Tình hình cạnh tranh về giá cước trên thị trường thông tin di động

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 57 - 69)

động

a. Lộ trình giảm cước của dịch vụ thông tin di động

Qua mười bốn năm phát triển, thị trường thông tin di động Việt Nam đó cú những biến đổi sâu sắc, không chỉ về quy mô thị trường, mà còn về giá cước liên lạc.

Năm 2001 được đánh giá là năm khởi đầu cho tiến trình giảm cước viễn thông nói chung và cước thông tin di động nói riêng. Trong năm này, Tổng cục Bưu điện đã giảm tới 6 loại cước viễn thông.

Giá cước thuê bao điện thoại cố định từ 68.000 đồng giảm xuống còn 27.000 đồng/thỏng. Cước hoà mạng điện thoại di động - dịch vụ trả tiền sau đã giảm 20-25%, cước liên lạc giảm 10%. Mức giảm giá cuộc gọi đối với dịch vụ điện thoại trả tiền trước cũng được cân đối dựa trên cơ sở mức giảm của dịch vụ trả tiền sau.

Biểu đồ 5. Cước dịch vụ thông tin di động trả sau theo thời gian (2000 – 2010)

Biểu đồ 6. Cước liên lạc trả trước trung bình theo thời gian (2000 – 2008)

Đơn vị: VNĐ/phỳt

Nguồn: Dữ liệu Bộ Thông tin và Truyền thông, bảng cước dịch vụ thông tin di động của VNPT

Trước đó, mức cước quy định cho ĐTDĐ nội vùng là 1.800 đồng/phỳt, liờn vựng là 3.200 đồng/phỳt; cỏch vựng là 4.600 đồng/phỳt. Đến ngày 1/11/2001, trừ cước nội vùng vẫn giữ nguyên, cước liờn vựng giảm xuống còn 3.000 đồng/phỳt, cước cỏch vựng cũn 4.100 đồng/ phút. Cước di động trả sau giảm mạnh. Cước thuê bao giảm 25%, từ 200.000 đồng xuống 150.000 đồng, cước hoà mạng trả sau giảm 29% từ 1.200.000 đồng xuống còn 850.000 đồng, cước thông tin cũng giảm trung bình gần 10%. Ngoài ra, còn giảm cước gọi vào khoảng thời gian từ 23 giờ đêm hôm trước đến 07 giờ hôm sau1.

Năm 2003 được coi là năm bùng nổ các dịch vụ viễn thông điển hình là dịch vụ điện thoại di động sử dụng công nghệ CDMA, dịch vụ GPRS, mạng Internet tốc độ cao ADSL, và các điểm truy cập Internet di động (Hotspot)

với dịch vụ WiFi. Thị trường được hâm nóng bởi các đợt giảm cước viễn thông.

Ngày 1/4/2003, Bộ Bưu chính Viễn thông đã ra quyết định giảm 10 loại cước viễn thông. Quan trọng nhất là quyết định về chia lại vựng tớnh cước của dịch vụ điện thoại di động, từ 3 vùng xuống còn 2 vùng. Giá cước thuê bao dịch vụ điện thoại di động trả sau còn 120.000 đồng/thỏng, giá cước gọi vùng 1 vẫn giữ nguyên 1.800 đồng/phỳt, vựng 2 giảm còn 2.700 đồng/phỳt. Mức cước này giảm khoảng 34% so với trước đây.

Đối với dịch vụ di động trả trước, cước nội vùng giảm còn 3.300 đồng/phỳt; cỏch vựng cũn 4.200 đồng/phỳt. Đối với điện thọai di động thuê bao ngày, cước thuê bao ngày còn 2.700 đồng/ngày (giảm 300 đồng); cước gọi nội vùng là 2.100 đồng/phỳt; cỏch vựng cũn 3.100 đồng/phỳt (giảm 400 đồng đối với vùng 2, giảm 1.400 đồng đối với vùng 3).

Ngày 27/10/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 217/2003/QĐ/TTg về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Theo đó, Chính phủ quy định nguyên tắc và căn cứ quản lý, quy định giá cước; thẩm quyền quản lý giá cước, nhiệm vụ và thẩm quyền của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.

Với quyết định này, Chính phủ đã tôn trọng quyền định giá cước và quyền cạnh tranh về giá cước của các doanh nghiệp bưu chính viễn thông theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế được tự quyết định giá cước các dịch vụ viễn thông. Doanh nghiệp chiến thị phần khống chế muốn điều chỉnh giá cước phải có phương án trình Bộ BCVT, trong đó nêu rõ khung giá thay đổi. Trên cơ sở khung giá này, Bộ sẽ cân nhắc cho phép doanh nghiệp giảm cụ thể bao nhiêu phần trăm2.

Văn bản hướng dẫn của Quyết định 217 quy định rõ: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chiếm thị phần khống chế đối với các dịch vụ của mạng điện thoại di động (cả trả trước và trả sau). Đây được xem

là một bước tiến lớn, nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh hơn, đồng thời, xóa bỏ sự e ngại của các doanh nghiệp "nhỏ" trước "đại gia" trong ngành là VNPT.

Đặc biệt, so với các đợt giảm cước trước, quyết định của Bộ lần này đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới bằng việc giảm cước kết nối giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Theo đó, Bộ quy định với mỗi cuộc điện thoại gọi từ mạng S-Fone vào mạng VinaPhone và MobiFone, SPT sẽ chỉ phải trả cho VNPT 765 đồng/phỳt thay vì mức cước 820 đồng/phỳt như trước đây. Ngược lại, mỗi cuộc điện thoại từ mạng VinaPhone và MobiFone gọi vào mạng S-Fone, VNPT vẫn phải trả mức cước kết nối cũ là 900 đồng/phỳt.

Ngay sau khi có văn bản hướng dẫn, từ ngày 20/1/2004, mạng điện thoại S-Fone đã đăng ký tính cước theo block 10 giây từ phút đầu tiên. Cuộc gọi không quá 10 giây sẽ được tính cước thành 1 block và khách hàng chỉ trả 300 đồng thay vì phải trả 1.800 đồng theo cách tính cước trọn phút thông thường.

Từ 1/5/2004, cước dịch vụ thông tin di động hai mạng Vinaphone, MobiFone tiếp tục giảm. Đặc biệt, sự thay đổi lớn nhất là việc tính cước theo block 30 giây, thay vì block 1 phút trước đây. Cũng trong năm này, lần đầu tiên từ khi mạng di động GSM xuất hiện, quyết định tính cước một vùng, thống nhất trên toàn quốc đã được áp dụng.

Năm 2007, Chính phủ ban hành Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quản lý giá cước dịch vụ Bưu chính Viễn thông, và Thông tư 02/2007/TT-BTTTT theo đó doanh nghiệp viễn thông được tự quyết định giá cước trong khung giá do nhà nước ban hành. Động thái này đã tạo đà cho những đợt giảm giá cước liên tiếp của các doanh nghiệp thông tin di động.

Sự xuất hiện của Viettel vào năm 2005, với lợi thế giá cước rẻ, các chương trình khuyến mại đa dạng, đã khởi đầu cho cuộc đua giảm giá giành giật thị phần giữa ba mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone. Mạng GSM duy trì vị trí thống lĩnh thị trường trong giai đoạn 2005 - 2009 với số thuê bao mới

tăng trưởng chóng mặt, tốc độ tăng trưởng thuê bao trung bình khoảng 90% mỗi năm.

Trong quớ III năm 2010, thị trường di động tiếp tục cạnh tranh khốc liệt. Giai đoạn này chứng kiến việc giảm cước của ba mạng lớn Viettel, MobiFone và VinaPhone. Các mạng nhỏ như Sfone, Vietnamobile cũng không thể đứng ngoài cuộc đua giảm cước để giữ khách hàng.

b. Đánh giá chung về giá cước:

Khi mới cung cấp dịch vụ di động, Viettel có lợi thế cạnh tranh bằng mức cước thấp hơn, chương trình khuyến mại đa dạng và liên tiếp. Chỉ sau 3 năm thâm nhập thị trường, Viettel đã phát triển nhanh chóng và trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế cùng MobiFone và Vinaphone.

Ngày 27/7/2010, Bộ TT&TT đã đồng ý cho Viettel giảm cước di động từ 10-15% theo lộ trình nhà mạng này đưa ra đầu năm 2010. Với việc giảm cước này, Viettel đã có giá cước thấp hơn của MobiFone tại thời điểm đó. VinaPhone và MobiFone lại lần nữa buộc phải giảm cước, đưa Viettel trở thành mạng có mức cước đắt nhất trong 3 mạng di động lớn.

Ngày 30/7/2010, VNPT chính thức công bố mức giảm từ 10 - 15% cước dịch vụ điện thoại di động hai mạng VinaPhone và MobiFone áp dụng từ ngày 1/8/2010. Trong lần giảm cước này, VNPT đã tận dụng thế mạnh để giảm cước nội mạng của VinaPhone, MobiFone và mạng cố định nhằm tạo sức hút cho các thuê bao sử dụng nội mạng của VNPT. Bên cạnh đó, nếu so với mức của gói cước cơ bản trả trước và trả sau của Viettel, mức cước mà VNPT đưa ra thấp hơn khoảng 10 đồng/phỳt và cước thuê bao thấp hơn là 1.000 đồng/thỏng.

