Thứ nhất là: Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập một thị trường hối đoái ở Việt Nam.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau, Ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách là người mua – bán cuối cùng và chỉ can thiệp khi cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ TTQT có hiệu quả. Thông qua thị trường này, Ngân hàng Trung ương có thể điều hành tỷ giá một cách linh hoạt và chính xác nhất. Để hoàn thiện thị trường này, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:
- Giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, quản lý và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua và bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tuỳ thuộc theo nhu cầu của từng NHTM.
- Mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng Trung ương và các NHTM, các đơn vị thành viên có doanh số TTQT lớn, những người môi giới, tạo cho thị trường hoạt động sôi nổi với tỷ giá sát với thực tế thị trường hơn.
- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện TTQT được mua bán trên thị trường, đa dạng hoá các hình thức giao dịch như mua bán trao ngay, mua bán có kỳ hạn, mua bán quyền lựa chọn, hoán đổi ngoại tệ, phát triển các hình thức nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ vay mượn trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt theo cơ chế thị trường, từng bước tiến tới áp dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái tự do và Nhà nước chỉ can thiệp khi cần thiết thông qua công cụ lãi suất chiết khấu và các biện pháp vĩ mô khác. Với vai trò là Ngân hàng Trung ương, hiện nay Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường ngoại tệ thông qua việc mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ phần trăm gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối. Trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này là cần thiết nhưng dần dần phải nới lỏng từng bước để chúng không trở thành lực cản cho sự phát triển của thị trường ngoại hối.
- Cần tính toán xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý có đủ khả năng điều chỉnh thị trường ngoại tệ khi có căng thẳng về tỷ giá, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ vào ra cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo như thời gian vừa qua.
- Củng cố và phát triển Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam hợp tác cùng tìm hiểu khách hàng và đối tác, giúp đỡ và tương trợ nhau trong quá trình hoà nhập, cùng nghiên cứu và hạn chế bớt rủi ro.
- Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính, tạo sự thông thoáng cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam.
Thứ hai là: Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước.
Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm để có điều kiện thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Cần có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng.
3.3.3. Kiến nghị đối với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Hàng năm nên tổ chức các đợt đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho toàn thể nhân viên TTQT. Việc đào tạo này được tổ chức tập trung, mỗi chi nhánh, phòng giao dịch cử cán bộ đại diện tham gia, Hội sở chính sẽ mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài về lĩnh vực thanh toán L/C, nghiệp vụ ngoại thương, luật thương mại quốc tế… truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, giao lưu, thảo luận và giải đáp các câu hỏi đưa ra. Từ đó các học viên sẽ không ngừng trang bị thêm cho mình được nhiều kiến thức.
Hàng năm Ngân hàng nên lựa chọn những cán bộ thanh toán có tiềm năng đi đào tạo nước ngoài, tham gia các hội thảo quốc tế để giúp phát triển nguồn nhân lực một cách thực sự tốt.
Định kỳ hàng năm hoặc hàng quý tổ chức các buổi tổng kết rút ra những thiếu sót trong hoạt động thanh toán L/C để từ đó rút ra kinh nghiệm.
Tích cực hỗ trợ các chi nhánh trên mọi phương diện, đặc biệt là những Chi nhánh mới đi vào hoạt động như Chi nhánh Bắc Ninh rất cần hỗ trợ về vốn, ngoại tệ với lãi suất thấp để Chi nhánh có thể cạnh tranh được với những NHTM lâu năm trên thị trường.
Đổi mới công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ chất lượng thanh toán L/C ngày càng hoàn thiện hơn.
Cần nghiên cứu đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới khác lạ so với các NHTM khác chẳng hạn chiết khấu miễn truy đòi. Đây là một sản phẩm có rủi ro rất lớn nên hầu hết các Ngân hàng trong nước không thực hiện nghiệp vụ này. Việc nghiên cứu đưa ra các quy định chặt chẽ về chiết khấu miễn truy đòi, nâng cao chất lượng kiểm tra chứng từ, mạnh dạn thực hiện nghiệp vụ sẽ nâng cao vị thế của Ngân hàng lên tầm cao mới, thu hút được nhiều khách hàng.
Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ đại lý để phát triển hơn nữa hoạt động TTQT.
3.3.4. Kiến nghị đối với các DN XNK
Các doanh nghiệp tham gia hoạt động thanh toán quốc tế cần nâng cao hiểu biết về các quy định, quy trình nghiệp vụ cụ thể, ngoài ra phải tìm hiểu kỹ về thủ tục, cân nhắc kỹ các điều khoản trước khi ký, hợp đồng phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, lưu ý những bất lợi mà người bán cố tình đưa vào nhằm tránh những rủi ro cho chính bản thân doanh nghiệp và cho ngân hàng. Khi ký kết các hợp đồng thương mại phải quan tâm đến các điều khoản thanh toán. Cho dù L/C được hình thành từ hợp đồng thương mại nhưng khi đã được thiết lập L/C có giá trị thanh toán hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Chính vì vậy, điều khoản nào của hợp đồng không được ghi lại vào L/C sẽ không có giá trị thực hiện đối với tất cả các bên có liên quan; ngược lại những điều khoản mà hợp đồng không quy định nhưng lại được quy định trong L/C thì lại có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tất cả các bên. Do vậy cần phải thương lượng các điều khoản trong L/C một cách hợp lý để tránh rủi ro xảy ra.
