Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 56 - 63)

- Thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của huyện Hòa Vang, thành

3.3.1.Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005-

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hòa Vang

3.3.1.Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005-

Hòa Vang là một huyện duy nhất trực thuộc thành phố Đà Nẵng, vì vậy sẽ chịu tác động của q trình đơ thị hóa và áp lực của dân số lên quỹ đất. Do đó, chuyển dịch cơ cấu đất đai là điều tất yếu.

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu sử dụng đất qua các năm

Qua biểu đồ 3.4 cho thấy, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 so với năm 2005 có sự thay đổi khá rõ. Từ năm 2005 đến năm 2010 cơ cấu đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên tăng từ 84,79% lên 89,7%, tương đương với diện tích tăng là

66.097,40 ha; cơ cấu đất chưa sử dụng năm 2005 là 6,72% giảm xuống cịn 1,25% năm 2010, với diện tích giảm tương đương là 3.827,74 ha.

Đây là kết quả tích cực của cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, hàng năm các địa phương đã chú trọng quy hoạch, khai thác quỹ đất chưa sử dụng để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đã góp phần làm giảm áp lực đối với việc chuyển đổi mục đích giữa các loại đất đang sử dụng.

Đối với đất phi nông nghiệp tăng từ 8,49% năm 2005 lên 9,05% năm 2010, tương đương với diện tích tăng là 659,63 ha. Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp đã tăng qua từng năm. Tuy nhiên, so với các loại đất khác thì đất phi nơng nghiệp có sự chuyển dịch khơng lớn, chứng tỏ việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong giai đoạn này vẫn còn khiêm tốn.

Tại biểu đồ 3.4 cho thấy, cơ cấu đất nông nghiệp giảm từ 89,70% năm 2010 xuống 88,77% năm 2012, đất phi nông nghiệp tăng từ 9,05% lên 10,0%. Điều này chứng tỏ ở giai đoạn này nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp đã tăng nhanh để đáp ứng sự phát triển của địa phương, nhất là việc tiếp tục đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội.

3.3.1.1. Biến động đất nông nghiệp

Theo bảng 3.7 ta thấy, đất nơng nghiệp năm 2005 có diện tích là 59.973,46 ha, chiếm 84,79% tổng diện tích đất tự nhiên; năm 2010 có diện tích là 66.097,84 ha, chiếm 89,7% tổng diện tích tự nhiên; năm 2012 có diện tích là 65.235,77 ha, chiếm 88,77% tổng diện tích tự nhiên. Như vậy, trong vịng 7 năm diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Hịa Vang tăng 5.262,31 ha. Trung bình mỗi năm diện tích đất nơng nghiệp của huyện tăng lên gần 752 ha. Sự tăng lên của đất nông nghiệp do sự tăng lên của đất nơng nghiệp khác. Trong khi đó, đất sản xuất nơng nghiệp và đất lâm nghiệp lại giảm xuống.

* Đất sản xuất nông nghiệp

Qua 7 năm (2005 - 2012) diện tích đất sản xuất nơng nghiệp giảm 555,95 ha, trong đó là sự biến động của 2 loại đất chủ yếu:

+ Biến động giảm diện tích đất lúa:

Qua 7 năm, diện tích đất trồng lúa biến động giảm 545,64 ha, khơng có biến động tăng. Có hai nguyên nhân làm cho diện tích lúa giảm nhanh là:

- Do chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp, như chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 3,99 ha, đất cây lâu năm 0,28 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 3,94 ha, đất nông nghiệp khác 0,86 ha.

- Do chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp như: chuyển sang đất ở 281,28 ha; đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp 95,01 ha; đất có mục đích cơng cộng 74,0 ha …

+ Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích giảm xuống của đất trồng cây hàng năm khác trên địa bàn huyện Hòa Vang trong giai đoạn 2005 - 2012 là 119,61 ha.

- Biến động tăng: tổng diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng lên là 34,63 ha. Trong đó, do sự chuyển sang từ các loại đất như: đất lúa 3,99 ha, đất trồng cây lâu năm 0,16 ha, đất rừng sản xuất 29,03 ha ...