Động thái này cho thấy VNPT đang quyết đấu với các đối thủ khác trong cuộc cạnh tranh quyết liệt hiện nay bằng việc tạo nhiều điều kiện hấp dẫn hơn cho khách hàng của mình. Chẳng hạn, nếu so sánh gói cước trả trước VinaCard của VinaPhone có cước gọi nội mạng là 1180 đồng/phỳt và ngoại mạng là 1380 đồng/phỳt thỡ gúi cước Economy của Viettel là gọi nội mạng là

1190 đồng/phỳt và ngoại mạng là 1390 đồng/phỳt. Tương tự như vậy, gói cước trả sau của VinaPhone có cước gọi nội mạng là 880 đồng/phỳt, ngoại mạng là 980 đồng/phỳt và cước thuê bao tháng là 49.000 đồng/thỏng thỡ gúi cước Basic+ của Viettel là gọi nội mạng là 890 đồng/phỳt và ngoại mạng là 990 đồng/phỳt và cước thuê bao tháng là 50.000đ/thuờ bao. Đặc biệt, gói cước cho đồng nghiệp và gia đình của VinaPhone có mức cước gọi nội và gọi ngoại mạng thấp hơn khoảng 10% so với gói cước tương tự của Viettel.

Trong 4 mạng di động còn lại là Vietnamobile, S-Fone, EVN Telecom và Beeline thì chỉ có Beeline là mạng di động không có gói cước trả sau. Nếu so sánh gói cước trả sau cơ bản thì thấy 3 mạng Vietnamobile, S-Fone, EVN Telecom có mức cước chênh nhau không nhiều. Chẳng hạn Vietnamobile có cước nội mạng là 900 đồng/phỳt, ngoại mạng cũng là 900 đồng/phỳt và cước thuê bao là 50.000 đồng/thỏng, trong khi đó gói cước Standard S-Fone có cước nội mạng là 918,2 đồng/phỳt, cước ngoại mạng là 1001,8 đồng/phỳt và cước thuê bao là 49.000 đồng/thỏng. Tương tự như vậy, gói cước E-Mobile của EVN Telecom đang có mức cước nội mạng là 900,9 đồng/phỳt, ngoại mạng là 1072,79 đồng/phỳt và cước thuê bao là 50.000 đồng/thỏng. Nếu nhìn vào tổng thể của gói cước trả sau này thì Vietnamobile đang là mạng di động có mức cước hấp dẫn hơn một chút.

Nếu so sánh gói cước trả trước thì Beeline có vẻ nhỉnh hơn trong 4 mạng di động do được miễn phí cước nội mạng từ phút thứ 2 đến phút thứ 20 và có mức cước rẻ hơn một chỳt. Gúi cước “sỏt thủ” BigZero của Beeline có mức cước nội mạng và ngoại mạng đồng loạt là 1199 đồng/phỳt. Trong khi đó, gói cước VM One của Vietnamobile có mức cước nội mạng và ngoại mạng bằng nhau là 1500 đồng/phỳt. Trong khi đó gói cước Economy của S- Fone có mức cước nội mạng là 1421,8 đồng/phỳt và ngoại mạng là 1590 đồng/phỳt. Gúi cước Basic của EVN Telecom có mức cước gọi nội mạng là 1.526,67 đồng/phỳt và gọi ngoại mạng là 1.708,83 đồng/phỳt.

Nhìn vào con số phân tích cỏc gúi cước cơ bản của 3 mạng di động lớn và 4 mạng di động nhỏ có thể thấy các mạng nhỏ hiện nay gần như không nhiều lợi thế về cước so với các mạng di động lớn. Thậm chí gói cước của một vài mạng còn cao hơn cả gói cước của các mạng di động lớn. Tuy nhiên, các mạng nhỏ lại có những gói cước nhắm vào thị trường ngách và có tính sáng tạo cao.

Liên tục trong thời gian gần đây, VinaPhone, MobiFone và Viettel liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi tặng 100% thẻ nạp. Việc khuyến mãi này về bản chất lại tiếp tục giảm thêm tới 50% giá cước của các mạng di động này. Đây thực sự là thách thức đối với các mạng di động nhỏ. Cho đến thời điểm này, khoảng cách giữa mạng di động nhỏ và mạng di động lớn vẫn ngày càng gia tăng.

Các mạng nhỏ có ưu thế về mặt chính sách có thể giảm cước nhiều hơn các mạng di động lớn, nhưng lại bị yếu thế về lợi thế quy mô và khấu hao nên khó có thể giảm cước mạnh được.

c. Ảnh hưởng của cuộc chiến giá cước đối với thị trường di động Việt Nam

Theo Frost & Sullivan, cuộc chiến về giá cước di động tại Việt Nam có thể làm tổng doanh thu trên thị trường này giảm. Lý do chính là khi các nhà cung cấp mới đưa ra gói cước gọi nội mạng miễn phí ra thị trường, khách hàng sẽ sử dụng SIM này để gọi nội mạng với mục đích tiết kiệm chi phí. Phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh và thời gian của cuộc chiến về giá, doanh thu năm nay có thể giảm 3,2%, và tốc độ phát triển sẽ sụt giảm xuống chỉ còn 1 con số.