Khi nhận được thông báo L/C cần đặc biệt chú ý tới kiểm tra chi tiết các điều khoản trong L/C bởi có rất nhiều điều khoản lắt léo, cài bẫy dễ bị lừa.
Các DN cần thiết lập mối quan hệ tốt với những đầu mối như: Hãng tàu, công ty bảo hiểm, cơ quan chứng nhận hàng hóa XK… để họ tạo điều kiện giúp đỡ trong việc lập chứng từ và giúp DN có thể lấy được chứng từ nhanh hơn theo quy định hay giúp đỡ khi sửa chữa chứng từ.
Các DN cần đặc biệt quan tâm tới việc tìm hiểu uy tín của bạn hàng về tình hình kinh tế, chính trị, các chính sách quản lý ở nước bạn hàng để tránh những sai sót và xung đột xảy ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đưa ra những lý luận liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu tại chương 1, phân tích thực trạng cũng như đưa ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng thanh toán TDCT tại Ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh ở chương 2, chương 3 của báo cáo đã trình bày về định hướng hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp cùng một số kiến nghị để nâng cao chất lượng thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
KẾT LUẬN
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán quốc tế quan trọng, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu thụ thông qua việc chi trả lẫn nhau trong trao đổi quốc tế, góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, tạo ra nguồn lợi nhuận cho cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh công cuộc hội nhập nền kinh tế đất nước với nền kinh tế thế giới. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế vừa mang lại lợi ích cho các chủ thể kinh tế ở các quốc gia khác nhau, vừa lại mang lại lợi ích cho mình, vì vậy có thể coi thanh toán quốc tế là một hoạt động đóng góp hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế, đảm bảo tính nhanh chóng, an toàn hiệu quả là nhiệm vụ đặt ra hiện nay đối với hầu hết các ngân hàng thương mại, Vietcombank Bắc Ninh cũng không ngoại lệ.
Chuyên đề này đề cập đến thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh . Hy vọng rằng những ý kiến trên sẽ góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của ngân hàng với mục tiêu an toàn, hiệu quả. Do hiểu biết còn hạn chế, những ý kiến đóng góp có thể còn nhiều thiếu sót, khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý để bổ sung và hoàn thiện bài báo cáo của mình. Tôi xin trân thành cám ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thanh toán Quốc tế và Tài trợ trong Ngoại thương _ GS.TS. Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống kê, 2011.
2. Cẩm nang Thanh toán Quốc tế bằng L/C_GS.TS.Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống kê, 2011.
3. Giáo trình Ngân hàng Thương mại _GS.TS.Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống kê, 2009.
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh các năm từ 2010 đến 2012.
5. http://www.vietcombank.com.vn/ 6. http://bacninhbusiness.gov.vn/ 7. http://baobacninh.com.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng em. Tất cả số liệu trong báo cáo đều trung thực, phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1...3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ ...3
VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1.TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ...3
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế...3
1.1.2. Vai trò của TTQT...4
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C)...6
1.2.1. Khái niệm...6
1.2.2. Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C)...7
1.2.3. Cơ sở pháp lý...8
1.2.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ...10
1.3. CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TDCT CỦA NHTM...12
1.3.1. Khái niệm về chất lượng thanh toán TDCT...12
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán TDCT của NHTM...12
1.3.3. Các nhân tố tác động đến chất lượng thanh toán TDCT của NHTM...14
CHƯƠNG 2...17
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TDCT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH...17
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH...17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh...17
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh...17
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh...18
2.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK – CHI NHÁNH BẮC NINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY...25
2.2.2. Sử dụng vốn...27
2.2.3. Đánh giá chung...28
2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIETCOMBANK – CHI NHÁNH BẮC NINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY...28
2.3.1. Các chỉ tiêu định tính...29
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng...34
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TDCT CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH...37
2.4.1. Kết quả đạt được...37
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...38
CHƯƠNG 3...44
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TDCT ...44
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG BẮC NINH...44
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH ...44
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH...45
3.2.1. Hoàn thiện, đổi mới công nghệ thanh toán...45
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing...45
3.2.3. Phát huy hơn nữa sự phối kết hợp giữa các phòng ban...46
3.2.4. Mở rộng quan hệ với Ngân hàng đại lý...47
3.2.5. Nâng cao năng lực thanh toán viên...47
3.2.6. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán bằng phương thức TDCT...48
3.2.7. Nâng cao năng lực của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán...48
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...49
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan...49
Lê Thị Hằng Lớp: TTQTA-K12
STT Kí hiệu Nguyên văn
1 NHTM Ngân hàng thương mại
2 TMCP Thương mại cổ phần
3 TTQT Thanh toán quốc tế
4 TDCT Tín dụng chứng từ 5 NH Ngân hàng 6 XNK Xuất nhập khẩu 7 HĐV Huy động vốn 8 BCT Bộ chứng từ 9 HS Hồ sơ
10 TTXLNV Trung tâm xử lý nghiệp vụ
11 KH Khách hàng
12 UCP
The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ
13 NHPH Ngân hàng phát hành
14 L/C Letter of Credit – Thư tín dụng
15 NK Nhập khẩu
16 XK Xuất khẩu
17 NHĐCĐ Ngân hàng được chỉ định 18 NHNT Ngân hàng Ngoại thương 19 NHNN Ngân hàng nhà nước
20 ISBP
International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents Under Documentary Credits - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế
21 URR Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements - Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng
22 VCB Vietcombank
23 SWIFT
Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication - Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế
3.3.3. Kiến nghị đối với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.52 3.3.4. Kiến nghị đối với các DN XNK...53
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ... Error: