Cỏc gúi cước, sản phẩm dự kiến sẽ phát triển:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 106 - 109)

a. Gói cước cho phân khúc khách hàng trẻ:

Việt Nam là nước có dân số trẻ với hơn 50% dân số dưới 25 tuổi, trong đó có khoảng 17 triệu người trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi (chiếm khoảng 20% dân số), và nhóm tuổi thấp hơn, từ 10 đến 14 tuổi cũng chiếm đến gần 12% tổng dân số (tương đương với 10,2 triệu người).

Biểu đồ 10. Dân số Việt Nam theo độ tuổi

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2008

Theo kết quả từ dự án Mobile Insights 2010, phân khúc khách hàng trẻ (từ 15 đến 24 tuổi) có vị trí rất quan trọng trong thị trường thông tin di động Việt Nam. Phân khúc khách hàng này chiếm đến 33% tổng số khách hàng hiện đang sử dụng điện thoại di động (từ 15 đến 55 tuổi) và đối với nhóm

2000

khách hàng tiềm năng (những người có ý định sử dụng điện thoại di động trong vòng 6 tháng tới) thì chiếm đến 59% trên toàn bộ thị trường. Đây là tỷ lệ sử dụng cao nhất so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo này thì hiện tại mới chỉ có khoảng 50% số người trong độ tuổi từ 15 đến 24 là đang sử dụng điện thoại di động.

Biểu đồ 11. Tỷ lệ khách hàng trẻ tuổi tại Việt Nam

Nguồn: Công ty Nielsen, Báo cáo Mobile Insights 2010

Hơn nữa, với đặc điểm năng động, thích ứng nhanh với các xu hướng mới, giới trẻ Việt Nam đang dần chiếm vị thế là những người dẫn dắt thói quen tiêu dùng trong xã hội. Những người trẻ tuổi ngày càng muốn tiếp cận và trải nghiệm các công nghệ mới trên thế giới, cập nhật tình hình, kết nối bạn bè, chia sẻ cảm xúc. Nhu cầu sử dụng điện thoại di động vì thế tăng lên nhiều, không chỉ đơn thuần là gọi điện, nhắn tin mà còn nhiều nhu cầu khác nữa như chat, lướt web bằng điện thoại, gửi hình ảnh, đoạn nhạc, video clip… cho bạn bè. Tất cả những điều đó khiến giới trẻ đang là khách hàng mục tiêu của các nhà mạng di động không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Xét về lợi thế cạnh tranh, Viettel và Vinaphone là hai mạng di động có ưu thế hơn so với MobiFone tại thị trường nông thôn, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Trong khi đó, thị trường nông thôn chiếm tới 80% dân số Việt Nam. Vì vậy, dù đang có thế mạnh về đẳng cấp thương hiệu, MobiFone vẫn cần phải có cỏc gúi cước phù hợp để thu hút đối tượng khách hàng nông thôn nếu không muốn mất thị phần về tay đối thủ.

c. Thiết kế các sản phẩm gói cước nhằm giữ chân khách hàng hiện tại:

Thị trường viễn thông di động Việt Nam đang có dấu hiệu bão hoà, tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ rơi từ mức 40%/năm hiện nay xuống chỉ còn 10- 20%/năm trong 4-5 năm tới.

Từ năm 2009, tốc độ tăng trưởng thuê bao mới của MobiFone cũng như Vinaphone, Viettel đã bắt đầu giảm và đây là xu hướng khách quan ở hầu hết các nước sau giai đoạn phát triển bùng nổ. Trong giai đoạn tiếp theo, mặc dù vẫn có sự tăng trưởng, nhưng tốc độ sẽ chậm lại.

Vì vậy, chiến lược sản phẩm gói cước của MobiFone phải chuyển từ phát triển nhanh để thâu tóm thị trường, sang hình thức đi vào từng phân khúc thị trường, chú trọng khâu chăm sóc và giữ chân khách hàng.

Trước đây khách hàng dùng di động chủ yếu là dịch vụ thoại, nhắn tin. Với sự ra đời và phát triển của các công nghệ mới, khách hàng tiếp cận với các dịch vụ giá trị gia tăng, các ứng dụng 3G, và tiến tới sẽ là các ứng dụng cung cấp dịch vụ công, chăm sóc sức khỏe, thanh toán trên nền di động băng thông rộng. Từ năm 2010 trở đi, khách hàng Việt Nam đã được cung cấp các dịch vụ 3G như Mobile Broadband, Mobile Internet, Video Calling, v.v.

Đây là thời điểm thích hợp cho việc đẩy mạnh các ứng dụng tiện ích, đặc biệt là các ứng dụng 3G. Sau các đợt giảm cước, cuộc cạnh tranh mới không chỉ có khuyến mãi để phát triển thuê bao, mà sẽ chuyển sang thu hút khách hàng bằng các dịch vụ gia tăng tiện ích. Lựa chọn công nghệ mới với các ứng dụng sẽ trở thành tiêu chí để khách hàng chọn nhà cung cấp. Xu hướng di động toàn cầu trong thời gian tới sẽ là các ứng dụng gia tăng trên

mạng, thiết bị đầu cuối sẽ là các mẫu điện thoại thông minh, có nhiều chức năng, tiện ích trong ứng dụng dịch vụ gia tăng trên mạng. Lúc đó, với 3G, 4G khách hàng có thể truy cập Internet qua ĐTDĐ, các dịch vụ TMĐT, các dịch vụ giải trí, nhắn tin, tải nhạc, hình ảnh và xem truyền hình qua Mobile. Trước một xu thế phát triển khách quan của công nghệ viễn thông như vậy, MobiFone sẽ không có lựa chọn nào khác là đẩy mạnh ứng dụng các tiện ích gia tăng, thiết kế cỏc gúi cước đa dạng, hợp lý đi đôi với chăm sóc khách hàng.

- Khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ lâu dài bằng các chương trình khuyến mại cam kết thời gian sử dụng.

- Tiếp tục triển khai cỏc gúi cước, chương trình khuyến mại cho khách hàng trả sau.

- Thiết kế thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, phát triển các sản phẩm gói cước 3G đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau.

- Giảm dần ưu đãi cho khách hàng hòa mạng mới trả trước.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 106 - 109)