Các mạng khác:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 48 - 52)

Ngoài ba mạng di động chiếm thị phần khống chế nêu trên, các mạng di động còn lại chỉ chiếm chưa đến 4% thị phần tại Việt Nam. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường di động Việt Nam với sự khống chế gần như tuyệt đối của ba mạng di động lớn (Viettel, MobiFone, Vinaphone), các mạng di động nhỏ gặp rất nhiều khó khăn tròn việc thu hút khách hàng và giữ thị phần.

a. Sfone:

Sfone là mạng di động sử dụng công nghệ CDMA đầu tiên tại Việt Nam, chính thức khai trương từ năm 2003. Đây là kết quả của Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) và Tập đoàn SK Telecom của Hàn Quốc. Trước đây, do hạn chế về vùng phủ sóng cũng như khả năng thay đổi máy đầu cuối, Sfone gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng.

Những hạn chế này gần đây đã được khắc phục, tuy nhiên Sfone vẫn chiếm một thị phần rất khiêm tốn trong thị trường thông tin di động Việt Nam với gần 3% (khoảng 4 triệu thuê bao). Sau 7 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam nhưng không đạt được thành công như mong đợi, cuối năm 2010 SK Telecom đã rút khỏi BBC với Saigon Postel và chuyển sang mô hình liên doanh. Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng như thiếu vốn để hoạt động trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt khiến cho Sfone gần như đứng ngoài cuộc đua giữa các mạng di động trong suốt năm 2010.

Một số chính sách giá cước của SFone trong năm 2010: - Ra mắt gói cước Internet di động trả trước D-Net.

- Áp dụng chính sách khuyến mại mới cho thuê bao hòa mạng gói eCo: cho phép khách hàng hòa mạng bộ trọn gói eCo bao gồm Sim và điện thoại với giá 290.000 đồng có sẵn 300.000 đồng trong tài khoản.

- Từ 01/12/2010, Sfone chính thức giảm cước hoà mạng, cước thuê bao tháng, cước vượt dung lượng và thay đổi phương thức tính cước từ block 01 MB thành block 10 Kb của dịch vụ S-Connect.

b. E-Mobile:

E-Mobile, mạng di động của EVN Telecom là mạng thứ hai sử dụng công nghệ CDMA tại Việt Nam. Ngay từ khi mới cung cấp dịch vụ, EVN Telecom gần như chỉ phát triển mạnh đối với dịch vụ điện thoại cố định không dây, và gần như không có hoạt động gì đáng kể hay được coi là đột phá trong lĩnh vực thông tin di động.

Chính vì vậy, mặc dù liên danh EVN Telecom và Vietnamobile đã trúng tuyển giấy phép 3G do Bộ Thông tin truyền thông cấp vào cuối năm 2009 nhưng phải đến đầu tháng 6 năm 2010 mạng này mới công bố chính thức cung cấp dịch vụ 3G. Tuy nhiên hoạt động này hầu như không gây được tiếng vang hay hiệu ứng gì với thị trường. Hiện nay EVN Telecom đang tập trung vào việc cổ phần hóa và lựa chọn đối tác để bán cổ phần. Theo thông tin mới nhất thì Thủ tướng chính phủ đã cho phép FPT mua hơn 50% cổ phần của EVN Telecom.

Trong năm 2010, EVN Telecom không có hoạt động gì đáng chú ý liên quan đến chính sách cước.

c. Vietmamobile:

Vietnamobile là mạng di động của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội và đối tác Hutchison Telecom (Hồng Kụng). Trước khi khai trương mạng di động sử dụng công nghệ GSM với thương hiệu Vietnamobile, nhà khai thác này đã từng thất bại với mạng di động HT Mobile sử dụng công nghệ CDMA. Tuy nhiên, thất bại của HT được nhiều chuyên gia viễn thông đánh giá chưa hẳn là do hạn chế của công nghệ mà là do không vượt qua được sức

ép cạnh tranh quá lớn của thị trường.

Tháng 05/2009, HT Mobile chính thức trở lại thị trường di động với thương hiệu Vietnamobile và hình ảnh mới mẻ, trẻ trung hơn. Mục tiêu của Viettamobile là khai thác phân khúc thị trường khách hàng trẻ và thu nhập thấp. Với lần quay trở lại này, Vietnamobile được kỳ vọng sẽ tạo nên nhiều bất ngờ cho thị trường di động Việt Nam. Song cho đến nay, thực tế là mạng di động Vietnamobile vẫn chưa đủ sức để cạnh tranh với các mạng di động lớn như MobiFone, VinaPhone và Viettel.

Cuối năm 2009, Vietnamobile đã trúng tuyển giấy phép cung cấp dịch vụ 3G cùng với EVN Telecom, tuy nhiên đến nay sau hơn một năm, Vietnamobile vẫn chưa có động thái gì về việc cung cấp dịch vụ 3G.

Một số chính sách giá cước đáng chú ý của Vietnamobile trong năm 2010:

- Giảm giá cước thông tin di động 10%.

- Cung cấp ra thị trường cỏc gúi cước giá rẻ như gói cước gọi nội mạng “siờu khủng” Biz30 cho phép khách hàng được gọi và nhắn tin miễn phí cả tháng chỉ với 30.000 đồng, gói Maxi Talk Plus cho phép khách hàng nói chuyện miễn phí cả ngày với giá 6.500 đồng.

d. Beeline:

Beeline là mạng di động của Công ty Cổ phẩn Viền thông Di Động Toàn Cầu (Gtel Mobile), sử dụng công nghệ chuẩn GSM. Với lợi thế là có đối tác ngoại Vimpelcom là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc đầu tư tại nước ngoài, mạng Beeline cũng được chờ đợi sẽ gây nhiều bất ngờ cho thị trường di động Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tạo được ấn tượng khá tốt với người tiêu dùng tại thời điểm mới khai trương (tháng 7/2009) với gói cước Big Zezo đến nay Beeline đã không thể thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động của mình do hạn chế về vùng phủ sóng (mới chỉ phủ sóng tại 42 tỉnh, thành phố), và dịch vụ giá trị gia tăng nghèo nàn.

Mặc dù kết quả kinh doanh không khả quan và gần như không có doanh thu vì người tiêu dùng chỉ mua Sim Beeline để sử dụng như “Sim rỏc”, nhưng trước động thái giảm cước của các mạng di động trong tháng 8/2010, Beeline cũng không thể đứng ngoài cuộc. Cuối tháng 9 mạng này đã tung ra chương trình khuyến mãi cho các thuê bao có nhu cầu nhắn tin, theo đó với mỗi tin nhắn đi khách hàng sẽ được 1 tin nhắn miễn phí. Tuy nhiên, nỗ lực đó cũng không thể giúp Beeline giành được thị phần.

Kết quả kinh doanh yếu kém cộng với những bất đồng trong nội bộ của doanh nghiệp gần đây đã khiến cho thương hiệu Beeline gần như biến mất khỏi thị trường di động Việt Nam trong nửa cuối năm 2010. Trong các kết quả nghiên cứu thị trường gần đây, thương hiệu Beeline đã không còn được người tiêu dùng nhắc đến. Điều này một lần nữa khẳng định sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường di động Việt Nam, và để thành công ở thị trường đó, doanh nghiệp không chỉ cần có sức mạnh về tài chính, chiến lược kinh doanh đúng đắn mà còn cả sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng.

Ngoài các nhà khai thác kể trên, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 2 doanh nghiệp cung cấp mạng di động ảo (MVNO) là Đông Dương Telecom và Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC. Như vậy, trong thời gian tới, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ thông tin đi động tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng lên và sự cạnh tranh trong một thị trường đang bão hòa sẽ còn trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Biểu đồ 4. Thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w