Frost & Sullivan tin rằng, cuộc chiến về giá giữa các nhà mạng sẽ tác động xấu đến thị trường Việt Nam. Cụ thể tổng số phút gọi của mỗi thuê bao (MOU) sẽ tăng lên nhanh chóng: Cỏc gúi cước gọi nội mạng miễn phí sẽ là nguyên nhân chính làm cho MOU tại Việt Nam tăng gấp 2 lần trong vòng 1 năm.

Điều này sẽ tạo áp lực buộc các nhà mạng phải tăng chi phí đầu tư, trong đó tăng đầu tư dung lượng mạng thay vì mở rộng vùng phủ sóng, phát triển dịch vụ mới và hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ chậm lại, doanh thu của các nhà mạng sẽ thấp hơn các năm trước do giá cước giảm và không có tích lũy để tái đầu tư. Bên cạnh đú, vựng phủ kém, giá cước thấp sẽ mang lại ít lợi nhuận. Việc cung cấp cỏc gúi cước với mức giá bán thấp hơn giá thành sẽ không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và về mặt dài hạn sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành viễn thông.

Sẽ xuất hiện xu hướng đẩy nhanh quá trình thay thế điện thoại cố định bằng di động do giá cước gọi di động rẻ. Nhu cầu sử dụng điện thoại cố định sẽ giảm nhanh chóng và gây tác động tiêu cực đến các nhà cung cấp dịch vụ cố định.

Nhìn dưới một góc độ khác, việc giảm giá cước mới đây không đơn thuần chỉ là một cuộc chiến giá cước giữa các nhà mạng mà trên hết, đó là một cuộc chiến định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Theo phân tích của các chuyên gia viễn thông, thị trường viễn thông Việt Nam đang hình thành thế “chõn vạc” giữa 3 nhà khai thác theo công nghệ GSM là VinaPhone, MobiFone và Viettel. Mỗi nhà mạng sở hữu cho riêng mình một hương hiệu. Nếu mạng di động MobiFone là “Mạng di động chăm sóc khách hàng tốt nhất”; “Mạng di động xuất sắc nhất”; Mạng di động VinaPhone trước đây là mạng di động cú vựng phủ sóng rộng nhất, lâu đời nhất thì mạng Viettel sở hữu danh hiệu là mạng di động có giá cước rẻ nhất… So sánh với hoàn cảnh đó ở Thái Lan và bối cảnh cạnh tranh hiện nay trên thị trường Việt Nam, Frost & Sullivan cho rằng sự sụt giảm doanh thu tương tự cũng sẽ xảy ra hoặc khả quan hơn một chút là tổng doanh thu không thay đổi trong khi tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động vẫn tiếp tục gia tăng.

Tuy vậy, sau đợt giảm cước vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử ngành viễn thông Việt Nam, giá cước của 2 mạng di động VinaPhone và MobiFone đã có giá thấp hơn cả giá cước của Vietel. Vậy là, tài sản lớn nhất về thương

hiệu của Viettel cũng đã bị 2 mạng di dộng nhà VNPT giành mất. Câu chuyện định vị thương hiệu trong tâm trí người dùng chắc chưa phải đến hồi kết tuy nhiên, sau đợt giảm cước, hàng triệu khách hàng của mạng di động VinaPhone và MobiFone vẫn là những người được lợi hơn cả.

Bảng 4. Tổng hợp gói cước trả sau của các mạng thông tin di động Việt Nam (Tháng 12/2010)

Tờn gói Mobifone Vinaphone Viettel Vietnammo

bile S-fone

EVN

Telecom Beeline

Gói cước trả

sau cơ bản MobiGold Basic+ Standard E-Mobile

Không có gói cước trả sau Cước hòa mạng 50.000 50.000 50.000 50.000 100.000 Cước thuê bao 49.000 49000 50.000 50.000 49.000 50.000 Gọi nội mạng 880 880 890 900 918 901 Gọi liên mạng 980 980 990 900 1002 1073

Gói trả sau khác - Gói cước dành cho doanh nghiệp - Gói cước bạn bè - Gói cước gia đình - Gói cước đồng nghiệp, gói cước gia đình; - Gói cước VNPT trò chuyện thoải mái - Gói U1- Roaming - Gói Talk24 - Gói cước VIP - Gói cước

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Kiến nghị, đề xuất cho chiến lược sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của Mobifone (Trang 57 - 69)