I. Các chính sách marketing
5. Hệ thống phân phối
a) Đối với thị trường xuất khẩu:
Việc xuất khẩu chủ yếu bằng phương thức trực tiếp. Bằng nghiệp vụ của mình công ty trực tiếp xuất hàng cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Sau đó nhà nhập khẩu tuỳ ý phân phối sản phẩm đã mua, có thể qua các tổ chức thương mại hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
b) Đối với thị trường nội địa:
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Hiện tại công ty đang áp dụng kênh phân phối sau:
(1)
(2)
(3)
(1) Kênh trực tiếp: Ở kênh này, người sản xuất trực tiếp đưa hàng tới người tiêu dùng. Nó có ưu điểm là tạo sự gắn bó giữa người sản xuất và người tiêu dùng, có thông tin chính xác về thị trường, không phải chia sẻ lợi nhuận với khâu trung gian nhưng lại phức tạp do doanh nghiệp phải tự làm ngoài sản xuất, không chuyên môn hoá, nhiều khi không có sự năng động như các thành phần trung gian vốn tiếp xúc trực tiếp với thị trường. Thông thường chỉ có một số ít sản phẩm tiêu dùng như hàng mau hỏng, dễ vỡ tham gia vào kênh này.
(2) Kênh gián tiếp dài: kênh này, đại lý tiếp nhận khối lượng sản phẩm khá lớn từ công ty đồng thời trực tiếp bán hàng và thực hiện các dich vụ kèm theo. Các đại lý độc lập với công ty nên công ty không có quyền lựa chọn hay kiểm soát. Điều
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Công ty giầy Hải Dươn g Người tiêu dùng Đại lý Người bán buôn Ngườibán lẻ
này đã làm hạn chế đến khả năng tiêu thụ của công ty. Tuy nhiên vị trí của đại lý luôn thuận lợi, tập trung nơi dân cư đông đúc.
(3) Kênh gián tiếp dài: kênh này là phổ biến nhất trong các kênh phân phối hàng hoá. Ưu điểm của nó là chức chặt chẽ, mua bán theo từng khâu nên quay vòng vốn nhanh hơn, có tính chuyên môn hoá, có nhiều khả năng mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ. Nhưng việc quản lý và điều hành kênh này trở nên khó khăn hơn. Những nhà sản xuất quy mô lớn thường sử dụng kênh này.
Ngoài các kênh trên còn tồn tại mộ số kênh không chính thức tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm.