Kiến nghị với chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 49 - 50)

Trong xu thế mở cửa hội nhập, giao lưu buôn bán giữa các nước phát triển mạnh, hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng mở rộng cả về quy mô và chất lượng giao dịch. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để ngân hàng No&PTNT chi nhánh Đông Anh có thể phát triển các hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, để có thể làm tốt việc này, cần có những biện pháp cụ thể sau:

- Sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT của NHTM nói chung và hoạt động thanh toán TDCT nói riêng, đặc biệt là luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…

- Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Thương mại thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân TTQT. Bên cạnh đó cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Thương mại, Tư pháp, Hải quan, Thuế ... nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, tránh mâu thuẫn lẫn nhau trong quá trình hướng dẫn thực hiện.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, duy trì thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội phát triển các thị trường có tiềm năng như các nước ASEAN, Trung quốc, Nhật bản, Mỹ và các nước thuộc khối Đông Âu, Bắc Mỹ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

- Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, XNK hàng hoá và dịch vụ. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng

sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, công nghệ cao.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư kinh doanh.

- Cần có sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành như Hải quan, Thuế, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK theo một chu trình tuần tự khép kín, giảm bớt các thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách quản lý ngoại hối, tiến tới xoá bỏ quản lý hạn ngạch nhập khẩu mà thay thế bằng việc áp dụng các biện pháp về thuế. Kịp thời phát hiện các lệch lạc trong thực thi song cần mềm dẻo linh hoạt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được chủ động trong hoạt động kinh doanh mà vẫn đảm bảo ổn định kinh tế đất nước.

- Hạn chế việc hình sự hoá các vụ án kinh tế gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp XNK, nhiều khi dẫn tới phá sản hoặc nếu có khắc phục được thì cũng vô cùng khó khăn và mất rất nhiều thời gian.

- Sớm triển khung pháp pháp lý cho việc sử dụng chữ ký số, chứng từ điện tử, Chứng chỉ số... để làm cơ sở cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w