Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện yên lập, tỉnh phú thọ - thực trạng và giải pháp giai đoạn 2009 – 2011 (Trang 59 - 60)

- Kỳ hạn từ 24 tháng trở

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Việc tăng cường công tác quản lý khách hàng là một yêu cầu cần thiết trong một lĩnh vực có nhiều rủi ro . Tăng cường trong công tác quản lý khách hàng không dừng lại ở việc đôn đốc khách hàng trả nợ mà là cả quá trình tìm hiểu thông tin, thiết lập mối quan hệ lâu dài bền vững, luôn nắm các thông tin một cách sát sao về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính… của khách hàng. Có như vậy ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong công tác kiểm soát vốn và thu nợ khách hàng.

Để giảm thiểu những rủi ro tối thiểu có thể xảy ra thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát khách hàng là một trong những hoạt động không thể thiếu của ngành ngân hàng nói chúng và cũng đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Lập nói riêng. Công tác kiểm tra kiểm soát ngân hàng phải được thực hiện cả trước, trong và sau khi thực hiện khoản vay bởi một bộ phận giám sát riêng không liên quan tới hoạt động cho vay và thu nợ. Để làm tốt nhiệm vụ này, nhân viên tín dụng cần phải tiến hành một số hoạt động sau

- Thu thập thông tin chứng cứ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng

- Kiểm tra thực tế nơi sử dụng vốn, đánh giá tiến độ thức hiện phương án,, dự án

- Đối chiếu với mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng

- Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện hiệu quả vốn vay, theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hàng

- Ngân hàng phải thường xuyên thống kê các khế ước đã đến hạn, có kế hoạch đôn đốc trả nợ đối với các khách hàng có nợ quá hạn trên tinh

thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Bằng các mối quan hệ của mình, ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm của họ trong trường hợp sản phẩm có chất lượng còn thấp, bị giảm giá do cung lớn hơn cầu… làm được điều này, ngân hàng không những thu hồi được vốn cho vay, giảm rủi ro cở mức thấp nhất mà còn giúp doanh nghiệp không bị phá sản.

- Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền để quản lý tài sản thế chấp, thường xuyên trao đổi thông tin với trung tâm cung cấp thông tin về rủi ro tín dụng ngân hàng. Sau khi cấp phát tiền vay, ngân hàng làm bản thông báo cho công an, viện kiểm soát… biết những tài sản đã thế chấp. Cơ quan pháp luật sẽ không xác nhận bất cứ trường hợp nào do chủ tài sản đề nghị chuyển nhượng, cho thuê, hoặc để thế chấp ngân hàng khác

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện yên lập, tỉnh phú thọ - thực trạng và giải pháp giai đoạn 2009 – 2011 (Trang 59 - 60)