III. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định
2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng vật liệu cần thiết tối thiểu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định của kỳ kế hoạch. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu, điều hoà, cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng trong kinh doanh.
Công tác xây dựng định mức do phòng kế hoạch đầu tư, phát triển thực hiện. Căn cứ xây dựng kỹ thuật định mức gồm:
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
- Tiêu chuẩn định mức ngành - Thành phẩm của sản phẩm
- Tình hình thực hiện định mức của các kỳ trước - Dựa vào kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên
Bản kế hoạch định mức phải thông qua tổng công ty và giám đốc phê duyệt trước khi đưa vào thực hiện. Trong những năm qua, công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ( kinh tế, kỹ thuật, hành chính ) trong việc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu.
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là một chỉ tiêu động, nó đòi hỏi phải thường xuyên được đổi mới và hoàn thiện theo sự tiến bộ của khopa học kỹ thuật, sự đổi mới công tác tổ chức sản xuất và trình độ lành nghề của công nhân không ngừng được nâng cao.
3.Tình hình sử dụng , dự trữ , bảo quản và cấp phát
* Định hướng đặt ra đối với hoạt động mua và dự trữ nguyên vật liệu của công ty cổ phần giầy Hải Dương.
Để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu về chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm đề ra. Phòng kế hoạch đầu tư đã đề ra phương hướng cho hoạt động mua nguyên vật liệu, máy móc công nghệ, trang thiết bị để phục vụ tốt quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Ý thức được vấn đề đó công ty đã và đang cố gắng thực hiện tốt công cuộc hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, thay thế máy móc cũ bằng máy móc hiện đại, đồng
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
thời giữ vững quan hệ với các nhà cung ứng vật tư có uy tín và đạt được tốt yêu cầu của công ty, cố gắng tìm ra những tiêu chuẩn cung ứng đối với các nhà cung ứng vật tư một cách chặt chẽ nhất. Cụ thể đặt ra với vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty như sau:
- Nguyên vật liệu trước khi đưa vào kho và đưa vào sản xuất phải kiểm tra kỹ lưỡng 100% cả về chất lượng, số lượng, ghi rõ xuất xứ, địa điểm của nguồn hàng để khi có sai sót công ty còn có cơ sở để rà soát lại.
- Máy móc, trang thiết bị ở các phân xưởng sản xuất nhà kho, phòng ban của công ty phải liên tục được kiểm tra, xem xét nếu có vấn đề còn kịp thời xử lý.
- Công nghệ sản xuất thì công ty thường tham khảo từ các công ty khác ở trong nước và ngoài nướcđể nhập công nghệ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Ngoài các tiêu chuẩn trên công ty còn đặt ra các tiêu chuẩn đối với nhà cung ứng như sau: Thời gian giao hàng, giá cả, địa điểm giao hàng, điều kiện thanh toán .
- Xây dựng tốt chương trình, kế hoạch cụ thể để quản lý hoạt động cung ứng có hiệu qủa và góp phần nâng cao khả năng của các bên cung ứng. - Duy trì tốt công tác lập đơn hàng và tổ chức mua, dự trữ vật tư cho sản xuất của công ty.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
* Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty thì việc sử dụng, dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu là một vấn đề rất quan trọng. vì nếu quá trình sử dụng, dự trữ, bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu không đúng theo nguyên tắc thì ảnh hưởng đến sản xuất, và gây thiệt hại tổn thất lớn cho công ty. Do đó công ty đã có nhiều quyết định vạch ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại đó:
- Công ty thường xuyên kiểm tra tình hình dự trữ nguyên vật liệu theo từng kỳ, đầu kỳ và cuối kỳ, nhằm mục đích thống kê và thu thập số liệu từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ cho kỳ sau.
- Kiểm tra chặt chẽ nguyên vật liệu đầu vào nhằm đảm bảo nguyên vật liệu sau khi nhập kho có chất lượng đảm bảo.
- Nguyên vật liệu sau khi đã nhập kho sẽ được bảo quản theo đúng nguyên tắc, nhằm dữ nguyên vật liệu vẫn có chất lượng tốt sau khi đã nằm trong kho trong một thời gian dài.
- Cấp phất nguyên vật liệu được thực hiện theo quy định của công ty. Những thay đổi để nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách thêm bớt nguyên vật liệu thì phải có quyết định của ban lãnh đạo công ty.
- Quá trình đưa nguyên vật liệu đầu vào phải được thực hiện theo đúng quy trình đã được định sẵn.
3. Tình hình tài sản cố định
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
TSCĐ là thể hiện hiện vật của vốn cố định trong doanh nghiệp . Phân tích tình hình tăng giảm về số lượng , tình trạng sử dụng TSCĐ và TSCĐ trong mối quan hệ với kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy khả năng quả lý vốn cố định của công ty.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Bảng 10 : Tình hình tăng giảm TSCĐ đến ngày 31-12-2003 Phân loại Nguyên giá Giá trị hao
mòn (1.000đ) Giá trị còn lại Giá trị (1.000 đ) trọngTỷ (%) Giá trị (1.000đ) trọngTỷ (%) Nhà cửa , xưởng 16.950.903,15 68,89 9.219.272 7731631.157 71,11 Máy móc , thiết bị 7.520.460 29,44 4.532.000 2.988.460 27,47 P.tiện vận tải 177.316 0,694 98.656 78.660 0,723 Dụng cụ quản lý 221.225,2 0,866 149.040 72185.2 0,664 TSCĐ khác 28.442,648 0,11 23.167 5.275,648 48,50 Cộng 24.898.347 100 14.022.135 10.876.212 100
• Đặc điểm máy móc thiết bị:
Hầu hết máy móc thiết bị của Trung Quốc đến nay công ty đã từng bước đổi mới công nghệ, thay đổi máy móc thiết bị tiên tiến của các nước như Liên Xô, Nhật, Hàn Quốc và cả Việt Nam, để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động nhất là trong một số năm gần đây. Công ty liên tục đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ , áp dụng khoa học tiên tiến hiện đại vào sản xuất. Đến nay công ty đã có 596 chiếc máy may, 36 chiếc máy chặt, 50 chiếc máy chuyên dùng, 4 dàn ép đế, và 3 dây chuyền gò. Đây là các thiết bị lớn và có giá trị cao, thời gian khấu hao dài. Việc quản lý và sử dụng tốt các tài sản này sẽ năng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty.
Trong những số máy đó thì cái lỗi thời nhất là được mua năm 1989 và cái hiện đại nhất được mua năm 2002. Chúng được tính khấu hao bình quân: 3.000.000.000 VNĐ/năm và công suất trên khoảng 4 triệu đôi/năm .
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ GIÁ THÀNH1. Phân tích tình hình chi phí 1. Phân tích tình hình chi phí
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
1.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp
- Căn cứ vào nội dung kinh tế , chi phí được chia ra 5 yếu tố:
• Chi phí nguyên vật liệu
• Chi phí nhân công
• Chi phí khấu hao tài sản cố định
• Chi phí bằng tiền khác
- Căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí mà người ta chia tất cả các loại chi phí thành 5 khoản mục:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung của phân xưởng
• Chi phí quản lý doanh nghiệp
• Chi phí bán hàng
- Căn cứ vào sự biến động của chi phí với sản lượng sản phẩm sản xuất, chi phí được chia ra thành 2 loại:
• Chi phí biến đổi là những chi phí có tăng giảm cùng tỷ lệ với sự tăng giảm số lượng sản phẩm, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
• Chi phí cố định là những chi phí khi tăng giảm sản lượng thì tổng chi phí trong năm không tăng, giảm. Chẳng hạn tiền thuê cửa hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Căn cứ vào phương pháp đưa chi phí vào giá thành đơn vị sản phẩm người ta chia các chi phí ra thành 2 loại:
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
• Chi phí trực tiếp
• Chi phí gián tiếp - Cách tính:
+ Tính khoản mục chi phí vật tư trực tiếp: Theo công thức:
Định mức tiêu hao
Cnvl = x Giá kế hoạch của nguyên vật liệu Đơn vị sản phẩm
+ Tính khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: a- Tiền lương công nhân sản xuất
b- Trích theo lương, bằng 19% mục (a)
Tiền lương công nhân sản xuất chính và phụ = đơn giá công nghệ +đơn giá phụ vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp = a + b + Tính chi phí chung phân xưởng:
• Tính chi phí khấu hao: Công ty đang tính theo quyết định 166/1993 QĐ - BTC của bộ tài chính.
• Chi phí mua ngoài, dịch vụ mua ngoài
• Chi phí băng tiền khác
Bảng 11 : Một số chi phí theo khoản mục của công ty cổ phần giầy Hải Dương ( Quý III – 2003)
STT Khoản mục Số tiền(đ)
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14.754.690.050
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
2. Chi phí nhân công trực tiếp 1.178.552.100 3. Chi phí sản xuất chung : 1.812.636.980
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 351.122.480 - Chi phí về trả lãi vay 350.750.000 - Chi phí khấu hao tài sản cố định 840.000.000 - Chi phí bằng tiền khác 270.764.500 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 222.164.000
Tổng cộng 17.968.043.130
1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí: (xem bảng 12 )
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức doanh thu thuần đạt được/ một đồng chi phí. - Năm 2001 với một dồng chi phí bỏ ra Công ty đạt được 11,21 đồng doanh thu thuần.
- Năm 2002 với một đồng chi phí bỏ ra Công ty đạt 8,545 đồng doanh thu thuần, so với năm 2001 giảm 2,66 đồng tỷ lệ giảm 23,7%.
- Năm 2003 với một đồng chi phí bỏ ra Công ty thu được 7,522 đồng doanh thu thuần. So với năm 2001 doanh thu giảm 3,68 đồng, tỷ lệ giảm 32,8%. So với năm 2002 doanh thu giảm 1,02 tỷ lệ giảm 11,9%.
Như vậy, trong năm 2003 hiệu quả sử dụng chi phí là thấp nhất chỉ đạt 7,522 đồng do trong năm này Công ty đã đầu tư rất nhiều cho dây chuyền sản xuất mới, ngoài ra công ty còn tu sửa những máy cũ lạc hậu cho nên trong năm 2003 hiệu quả đạt được không cao.
2. Giá thành kế hoạch
* Giá thành kế hoạch toàn bộ sản lượng Căn cứ xây dựng:
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
+ Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu: Tổng số lượng sản phẩm, tổng doanh thu, giá trị tổng sản lượng. + Định mức kinh tế kỹ thuật: định mức vật tư, năng suất thiết bị, công suất huy động thiết bị ...
+ Đơn giá vật tư, nhân công.
+ Kết quả phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành kỳ trước.
2.1 Giá thành kế hoạch của từng loại giầy năm 2003
Qua bảng ta mới biết dược tình hình thực tế tiêu thụ sản phẩm của công ty mà chưa biết được kết quả đó tốt hay không. Do vậy ta phải xét đến tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế với kế hoạch đã đặt ra năm 2003, để biết được công ty có hoàn thành kế hoạch hay không qua bảng.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Bảng 13: Tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế với kế hoạch năm 2003
Tên sản phẩm Số lượng tiêu thụ So sánh Giá bán bình quân một đôi giầy So sánh KH TT Chênh lệch Tỷ lệ(%) KH TT Chênh lệch Tỷ lệ(%) 1. Giầy BB 2.302.000 1.877.000 -424.996 18,4 13.200 13.800 600 4,45 2 .Giầy Levi’s 69.000 55.141 -13.859 20 15.500 15.000 -500 3,22 3. Giầy Magic 71.000 53.466 -17.534 24,6 14.700 14.000 -700 -4,76 4. Giầy Sport 798.000 1.100.000 302.000 37.84 15.520 17.000 1.480 9,53 Tổng cộng 3.240.000 3.085.611 154.389 47.65 58.920 59.800 880 1,49
+ Trong biểu này, số lượng giầy tiêu thụ kế hoạch là 3.240.000 đôi nhưng thực tế chỉ tiêu thụ được 3.085.611 đôi tức là giảm 154.389đôi, tỷ lệ giảm 4,76%, trong đó:
- Giầy BB tiêu thụ giảm 424.996 đôi, tỷ lệ giảm 18,4% so với kế hoạch. - Giầy Levi’s tiêu thụ giảm 13.859 đôi, tỷ lệ giảm 20% so với kế hoạch. - Giầy Magic tiêu thụ giảm 17.534 đôi, tỷ lệ giảm 24,6% so với kế hoạch. - Giầy Sport tiêu thụ tăng 302.000 đôi, tỷ lệ tăng 37,84% so với KH. + Về giá bán bình quân 1 đôi giầy kế hoạch là 14.730 đ nhưng thực tế là 14.950đ tức là tăng 220 đ, tỷ lệ tăng 1,49% so với kế hoạch, cụ thể:
- Giá bán bình quân 1 đôi giầy BB theo kế hoạch là 13.200 đ nhưng thực tế là 13.800 đ tức là tăng 600 đ, tỷ lệ tăng 4,54% so với kế hoạch.
- Giá gia công bình quân 1 đôi giầy Sport theo kế hoạch là 15.520 đ nhưng thực tế là 17.000đ, tỷ lệ tăng 9,53% so với kế hoạch.
Đây là 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và có giá bán đều tăng tác động tích cực đến doanh thu tiêu thụ.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
- Giá bán bình quân một đôi giầy Levi’s và giầy Magic theo kế hoạch lần lượt là 15.500 đ và 14.700 đ nhưng trên thực tế chỉ đạt 15.000 đ và 14.000 tức giảm lần lượt là 500 đ và 700 đ so với kế hoạch.
Đây là 2 mặt hàng có giá bán bình quân giảm nhưng mức giảm này vẫn nhỏ hơn mức tăng giá bình quân của 2 mặt hàng giầy BB và giầy Sport nên giá bình quân thực tế một đôi giầy vẫn tăng so với kế hoạch.
Qua bảng trên ta thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác tiêu thụ nhưng Công ty vẫn chưa hoàn thành kế hoạch đặt ra trong năm 2003.
Về mặt số lượng tiêu thụ hầu hết kế hoạch các mặt hàng đều cao hơn so với thực tế trừ giầySport, điều đó do nhiều nguyên nhân như công tác lập kế hoạch là chưa chính xác, chưa nắm bắt kịp thời sự thay đổi của nhu cầu thị trường, hơn nữa lại do rất nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của công ty được tung ra ... nên ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tiêu thụ của Công ty.
Việc lập giá bán bình quân một đôi giầy cũng còn chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế đã tác động đến doanh thu và tiêu thụ. Việc lập giá bán bình quân 1 đôi giầy Levi’s và giầy Magic đều cao hơn so với thực tế nhưng giầy BB và giầy Sport lại thấp hơn so với thực tế. Nguyên nhân ở đây là do sự biến động mạnh về tình hình cung cầu trên thị trường và số lượng đơn đặt hàng, xu hướng tập trung vào kiểu giầySport, giảm về kiểu giầy Levi’s và giầyMagic. Đây là nguyên nhân mang tính khách quan khiến công ty khó lường trước được.
Tuy không đạt được kế hoạch đặt ra nhưng với kết quả như trên cũng chứng tỏ sự cố gắng của tập thể lãnh đạo, công nhân viên chức trong công ty và
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
các chính sách kinh tế tài chính được áp dụng đã phần nào phát huy tác dụng nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ và nâng cao doanh thu bán hàng.
3. Tập hợp chi phí và giá thành thực tế - Tập hợp chi phí: - Tập hợp chi phí:
+ Hạch toán vật tư xuất dùng: căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán vật tư tập hợp tính giá thành, phân bổ cho đơn vị lĩnh theo các tiêu thức nguyên vật liệu chính, phụ.
+ Tiền lương: căn cứ vào tiền lương thực tế