Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện yên lập, tỉnh phú thọ - thực trạng và giải pháp giai đoạn 2009 – 2011 (Trang 64 - 68)

- Kỳ hạn từ 24 tháng trở

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

3.3.3. Kiến nghị với Chính Phủ

Ở các nước đang phát triển như tại Việt Nam thì trong dân cư vẫn luôn tồn tại một lượng tiền rất lớn nhàn rỗi trong dân cư mà chưa được đưa vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Do vậy, với vai trò điều tiết nền kinh tế của mình thì Chính phủ các quốc gia cần phải có các chính sách hợp lý để thúc đẩy quá trình huy động vốn của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Các chính sách đó bao gồm:

- Ổn định môi trường vĩ mô: đây là yếu tố cần thiết cho bất cứ sự phát triển nào của nền kinh tế chứ không chỉ là hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Bởi vì, chỉ có một nền kinh tế ổn định về mọi mặt mới có thể khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng và tham gia vào các dự án đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, sự ổn định về mặt chính trị cũng sẽ có tác động rất to lớn tới các hoạt động sản

xuất kinh doanh. Khi mà một nền kinh tế có sự ổn định của đồng tiền, tỷ lệ lạm phát được khống chế ở mức hợp lý mới có thể tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư và các tầng lớp dân cư. Và như vậy nó sẽ quyết định đến khả năng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại.

- Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải hoạch định các chính sách phát triển kinh tế một cách linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của thị trường. Đặc biệt, cần có kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế dài hạn, đề ra các mục tiêu cụ thể ở từng thời kỳ khác nhau.

- Tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng thương mại: Đây là điều tất yếu nếu chúng ta muốn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, vì chỉ khi đó mới có thể nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ngân hàng, từ đó có thể cạnh tranh trên thế giới và đứng vững. Do vậy, trong những năm tới, ngoài việc cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, thì cũng cần có chiến lược tái cơ cấu lại cho phù hợp với sự phát triển. Đồng thời cần xây dựng môi trường kinh pháp lý một cách hoàn thiện, các quy định cụ thể về hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong cũng như ngoài quốc doanh. Tăng cường công tác giám sát thanh tra kiểm tra hoạt động của các ngân hàng .

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến đi lên từng ngày, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải không ngừng đổi mới. Để ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi, đảm bảo chế độ an toàn tài sản thì mỗi cán bộ ngân hàng phải hiểu kinh tế thị trường là kinh tế cạnh tranh, thương trường như chiến trường, nguồn vốn tự có là tiền đề nguồn vốn huy động là chủ yếu. Vì vậy, vấn đề khách hàng và nguồn tiền gửi là vấn đề quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đòi hỏi phải có sự nỗ lực, kết hợp chặt chẽ của toàn bộ nền kinh tế. Với phương châm không ngừng cải tiến quản trị kinh doanh, nâng cao uy tín chất lượng và hiệu quả với hàng loạt các biện pháp quản lý, kiểm soát, như: xác định quy chế bảo vệ khách hàng, thu hút khách hàng, gia tăng vốn tiền gửi vững chắc ổn định. Một trong những vấn đề quan trọng mà bài luận văn này nghiên cứu đề xuất là: thực hiện cải tiến nghiệp vụ huy động vốn trong đó đặc biệt quan tâm đến các loại tiền gửi của khách hàng, các loại tiền gửi này được coi là sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu mục đích tiền gửi của mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Thời gian thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Lập, em đã tiếp cận được phần nào các nghiệp vụ huy động vốn , vì vậy khi đi sâu phân tích thực trạng nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Lập em đã rút ra được những ưu nhược điểm của hình thức này, từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho từng vướng mắc làm cho công tác huy động vốn ngày một tốt hơn. Nhận thấy đây là

vấn đề quan trọng liên quan đến mọi mặt hoạt động của một ngân hàng thương mại gắn với môi trường kinh doanh của nó. Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng còn có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Song em hy vọng những giải pháp, ý kiến đề xuất trong đề tài này sẽ là đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp về hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Lập . Vì vậy Em rât mong có sự góp ý chân thành và cảm thông của thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn quan tâm đề tài này.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thấy cô giáo ở Học viện Tài chính, đặc biệt là Thạc sỹ Trần Thị Việt Thạch và các cô chú cán bộ cũng như ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Lập đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập để em hoàn thành đề tài này.

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện yên lập, tỉnh phú thọ - thực trạng và giải pháp giai đoạn 2009 – 2011 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w