớm một chiều mà rất cần sự năng động, nỗ lực của mỗi người dân cùng với biện pháp trước mắt và lâu dài của các cấp Đảng uỷ chính quyền địa phương, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Tuy nhiên, để có thể giải quyết việc làm cho người nơng dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực. Trên cơ sở thực tế của một số địa phương có các hộ nơng dân bị mất đất sản xuất, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp cụ thể như sau:
+ Ký kết các ràng buộc với doanh nghiệp khi thuê đất phải nhận con em địa phương vào làm việc tại các khu cơng nghiệp.
+ Thực hiện chính sách đền bù một cách thoả đáng, đúng pháp luật, ngăn chặn những tiêu cực trong q trình giải phóng mặt bằng; đồng thời, hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi tạo lập cuộc sống mới, nghề mới.
+ Tăng cường các lớp đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực để người lao động có đủ trình độ làm việc trong các khu công nghiệp trong tương lai.
+ Đẩy mạnh việc phát huy và mở rộng quy mô hoạt động của các làng nghề truyền thống như : nón lá La Bông, chiếu Cẩm Nê, bánh khô mè Quang Châu, đan lát Yến Nê …, xây dựng hình thành một số nghề mới, sản phẩm mới trên địa bàn để thu hút lao động dư thừa.
+ Thực hiện các dự án xuất khẩu lao động.
Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cần phải tiến hành một cách khoa học, có dự tính được những mặt lợi, mặt hại để từ đó đưa ra quyết định đúng nhất, để việc sử dụng đất hiện tại và tương lai ln theo hướng bền vững. Phải có chính sách hỗ trợ, tạo cơng ăn việc làm cho những người dân bị mất đất. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài là động lực để xây dựng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn huyện.
3.5.2.8. Giải pháp về mặt kỹ thuật
* Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp nhờ tăng cường các biện pháp đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ một cách tích cực theo hướng tăng trà lúa xuân muộn, sử dụng các giống lúa lai, lúa chất lượng cao trên cơ sở quy vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá.
Từ việc thâm canh tăng vụ nên đất bị ảnh hưởng đến chất lượng xấu. Vì vậy, cần phải có giải pháp để cải tạo và nâng cao chất lượng đất.
* Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Hướng sản xuất trong nơng nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hố, muốn vậy, trước hết cần thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa tạo nên những vùng chun mơn hố sản xuất đảm bảo cho việc áp dụng khoa học kỹ thụât được dễ dàng, thực hiện gieo trồng những cây có giá trị kinh tế cao.
Huyện đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các lượt hộ nông dân về chuyển giao