- Biến động giảm : tổng diện tích đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang các loại đất khác là 155,27 ha. Trong đó, chuyển sang một số loại đất chủ yếu như: đất trồng cây lâu năm 5,21 ha; đất ở 36,9 ha; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 40,73 ha; đất có mục đích cơng cộng 57,29 ha …

* Đất lâm nghiệp

Qua 7 năm (2005 - 2012) diện tích đất lâm nghiệp giảm 2.397,32 ha. Trong đó, đáng chú ý là sự biến động giảm của đất rừng sản xuất 15.435,41 ha, diện tích này được chuyển sang đất rừng phịng hộ và đất rừng đặc dụng. Cũng có đến 588,47 ha đất lâm nghiệp bị chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp 306,39 ha (chiếm 52,07% diện tích đất bị chuyển đổi sang đất phi nơng nghiệp) và đất có mục đích cơng cộng 132,83 ha.

* Đất ni trồng thủy sản

Giai đoạn 2005 - 2012 diện tích đất ni trồng thủy sản tăng 7,40 ha. Do huyện Hòa Vang đã chủ động chuyển từ đất lúa một vụ có năng suất thấp (3,94 ha), chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác (1,57 ha) … Tuy nhiên, cũng có đến 2,62 ha loại đất này chuyển sang đất có mục đích cơng cộng.

* Đất nông nghiệp khác

Qua 7 năm (2005 - 2012) diện tích đất nơng nghiệp khác tăng 8.208,19 ha. Trong đó, chủ yếu là do chuyển sang từ các loại đất như: đất rừng sản xuất 6.766,37 ha, đất rừng phòng hộ là 697,62 ha và đất rừng đặc dụng là 921 ha. Cũng có đến 32,68 ha đất nơng nghiệp khác bị chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là chuyển sang đất ở.

3.3.1.2. Biến động đất phi nông nghiệp

Qua 7 năm diện tích đất phi nơng nghiệp trên địa bàn huyện Hịa Vang tăng 1.347,90 ha. Bình quân tăng 192,6 ha/năm. Diện tích biến động tăng chủ yếu là đất chuyên dùng (1036,68 ha); đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp (474,14 ha); đất có mục đích cơng cộng (465,33 ha).

* Biến động tăng diện tích đất cơng nghiệp

Qua 7 năm diện tích đất dành cho sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp tăng 474,14 ha, bình qn tăng 67,73 ha/năm, mà trong đó đáng chú ý là giai đoạn 2010 - 2012 tăng 369,45 ha. Kết quả này phản ánh đúng với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện là: giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản; tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp. Nguyên nhân là do UBND thành phố Đà Nẵng, UBND huyện Hòa Vang giao đất cho một số doanh nghiệp hoặc cho các doanh nghiệp thuê đất để xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong quy hoạch phát triển cơng nghiệp của thành phố Đà Nẵng.

* Biến động diện tích khu dân cư

Trong 7 năm diện tích đất ở huyện Hịa Vang đã tăng 265,20 ha, bình quân tăng 37,89 ha/năm, điều này phản ánh tốc độ phát triển dân số và q trình đơ thị hóa ở địa phương. Ngun nhân chủ yếu là do thành phố giao đất cho các tổ chức, cá nhân làm nhà ở, do tách đất của cán bộ công nhân viên trong các cơ quan, đơn vị trước đây coi là đất chuyên dùng, nay thành đất ở.

* Biến động đất xây dựng kết cấu hạ tầng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 5 năm qua, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng ... đã được huyện uỷ, UBND huyện Hòa Vang chỉ đạo thực hiện đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đất chuyên dùng tăng 1.036,68 ha; trong đó, là sự tăng lên của đất có mục đích cơng cộng (465,33 ha), bình qn tăng 66,48 ha/năm.

Từ việc chuyển mục đích sử dụng đất đã tạo điều kiện cho thu ngân sách trên địa bàn huyện thường xuyên đạt khá, tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển các cơng trình như: trường học, trạm xá, đường giao thông nông thôn, trụ sở cơ quan ... ngày càng khang trang, hiện đại. Bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện ngày càng được thay đổi rõ rệt, bước đầu người lao động được giải quyết việc làm và cải thiện đời sống tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn.

3.3.1.3. Biến động đất chưa sử dụng

Năm 2005 diện tích đất chưa sử dụng là 4.754,18 ha (chiếm 6,72%); đến năm 2012 diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống cịn 897,98 ha (chiếm 1,23%). Như vậy, trong vịng 7 năm diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống 3.856,20 ha, trung bình mỗi năm giảm 550,89 ha. Trong đó, chủ yếu là chuyển sang các loại đất như: đất trồng cây lâu năm, đất ở, đất trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp, đất có mục đích cơng cộng và các mục đích khác, phân bố đều trên các xã.

