Giới thiệu chung:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 40 - 44)

MobiFone là mạng điện thoại di động GSM đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1993, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Sau đó, đến giữa năm 1996, mạng GSM thứ hai, Vinaphone cũng đã ra đời.

Tháng 7/2003, mạng di động thứ ba S-Fone, với công nghệ CDMA do Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) chính thức ra mắt trên thị trường Việt Nam.

Đầu năm 2000, tổng số thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam mới chỉ ở mức 0,3 triệu. Nhưng chỉ hơn 6 năm sau, cả nước đó cú hơn 30 triệu thuê bao, tức là tăng gấp 100 lần. Tốc độ tăng trưởng ngày một cao bắt đầu từ năm 2004, đạt đỉnh tăng trưởng vào năm 2007, sau đó giảm dần. Tính đến giữa năm 2004, mới có khoảng 3,2 triệu thuê bao mạng GSM của VinaPhone, MobiFone và trên 60.000 thuê bao mạng CDMA.

Hình 2. Tiến trình phát triển các mạng thông tin di động tại Việt Nam

Cột mốc đáng nhớ là khi mạng Viettel, đầu tư bởi Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, gia nhập thị trường thông tin di động vào ngày 15/10/2004. Ngay sau khi ra mắt, Viettel đó cú sự tăng tốc ngoạn mục nhờ những độc

chiêu khuyến mãi gây sốc, giúp mạng này thu hút được số thuê bao tăng trưởng kỷ lục, chỉ tính đến cuối năm 2005 đã đạt con số 1,7 triệu thuê bao. Từ thời điểm này, thị trường thông tin di động Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng cao, cạnh tranh gay gắt đi đôi với giá cước giảm mạnh.

Năm 2005 tiếp tục là năm mà thị trường thông tin di động Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nóng với những cuộc đua giảm cước, khuyến mãi liên tiếp giữa ba nhà mạng MobiFone, Vinaphone, Viettel. Trong năm 2005, tổng thuê bao di động đạt trên 9 triệu.

Năm 2006 thị trường lại càng sôi động khi có sự tham gia của hai nhà cung cấp dịch vụ chuẩn CDMA là EVN Telecom và HT Mobile. Ngày 07/03/2006, Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom) chính thức công bố thử nghiệm dịch vụ viễn thông di động eGSM, E-Mobile (096) tại 64 tỉnh, thành phố. HT-Mobile là mạng di động thứ 6 được cấp phép tại Việt Nam, bắt đầu cung cấp dịch vụ thông tin di động công nghệ CDMA từ tháng 11/2006.

Tuy nhiên, do hạn chế về máy đầu cuối cũng như vùng phủ súng nờn tốc độ phát triển còn chậm, số lượng thuê bao bùng nổ trong năm 2006 vẫn chủ yếu là của các mạng GSM. Song song với các chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng, các nhà cung cấp mạng GSM đã quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc khách hàng, chú ý hơn đến chất lượng dịch vụ, tăng cường các dịch vụ giá trị gia tăng và mở rộng vùng phủ sóng. Năm 2006 cũng là năm của “thuờ bao ảo”, với các chương trình khuyến mãi ồ ạt và rầm rộ, thuê bao mới hoà mạng được tặng tiền, được cộng thời gian sử dụng cũng như nhân tài khoản… làm thành “phong trào” mua sim thay thẻ cào.

Gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tháng 4/2009, Hanoi Telecom đã ra mắt mạng di động mới của mình với tên Vietnamobile, vẫn giữ nguyên đầu số 092 nhưng chuyển sang công nghệ GSM sau khi được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngày 20/7/2009, Công ty Cổ phần Viễn thông di động toàn cầu (Gtel Mobile) chính thức ra mắt thương hiệu Beeline tại Việt Nam.

Cuối năm 2009, cà ba mạng Vinaphone, MobiFone và Viettel lần lượt chính thức khởi động cung cấp dịch vụ 3G sau khi được cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngày 19/8/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động cho Công ty Đông Dương Telecom. Khác với 7 mạng di động trước đây, mặc dù được cung cấp dịch vụ di động nhưng Đông Dương Telecom không được cấp tần số mà được chia sẻ hạ tầng vô tuyến 3G với Viettel và được roaming với các mạng GSM (2G và 2,5G) khác. Đây là mô hình mạng di động dùng chung tài nguyên tần số đầu tiên được phép triển khai tại Việt Nam (MVNO).

Gần đây nhất, ngày 22/6/2010, Tổng Công ty truyền thông Đa phương tiện VTC cũng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động 3G trên hạ tầng của Công ty Thông tin Viễn Thông Điện lực (EVN Telecom). Dự kiến, VTC sẽ chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động trong khoảng cuối năm 2010 trên phạm vi toàn quốc.

Đến nay, thị trường viễn thông Việt Nam đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt với 07 nhà mạng khai thác có giấy phép và 02 nhà khai thác đã được cấp phép mạng ảo (MVNO) trong khi nhu cầu về dịch vụ thông tin di động đang dần đạt đến mức bão hòa, với mức sử dụng trung bình (ARPU) ngày càng có xu hướng giảm mạnh.

Biểu đồ 2. Thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam (2001 – 2010)

Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến cuối tháng 11/2010, số lượng thuê bao di động Việt Nam là khoảng 147,3 triệu. Thuê bao điện thoại lớn hơn nhiều so với số dân, nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông thừa nhận lượng thuê bao ảo chiếm không nhỏ. Theo ước tính của các chuyên gia viễn thông, thị trường Việt Nam mới chỉ có hơn 50 triệu khách hàng đã sử dụng di động, vẫn còn hơn 30 triệu người chưa tiếp cận loại hình dịch vụ này và sẽ có khoảng 75% trong số này có khả năng dùng điện thoại di động (khoảng hơn 20 triệu người). Đây là cơ hội cho các nhà khai thác thu hút nốt số thuê bao trước khi thị trường bão hòa. Đồng thời cũng báo hiệu cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng trong thời gian sắp tới.

Biểu đồ 3. Tăng trưởng thuê bao điện thoại di động Việt Nam (2002 – 2009)

Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê.

Tốc độ tăng trưởng của thị trường thông tin di động đã có xu hướng chậm lại. Thị trường bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa. Theo báo cáo dự án Mobile Insights do Công ty NCTT Nielsen Việt Nam thực hiện trong Quớ II năm 2010, tỷ lệ thâm nhập thị trường đã đạt trên 60% và sẽ tăng khoảng 20% trong quớ III và IV/2010.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w