Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá cước viễn thông

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 34 - 36)

Tất cả các nhà khai thác viễn thông cần phải quan tâm đến các yếu tố sau đây trong quá trình định giá.

a. Tình hình cạnh tranh trên thị trường:

Đối với các thị trường cạnh tranh thì giá cước trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng để hấp dẫn khách hàng và tạo sự khác biệt với các đối thủ.

Mỗi nhà khai thác cần phải có phương thức riêng để truyền thông về dịch vụ và cấu trúc cước phí để cho khách hàng nhận biết về dịch vụ của mình nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của nhà khai thác.

b. Yêu cầu của khách hàng:

Các nhà khai thác cần phải hiểu được yêu cầu về giá cước của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Như vậy thì nhà khai thác mới có thể xác định đúng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó cho phép xác định được số lượng khách hàng sẵn sàng chi trả để thoả mãn nhu cầu. Nếu nhu cầu

của khách hàng được xác định rõ nhưng định giá cước quá cao thì khách hàng sẽ không có khả năng chi trả và khi đó dịch vụ cũng không được sử dụng. Nhu cầu khách hàng không phải là bất biến mà luôn thay đổi theo thời gian. Vì vậy nhà khai thác cũng phải thường xuyên xây dựng cỏc gúi cước để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Nói chung, khách hàng muốn giá cước phải thật đơn giản và dễ dàng so sánh giữa các nhà khai thác với nhau. Khách hàng sẽ bị rối khi nhà khai thác cung cấp nhiều gói cước cho cùng một phân đoạn khách hàng.

Nghiên cứu thị trường giúp cho nhà khai thác hiểu được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là nhà khai thác sử dụng một cách chính xác cỏc thụng tin thu thập được. Rất nhiều công ty sử dụng kết quả nghiên cứu thị trường hệt như một người say sử dụng đèn, chỉ để tham khảo chứ không phải là căn cứ quan trọng.

c. Quản lý nhà nước về viễn thông:

Cơ quan quản lý Nhà nước luôn có xu hướng mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho các nhà khai thác mới gia nhập thị trường và ngăn chặn việc thống lĩnh thị trường của một nhà khai thác thông qua việc chống cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan quản lý Nhà nước quy định khung giá cước bằng cách cho phép tăng giá bằng tỷ lệ lạm phát (± X%).

Để đảm bảo thị trường hoạt động trong điều kiện công bằng, tất cả các nhà khai thác đều phải thực hiện nghĩa vụ công ích.

d. Những hạn chế nội tại của nhà khai thác:

Có rất nhiều hạn chế nội tại và thực tiễn kinh doanh ảnh hưởng đến chính sách giá cước của nhà khai thác. Trong nhiều trường hợp, các ý tưởng về giá cước được nêu ra nhưng hệ thống tính cước không thể đáp ứng được, hoặc nếu có thể đáp ứng thì cũng phải đầu tư và mất rất nhiều thời gian. Điều này làm cho nhà khai thác mất đi lợi thế cạnh tranh.

Dung lượng mạng lưới của nhà khai thác cũng là một vấn đề cần quan tâm. Đôi khi việc áp dụng chính sách giá cước mới làm tăng lưu lượng một

cách đáng kể mà mạng lưới không đáp ứng được làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của nhà khai thác.

Sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng các chính sách giá cước. Sở dĩ có sự xung đột là do chức năng công việc của từng bộ phận khác nhau.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 34 - 36)