- Thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của huyện Hòa Vang, thành
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hòa Vang
3.1.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hịa Vang
* Cơng tác quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý không thể thiếu trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các địa phương.
Xác định rõ vai trị quan trọng của cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc quản lý cũng như thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở huyện được quan tâm chú trọng hàng đầu trong lĩnh vực đất đai. UBND cấp huyện chỉ đạo UBND các xã công khai quy hoạch tại trụ sở ủy ban, nội dung công khai bao gồm bản báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch chi tiết.
Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang trong giai đoạn 2001 - 2010 đã được triển khai khá đồng bộ từ cấp huyện đến các xã. Hiện tại, đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của huyện và 11/11 xã.
Về quy hoạch xây dựng, 100% số xã đã có quy hoạch khu dân cư trung tâm và các điểm dân cư nông thôn.
Công tác quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã dần đi vào nề nếp, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi khá phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
* Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng, UBND huyện Hòa Vang cùng các quận giáp ranh đã tiến hành hoạch định lại ranh giới trên cơ sở tài liệu đo đạc 299/TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung. Hiện tại, địa giới hành chính giữa huyện với các quận giáp ranh và địa giới giữa các xã trong huyện đã được thống nhất rõ ràng, xác định rõ trên bản đồ cột mốc địa giới hành chính và được mơ tả chi tiết trong hồ sơ. Kết quả hồ sơ địa giới hành chính các cấp được giao nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật. Hằng năm sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng đều có cơng văn về việc kiểm tra hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính. Phịng Nội vụ huyện Hịa Vang có trách nhiệm báo cáo cơng tác kiểm tra với UBND huyện và sở Nội vụ, hoàn chỉnh hồ sơ, mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương. Trường hợp mốc địa giới hành chính bị xê dịch, hư hỏng đã kịp thời báo cáo trình lên các cấp có thẩm quyền để kịp thời sửa chữa.
Hồ sơ địa giới hành chính được phịng Nội vụ huyện Hịa Vang bảo quản theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, đã đáp ứng được cơng tác quản lý hành chính ở địa phương rõ ràng và chặt chẽ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
* Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trên cơ sở Nhà nước có đầy đủ các thơng tin về từng thửa đất cả về số lượng và chất lượng. Từ đó, Nhà nước mới có phương hướng, chính sách sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất có hệ thống, có căn cứ khoa học trên phạm vi cả nước, từng vùng và từng địa phương.
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính của thành phố trong những năm qua đã đáp ứng được các yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay, tồn huyện Hịa Vang đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 11/11 xã với diện tích 73.488,77 ha gồm các tỷ lệ 1/500; tỷ lệ 1/1.000; tỷ lệ 1/2.000 và tỷ lệ 1/10.000. Nhưng do nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn huyện càng ngày càng tăng cho q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nên cần phải đo đạc chỉnh lý biến động thường xuyên, phục vụ tốt cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã.
Đến nay, tất cả các xã trong huyện đều sử dụng bản đồ địa chính làm cơ sở cho cơng tác dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết các
vụ tranh chấp đất đai … Tuy nhiên, việc sử dụng bản đồ địa chính dạng số của các cán bộ địa chính xã cịn ở mức thấp, trình độ chun mơn yếu, nhất là việc cập nhật thường xuyên biến động đất đai và chỉnh lý biến động là chưa làm được mà nếu có cũng chỉ ở mức sơ sài … Trong thời gian tới, cần phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ địa chính để cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tốt hơn.
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, theo định kỳ 5 năm 1 lần trên phạm vi toàn huyện. Đến nay, huyện đã hồn thành cơng tác kiểm kê đất đai năm 2010, lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho toàn huyện và 11 xã trong huyện.
Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng được tiến hành cùng với kỳ quy hoạch, hiện nay huyện đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho toàn huyện và các xã trong huyện.
* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện Nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP, Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất, công tác giao đất, cho thuê đất trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, thủ tục đơn giản, đáp ứng yêu cầu của người dân. Tính đến cuối năm 2011, tổng diện tích đất đã giao và cho thuê theo các đối tượng sử dụng là 55.292,95 ha, chiếm 75,24% diện tích tự nhiên (diện tích cịn lại thuộc diện được giao theo đối tượng quản lý).
Một trong những khó khăn trong thời gian qua là việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Nhìn chung, việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa thực hiện cơng trình được tiến hành thường xuyên. Song vấn đề thu hồi đất của các cá nhân để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn cịn chậm do nhiều ngun nhân; trong đó, có ngun nhân về định giá đất cịn thấp, giải quyết vấn đề giá trị bồi thường còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian bồi thường, giải tỏa kéo dài, không dứt điểm làm chậm tiến độ đầu tư và trong cùng một thời gian có nhiều dự án triển khai với quy mơ đáng kể.
* Công tác đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử đất là một quá trình thực hiện cơng việc nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ cho tồn bộ đất đai trong phạm vi địa giới hành chính để làm cơ sở cho Nhà nước quản lý tốt quỹ đất ở từng địa phương của mình theo quy hoạch và theo pháp luật.
Thực hiện theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường triển khai xây dựng kế hoạch đến các huyện. Đến nay, huyện Hòa Vang đã triển khai tới 11/11 xã trong toàn huyện.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hòa Vang việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo thơng tư 09/2007/TT - BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến nay, tất cả các xã trong huyện đều có bộ hồ sơ địa chính (sổ mục kê, sổ theo giỏi biến động, sổ địa chính, bản đồ địa chính, bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Tính đến ngày 01/01/2012, tồn huyện đã cấp 41.412 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và 542 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức. Nhìn chung, trong giai đoạn tới khối lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải cấp cho các loại đất trên địa bàn huyện là khá lớn, đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất cho các tổ chức.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện theo Luật đất đai, hàng năm UBND huyện Hịa Vang đã có kế hoạch hướng dẫn triển khai thống kê tới các xã trong huyện. Hàng năm các xã đều có báo cáo gửi lên phòng Tài nguyên và Mơi trường huyện, trên cơ sở đó phịng tiến hành tổng hợp số liệu và báo cáo gửi về sở Tài nguyên và Môi trường của thành phố.
Công tác thống kê đất đai hằng năm và thực hiện tổng kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ 5 năm trên địa bàn huyện được triển khai khá tốt và đồng bộ. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, huyện đã tiến hành tốt các kỳ tổng kiểm kê đất đai năm 1995 theo Chỉ thị số 382/CT/ĐC ngày 31/03/1995 của Tổng cục Địa chính, kiểm kê đất đai năm 2000 theo Chỉ thị số 24/1999/CT - TTg ngày 18/8/1999; kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị số 28/2004/CT - TTg ngày 15/7/2004; kiểm kê đất đai năm 2010 theo thỉ thị số 618/2009/CT - TTg ngày 15/5/2009; kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị 31/2007/CT - TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn chung, cơng tác thống kê, kiểm kê đất đai của huyện được triển khai khá tốt. Chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao, đặc biệt là kỳ kiểm kê đất đai năm 2010. Kỳ kiểm kê năm 2010 của huyện Hòa Vang được thực hiện
trên cơ sở áp dụng các tiến bộ công nghệ mới với việc sử dụng các tài liệu hiện có, được bổ sung, chỉnh lý, cập nhật như: bản đồ, kết quả đo đạc lập hồ sơ địa chính, kết quả kiểm kê của kỳ trước … huyện đã kiểm kê đầy đủ và phân tích đánh giá đúng tình hình hiện trạng sử dụng quỹ đất của từng đơn vị hành chính trong địa bàn tồn huyện, xác định quỹ đất chưa sử dụng. Đồng thời, lập cơ sở dữ liệu đất đai với bộ hồ sơ đầy đủ về số liệu, diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất với chất lượng và độ tin cậy cao. Toàn bộ các số liệu kiểm kê đất đai đã được nhập vào máy tính.
Từ những kết quả đó là cơ sở giúp các ngành, các cấp ở từng địa phương nắm chắc quỹ đất để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và là căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện.
* Cơng tác tài chính về đất đai, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Huyện Hòa Vang trong những năm qua đã thực hiện tốt cơng tác quản lý tài chính về đất đai trong việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
* Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Nhìn chung, cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền trong huyện đã được nâng cao. Vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thi hành các quy định pháp luật về đất đai được quan tâm đúng mức, bảo đảm việc thực hiện ngày càng nề nếp và đi vào ổn định. Đây là cơ sở để thực hiện tốt một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó có cơng tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi vẫn cịn gặp phải các tình huống khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng khơng nhỏ đến vai trị và hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
* Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như: thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất ... Huyện đã tổ chức các đợt thanh tra theo Chỉ thị 77, Chỉ thị 247 của Thủ tướng Chính phủ, thanh tra việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cơ sở, thanh tra sử dụng đất của các doanh nghiệp, thanh tra quản lý nhà nước về đất đai ở
xã, ... Đã tổ chức tốt các buổi làm việc với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, đi kiểm tra tại thực địa; làm việc với Thanh tra thành phố về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo để giải quyết một số trường hợp khiếu nại, tố cáo. Qua thanh tra đã kịp thời phát hiện các vi phạm và xử lý bằng nhiều biện pháp như: đình chỉ việc sử dụng đất; thu hồi diện tích khơng sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng sai mục đích, ... góp phần đưa cơng tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. Ngồi ra, đây cịn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai.
Phục vụ tốt thanh tra đất đai của thành phố, và Trung ương, củng cố đội ngũ cán bộ, cơng chức làm cơng tác đất đai ở Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất, phịng Tài ngun và Mơi trường và ở các xã. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường, xử lý việc khai thác đất đồi, khai thác cát trái phép tại xã Hịa Nhơn, Hịa Sơn, Hịa Phong. Qua đó, phát hiện và xử phạt hành chính 44 trường hợp với số tiền gần 300 triệu đồng. Phát hiện và xử phạt 36 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tài nguyên, môi trường. Tham gia kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác và vận chuyển đất đá trên các tuyến đường, kiểm tra tình hình ơ nhiễm mơi trường trong các khu dân cư; cơ bản giải quyết tình trạng dùng xung điện để đánh bắt cá, xử lý 01 công ty nổ mìn khai thác đá gây ảnh hưởng đến nhà dân.
* Cơng tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Ở huyện Hòa Vang trong những năm gần đây do dân số tăng nhanh, nhu cầu sử dụng đất ngày một lớn, đặc biệt là đất khu dân cư, … làm cho việc tranh chấp đất đai