Như vậy, trong vòng 7 năm (2005 - 2012) trên địa bàn huyện Hịa Vang, nếu nhìn một cách tổng qt thì đất nơng nghiệp tăng lên đất phi nơng nghiệp giảm xuống. Nguyên nhân cơ bản của hiện trạng này đó là đến kỳ kiểm kê thì 11/11 xã đã có bản đồ địa chính. Số liệu kiểm kê cũng như thống kê đất đai hàng năm của các xã, các tổ chức đang sử dụng đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà chủ yếu được lấy từ các nguồn số liệu là các tổ chức tự kê khai hoặc được khoanh đo, khoanh vẽ mang tính tương đối, phần còn lại được dựa trên các loại bản đồ địa hình để thống kê diện tích, nên có sự sai khác lớn.

Theo số liệu kiểm kê đất năm 2012, tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 73.488,77 ha. Như vậy, diện tích đưa vào sử dụng cho các mục đích chiếm 98,77%. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của ba nhóm đất chính của huyện chứa đựng trong đó những bất cập.

Đất nơng nghiệp chiểm tỷ trọng cao (88,77% tổng diện tích đất tự nhiên) và đang có chiều hướng giảm dần, mà vấn đề đáng quan tâm là sự giảm xuống của đất trồng lúa trong vài năm trở lại đây, đây chính là vấn đề đang được báo động. Nguyên nhân chủ yếu là chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng … Điều này chứng tỏ cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Sự giảm xuống của đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất sông suối mặt nước chuyên dùng (giảm 19,33 ha so với năm 2005). Bên cạnh đó, là sự tăng lên của nhiều loại đất như: đất có mục đích cơng cộng; đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp; đất ở … Nguyên nhân của sự tăng này là do dân số tăng nhanh, cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trên đà phát triển mạnh. Mức độ đơ thị hóa tăng nhanh nên nhu cầu về nhà ở là vấn đề tất yếu và việc sử dụng đất cho các công trình chuyên dùng cũng tăng theo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện.

Tuy nhiên, một thực tế của huyện Hòa Vang đó là đất phi nơng nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sử dụng đất (chiếm 10,0%). Trong nhóm đất phi nơng nghiệp mà diện tích đất phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh chỉ chiếm 10,2%, đất cho

phát triển cơ sở hạ tầng chiếm 18,9%. Đây là con số còn quá khiêm tốn so với sức phát triển của xã hội và cũng như tiềm năng của huyện.

Đất chưa sử dụng đã và đang đưa vào khai thác khá lớn, từ 4.754,18 ha năm 2005 xuống còn 897,98 ha năm 2012, đây là một điều đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn chiếm 1,23% trong cơ cấu sử dụng đất.

Trong những năm tới Hòa Vang cần khai thác hơn nữa quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng. Khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có; bên canh đó, tăng dần cơ cấu đất phi nông nghiệp để giảm dần sự chênh lệch về cơ cấu giữa quỹ đất nông nghiệp và phi nơng nghiệp.

Bảng 3.7. Tổng hợp tình hình biến động đất trên địa bàn huyện Hịa Vang giai đoạn 2005 - 2012

Đơn vị tính : ha

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích

năm 2012

So với năm 2010 So với năm 2005 Diện tích năm 2010 Tăng(+) giảm(-) Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4)-(5) (7) (8) = (4)-(7) Tổng diện tích tự nhiên 73488,7650 73691,0320 -202,2670 70734,7490 2754,0151 1 Đất nơng nghiệp NNP 65235,7698 66097,8444 -862,0746 59973,4550 5262,3146

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5936,8744 6287,8987 -351,0243 6492,8292 -555,9548

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4634,7831 4946,5643 -311,7812 5300,0396 -665,2565

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3216,9500 3444,8197 -227,8697 3762,5949 -545,6449

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 6,4040 6,4040 6,4040

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1411,4291 1495,3406 -83,9115 1531,0407 -119,6116

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1302,0913 1341,3344 -39,2431 1192,7896 109,3017

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 50908,7249 51255,2000 -346,4751 53306,0493 -2397,3244 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 14359,2249 14705,7000 -346,4751 29794,6339 -15435,4090 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 8519,5000 8519,5000 12658,7154 -4139,2154 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 28030,0000 28030,0000 10852,7000 17177,3000 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 109,4912 111,4912 -2,0000 102,0889 7,4023 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 8280,6793 8443,2545 -162,5752 72,4878 8208,1915

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 56 - 63)