KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 98 - 101)

- Thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của huyện Hòa Vang, thành

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Huyện Hòa Vang là một huyện miền núi bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng, có địa hình đa dạng, diện tích đất tự nhiên là 734,89

km2 (bằng khoảng 80% diện tích của thành phố Đà Nẵng). Dân số năm 2011 là

123.024 người, chiếm khoảng 13% dân số toàn thành phố, mật độ dân số của huyện là

167 người/km2 thấp hơn nhiều so với mật độ dân số tồn thành phố. Huyện có vị trí

thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội, có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá cũng như phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

2. Cơng tác quản lý đất đai nói chung, cơng tác quản lý xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng đã dần đi vào nề nếp. Đã tổ chức đo đạc lập xong bản đồ địa chính chính quy, gồm các tỷ lệ 1/500; tỷ lệ 1/1.000; tỷ lệ 1/2.000 và tỷ lệ 1/10.000. Đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho toàn huyện và 11 xã trong huyện. Đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của huyện và 11/11 xã. Về quy hoạch xây dựng, 100% số xã đã có quy hoạch khu dân cư trung tâm và các điểm dân cư nông thôn. Về công tác đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính tính đến ngày 01/01/2012, tồn huyện đã cấp 41.412 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và 542 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức. Công tác thanh tra, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tranh chấp về đất đai cũng đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, ổn định tình hình và phát triển kinh tế - xã hội.

3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: trong giai đoạn 2005 - 2012 đáng chú ý là đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là sang: đất ở (349,2 ha); đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp (456,98 ha); đất có mục đích cơng cộng (310,17 ha); ... Trong số các loại đất nơng nghiệp thì đất rừng sản xuất chuyển sang đất phi nơng nghiệp có diện tích lớn nhất (583,73 ha).

4. Tác động của q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn đã kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nơng nghiệp. Bên cạnh những tác động tích cực, q trình này cịn có những tác động chưa tích cực trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Về kinh tế: hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện đã có hướng chuyển dịch lớn theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Tỷ trọng các ngành kinh tế năm 2011 là: nông - lâm - thủy sản chiếm 32,5% ; công nghiệp - TTCN và xây dựng chiếm 36,8%, thương mại - dịch vụ là 30,7%. Điều này đã giải quyết được công ăn việc làm cho người dân, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng giảm dần tỷ trọng của cây lúa và thay vào đó là các cây trồng, vật ni có hiệu quả kinh tế cao, có quy mơ lớn như: trồng các cây màu vụ đơng, trồng lúa hàng hố chất lượng cao, chăn ni gia súc, gia cầm ..., phát triển mơ hình trang trại có hiệu quả kinh tế cao, phát triển du lịch sinh thái.

+ Về xã hội: thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức hưởng thụ các điều kiện vật chất, văn hóa tinh thần cũng được cải thiện, các cơng trình phúc lợi, cơng trình cơng cộng ngày một tốt hơn và bước đầu đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của người dân trong huyện. Tình hình xóa đói giảm nghèo cũng có những tiến bộ đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh ... Như vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mức sống, thu nhập của người dân ở huyện Hịa Vang. Góp phần xóa đói, giảm nghèo, đưa cuộc sống của người dân và kinh tế huyện Hịa Vang ngày một đi lên.

+ Bên cạnh đó, vẫn cịn một số hạn chế nhất định: ô nhiễm môi trường, vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất, suy thoái đất do việc thâm canh tăng vụ.

5. Từ kết quả nghiên cứu và thực trạng trên, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý:

+ Trong công tác quy hoạch sử dụng đất cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện theo quy hoạch của nhà nước, tránh hiện tượng quy hoạch tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực.

+ Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. + Khai thác tốt các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.

+ Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc, điện nước là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của CNH, HĐH nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

+ Phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống và làng nghề mới, xây dựng và hình thành các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp làng nghề ở nông thôn.

+ Tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, giải quyết việc làm cho người lao động.

+ Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nơng nghiệp, nơng thơn. Đó là chun mơn hố, tập trung hoá cao kết hợp với đa dạng hố cây trồng, vật ni và ngành nghề ở nông thôn, huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội theo chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và cải tạo đất tránh sự suy thoái về chất lượng đất, đồng thời đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường.

2. Đề nghị

Sau khi nghiên cứu thực trạng của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang, trước một số vấn đề cịn tồn tại, chúng tơi xin có một số kiến nghị sau:

+ Có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này để định hướng và vạch ra chính sách tiết kiệm triệt để đất nơng nghiệp, nhất là đất trồng lúa, có chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với sự hạn chế tối đa chuyển đổi đất nông nghiệp hiệu quả sang đất phi nơng nghiệp để tránh sự suy thối về kinh tế, xã hội và mơi trường.

+ Bên cạnh đó, cần có biện pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi để phục vụ công tác thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao năng suất cây trồng. Cần có biện pháp cải tạo đất nơng nghiệp các vùng bị suy thối do thâm canh tăng vụ và có biện pháp kỹ thuật canh tác cho hộ nông dân để mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không ảnh hưởng đến môi trường đất và môi trường xung quanh.

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 để giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, đây là cơ sở để giải quyết việc làm trong tương lai. Đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn, chú ý đến mối liên hệ giữa đơn vị đào tạo và người sử dụng lao động, để sau khi học nghề xong người lao động có thể làm việc ngay mà không phải đào tạo lại.

+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động để người dân có ý thức tự giác, chủ động trong việc học nghề, tự tìm kiếm việc làm và sử dụng hợp lý nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ.

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các cụm, khu công nghiệp bằng việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, phát triển các ngành công nghiệp khơng gây ơ nhiễm …

Tuy nhiên, đề tài cần có hướng nghiên cứu sâu hơn nữa để đảm bảo quản lý sử dụng đất hợp lý trên cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường, tiết kiệm triệt để đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w