Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 34)

- Thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của huyện Hòa Vang, thành

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hòa Vang

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

Từ 01/01/1997 trở về trước, huyện Hoà Vang bao gồm 19 xã. Năm 1997 có 5 xã được tách về quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu, năm 2005 thêm 3 xã nữa tách về quận Cẩm Lệ, do vậy huyện chỉ cịn 11 xã là: Hồ Bắc, Hồ Ninh, Hồ Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Phú, Hoà Châu, Hoà Tiến và Hoà Phước.

Huyện Hịa Vang hiện nay có diện tích là 734,89 km2, bằng khoảng 80% diện

tích của thành phố Đà Nẵng (khơng kể huyện đảo Hoàng Sa).

Dân số năm 2011 là 123.024 người, chiếm khoảng 13% dân số toàn thành phố,

mật độ dân số của huyện là 167 người/km2 thấp hơn nhiều so với mật độ dân số toàn

thành phố (740 người/km2).

Trong số 11 xã của huyện có 4 xã vùng núi (Hồ Bắc, Hồ Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên), 4 xã trung du (Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà Nhơn) và 3 xã đồng bằng (Hồ Châu, Hồ Tiến, Hồ Phước).

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Là một huyện ngoại thành bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành thành phố

Đà Nẵng, huyện có toạ độ từ 15o55’ đến 16o13’ vĩ độ Bắc và 107o49’ đến 108o13’ kinh

độ Đơng.

- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế; - Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam; - Phía Đơng giáp quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu;

- Phía Tây giáp huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng Nam.

Hệ thống đường giao thông đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện tương đối thuận tiện. Quốc lộ 1A là đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam chạy từ Cầu Đỏ qua các xã Hoà Châu và Hoà Phước; quốc lộ 14B chạy qua các xã Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng; tuyến đường tránh Nam Hải Vân đi qua các xã Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn; các tuyến đường ĐT 601, 602, 604, 605 do thành phố quản lý và hệ thống các tuyến đường giao thông liên huyện và liên xã. Vị trí địa lý, điều kiện giao thơng thuận lợi là một điều kiện quan trọng để Hoà Vang khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng như lâu dài.

3.1.1.2. Địa hình, đất đai

Hồ Vang có 3 loại địa hình là: miền núi, trung du và đồng bằng.

Vùng đồi núi: phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 57.808,2 ha, bằng 78,66%

tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Bốn xã miền núi bao gồm: Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hồ Phú và Hồ Liên, có độ cao khoảng từ 400 - 500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà

(1.487 m), độ dốc lớn >400, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ

mơi trường sinh thái của thành phố Đà Nẵng. Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng ... phát triển trên các đá mẹ như mắc-ma, gra-phit ... Địa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp và du lịch.

Vùng trung du: chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100 m,

xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã: Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hồ Nhơn với diện tích 12.627 ha, chiếm 17,18% diện tích tồn huyện; phần lớn đất đai bị bạc màu, xói mịn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đất phù sa bồi tụ hàng năm ven khe suối. Địa hình và đất đai ở vùng này phù hợp cho việc trồng các cây cạn, có nhu cầu nước ít, chịu được hạn.

Vùng đồng bằng: bao gồm ba xã: Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước với tổng diện

tích là 3.053,5 ha, chiếm 4,16% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp 2 - 10 m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng. Đất phù sa ven sông và đất cát là hai loại đất đặc trưng của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa màu. Tuy nhiên, có yếu tố khơng thuận lợi là do địa hình thấp, khu vực này thường bị ngập lụt trong những ngày mưa lũ lớn.

Địa hình đa dạng của Hoà Vang cùng với kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố trí các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triển một nền kinh tế với thế mạnh về nông - lâm - nghiệp và du lịch nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức như: hạn hán, lũ lụt … cần phải giải quyết. Cần phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý và phải tính đến những tác động tích cực cũng như tiêu cực của q trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệ mơi trường sinh thái.

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Hồ Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và

mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không

đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,80C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với

nhiệt độ trung bình 28 - 30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18 - 23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm là 82%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình khoảng 85 - 87%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình khoảng 76 - 77%.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tập trung vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp. Tuy nhiên, có những năm lượng mưa thấp, như năm 2003 đạt 1.375,1 mm gây thiếu nước cho sản xuất nơng nghiệp và đời sống. Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 2; gió mùa Đơng Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7. Huyện thường xuyên bị chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1 - 2 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn.

Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng; lớn nhất là vào tháng 12 và tháng 1 trung bình từ 58 đến 122 giờ/tháng.

Hệ thống sơng ngịi của Hồ Vang bao gồm các sơng chính là: sông Cu Đê, sông Yên, sông Túy Loan, sông Vĩnh Điện; một số sông nhỏ là: sông Tây Tịnh, Quá Giáng, … và hệ thống nhiều ao hồ tự nhiên. Nhìn chung, chất lượng nước các sông đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương, trừ sông Cẩm Lệ và sông Cu Đê bị nhiễm mặn thủy triều vào thời gian mùa khô từ tháng 5 đến tháng 6.

Về nước ngầm: theo đánh giá sơ bộ, Hồ Vang có trữ lượng nước ngầm lớn, mực nước ngầm cao. Trong tương lai có thể sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tại Đồng Nghệ (xã Hồ Khương) có nguồn nước khống nóng nhưng hiện tại chưa được đầu tư khai thác.

Nhìn chung, các điều kiện khí hậu và thuỷ văn của huyện Hồ Vang có nhiều thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn như: hạn hán, lũ lụt gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất, đời sống của nhân dân; gây hư hại các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

3.1.1.4. Tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích đất huyện Hồ Vang là 73.488,7 ha. Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nơng nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc.

Tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng như sau:

Đất nơng nghiệp là 65.316 ha, chiếm 88,9% diện tích tự nhiên, đất phi nơng nghiệp là 7.271 ha chiếm 9,9% và đất chưa sử dụng là 901,7 ha chiếm 1,2%.

Diện tích đất đã được sử dụng của huyện chiếm 98,8% cho các mục đích nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nơng nghiệp khác. Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tương đối cao. Thu nhập thuần/ha đất nông nghiệp đạt 32 triệu đồng/ha. Đối với lâm nghiệp, theo ước tính, chỉ số này chỉ vào khoảng 2 triệu đồng/ha rừng sản xuất.

b. Tài nguyên rừng

Huyện Hồ Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đây là một trong các thế mạnh của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 53.306,1 ha, chiếm 89,3%. Trong đó, đất rừng sản xuất là 29.794,6 ha (42,1% diện tích đất tự nhiên), tập trung chủ yếu ở Hồ Bắc, Hoà Ninh và Hồ Phú; đất rừng phịng hộ là 12.658,7 ha (chiếm tỷ

lệ 17,9% diện tích tự nhiên); đất rừng đặc dụng là 10.852 ha (chiếm 15,3% diện tích tự nhiên) thuộc địa bàn các xã Hoà Ninh và Hoà Bắc. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2007 đạt khoảng 75%.

Rừng đặc dụng nằm trong địa phận xã Hoà Ninh và Hòa Bắc, thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn được thành lập với mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ che phủ của rừng, phát huy tác dụng phịng hộ mơi trường của rừng. Trong vùng rừng đặc dụng có rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, các tài nguyên động, thực vật phong phú. Đặc biệt, có nhiều loại gỗ quý, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp rất hấp dẫn với khách du lịch như khu vực Bà Nà - Núi Chúa.

Rừng và tài ngun rừng của huyện Hồ Vang có vai trị quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện. Ngồi vai trị phịng hộ cho huyện và thành phố Đà Nẵng, rừng cịn là thế mạnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch.

c. Tài nguyên khoáng sản

Tài ngun khống sản đã được phát hiện ở Hồ Vang chủ yếu là các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bao gồm: đá ốp lát, đá phục vụ xây dựng, đá mỹ nghệ, tập trung chủ yếu ở các xã trung du và miền núi Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Ninh và Hòa Phú. Các mỏ cát xây dựng ở dọc sông Cẩm Lệ, Tuý Loan, Quá Giáng. Đất sét với trữ lượng lớn để sản xuất gạch ngói có ở hầu hết các xã đồng bằng và trung du. Ngoài ra, đã phát hiện quặng Volfram ở Nà Hoa (Hoà Ninh), quặng thiếc ở Đồng Nghệ (Hồ Khương) nhưng trữ lượng khơng lớn.

d. Tài nguyên nước

Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê ... là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng và một phần cho huyện Hoà Vang.

Trữ năng thuỷ điện của các sông trên địa bàn huyện hiện đang được công ty Cổ phần thuỷ điện GERUCO Sông Côn khảo sát nghiên cứu. Trước mắt công ty này đang triển khai đầu tư cụm dự án thuỷ điện sông Hương - Luông Đông tại xã Hồ Phú với tổng cơng suất dự kiến 4.300 KW (tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ đồng) và cụm dự án thuỷ điện sông Nam - sông Bắc tại xã Hồ Bắc với tổng cơng suất dự kiến 12 MW (tổng vốn đầu tư khoảng 877 tỷ đồng).

e. Tài nguyên du lịch

Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Bà Nà - Núi Chúa, Đồng Nghệ, Ngầm Đơi (Hồ Phú), du lịch trên sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho khách từ thành phố Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần). Nhiều hồ, đầm tự nhiên như: Bàu An Ngãi Tây, Bàu Nghè ở Hoà Sơn có thể cải tạo thành các cơng viên du lịch mặt nước. Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển ... được đầu tư xây dựng tốt sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch đến và sẽ tạo nên thu nhập rất lớn cho huyện và cả thành phố Đà Nẵng. Việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng như tìm các giải pháp tối ưu để khai thác các tiềm năng du lịch là một trong các nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.

* Đánh giá chung quá trình sử dụng các điều kiện tự nhiên

+ Những mặt đạt được

Từ những đặc điểm tự nhiên đã trình bày ở trên cho thấy Hồ Vang đã phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, thể hiện qua các điểm sau:

- Về vị trí địa lý: có ưu thế bao bọc phía Tây khu nội thị của thành phố Đà Nẵng nên các dịch vụ phục vụ đô thị đã được phát huy, là địa bàn tập trung những cơ sở sản xuất phục vụ trực tiếp q trình phát triển của khu vực đơ thị như: sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, thảm thực vật phong phú nhằm đảm bảo môi trường tự nhiên cho khu vực đơ thị.

- Về điều kiện đất đai: Hồ Vang đã từng bước phát huy các tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp đa dạng, bao gồm cả nơng nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Ngồi ra, trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ từ thành phố do có điều kiện bố trí đất mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Đây là địa bàn phù hợp cho việc xây dựng các khu dân cư mới, các cơng trình cơng cộng, các dự án khác …

- Điều kiện tài nguyên: huyện đã tận dụng lợi thế về tài nguyên sản xuất vật liệu xây dựng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất gạch, sản xuất vật liệu xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển dân số và nguồn nhân lực: dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn 61,7% tạo ra sức ép về việc làm rất lớn. Huyện đã chú ý để khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai để phát triển sản xuất như: các xã ở vùng núi và trung du tập trung phát triển các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; các xã đồng bằng phát triển nông

nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm khai thác tối đa nguồn lao động trên địa bàn. Để tiếp tục thu hút lao động dồi dào từ khu vực nông nghiệp, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực cần được chú trọng hơn.

+ Một số điểm còn hạn chế:

- Do lực lượng kinh tế ngồi quốc doanh cịn non trẻ nên quá trình khai thác các điều kiện tài ngun cịn ở mức độ chậm, quy mơ khai thác cịn nhỏ.

- Q trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngồi, tiềm năng đất nhất là đất lâm nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, tiềm năng du lịch chưa được quy hoạch và thu hút đầu tư còn hạn chế.

- Quá trình đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Do vậy, nguồn lao động có trình độ khoa học cịn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. - Khai thác tiềm năng thiên nhiên cịn nặng về khai thác tài ngun khống sản, chưa tập trung khai thác tài nguyên du lịch.

- Thời tiết khắc nhiệt, trong năm thường có vài trận mưa bão xảy ra với cường độ lớn thời gian dài đã gây hư hại nhiều các cơng trình hạ tầng kỹ thuật gây ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 34)