2.3.2.1. Thị phần thanh toán L/C trên địa bàn
Vietcombank Bắc Ninh mặc dù thành lập muộn so với nhiều ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, nhưng luôn là một trong những ngân hàng dẫn đầu về lĩnh vực thanh toán quốc tế ( Doanh số thanh toán XNK của VCB Bắc Ninh liên tục tăng qua các năm từ 2010 đến 2012: Năm 2010 doanh số thanh toán XNK đạt 141 triệu USD, năm 2011 đạt 217 triệu USD , năm 2012 đạt 252 triệu USD . Như vậy chỉ trong vòng 3 năm từ 2010- 2012 doanh số thanh toán XNK đã tăng gấp 1.8 lần , qua đó cho thấy VCB Bắc Ninh ngày càng khảng định được vị thế của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế .) . Trong đó thanh toán bằng L/C của ngân hàng cũng luôn chiếm thị phần lớn trên địa bàn:năm 2010 Vietcombank Bắc Ninh chiếm 33.5%, năm 2011 chiếm 36.7%, năm 2012 chiếm 39.3% thị phần thanh toán L/C. Đây là một con số khá cao đặc biệt là đối với một tỉnh nhỏ như Bắc Ninh nhưng lại là nơi tập chung hàng chục ngân hàng ( hiện nay trên địa bàn tỉnh của khoảng hơn 30 ngân hàng).
2.3.2.2. Doanh số giao dịch L/C
Bảng 2.6. Doanh số thanh toán bằng L/C 2010-2012
Năm Thanh toán hàng nhập
khẩu
Thanh toán hàng xuất khẩu Số món Giá trị (triệu USD) Số món Giá trị (triệu USD) 2010 234 24,3 372 12,4
2011 408 34,1 596 25,2
2012 432 38,2 659 32,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Vietcombank chi nhánh Bắc Ninh)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, doanh số thanh toán bằng L/C tăng dần qua các năm từ 2010-2012, trong đó thanh toán L/C nhập vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị thanh toán bằng L/C (chiếm trên 50% tổng giá trị thanh toán L/C) nhưng doanh số thanh toán L/C xuất có xu hướng tăng mạnh hơn do xuất phát chủ yếu từ nhu cầu của khách hàng. Doanh số thanh toán L/C tăng dần qua các năm là do: thứ nhất là do, tình hình kinh tế dần được cải thiện, hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh lên tục tăng qua các năm (bình quân tăng khoảng hơn 20%); thứ hai do trong các năm 2010-2012 trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp XNK đi vào hoạt động; thứ ba do Chi nhánh đã thực hiện phân công các cán bộ đến tận từng doanh nghiệp XNK nhất là các doanh nghiệp sắp đi vào hoạt động để tư vấn, giới thiệu về từng loại sản phẩm dịch vụ và những tiện ích khi sử dụng dịch vụ so với các Ngân hàng khác; thứ tư do Chi nhánh đã xây dựng chính sách ưu đãi phí đối với các khách hàng lớn và tiềm năng; thứ năm do Chi nhánh đã xây dựng chính sách khách hàng trọn gói đối với khách hàng sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ; và trên hết với quan điểm “Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để cùng gắn bó và phát triển lâu dài, đôi bên cùng có lợi lâu dài”, Vietcombank Bắc Ninh đã luôn chủ động tìm hiểu những khó khăn, nhu cầu của khách hàng trong quá trình hoạt động để có thể chia sẻ hỗ trợ, kịp thời, nhất là trong những giai đoạn khó khăn.
Tại Ngân hàng thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng cao hơn so với thanh toán bằng nhờ thu, tuy nhiên lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn so với tổng giá trị thanh toán, giá trị thanh toán chủ yếu là chuyển tiền. Thanh toán chuyển tiền được sử dụng nhiều hơn do ưu điểm của phương thức này đơn giản, dễ dàng thực hiện, thủ tục ít, tốn ít thời gian và phí, nên đối với các hợp đồng thương mại quốc tế không phức tạp, giá trị nhỏ, các bên có mối làm ăn lâu năm với nhau hay quen biết nhau thì đây là lựa chọn hàng đầu cho các nhà XNK.
2.3.2.3. Số lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp
Lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch L/C là không thể tránh khỏi bởi TDCT là một phương thức thanh toán khá phức tạp. Tuy nhiên, tại Vietcombank Bắc Ninh, các lỗi nghiệp vụ này đươc hạn chế tối đa, rất ít các giao dịch vi phạm. Sai sót trong việc kiểm tra chứng từ được giảm thiếu một cách tối đa. Tỷ lệ sai sót trong việc thông báo L/C này tại Ngân hàng bằng 0. Điều đó chứng tỏ từ lúc đi vào hoạt động chính thức chi nhánh chưa có một sai sót nào trong việc thông báo L/C tới khách hàng, L/C được thông báo đúng địa chỉ người thụ hưởng, trong đúng thời gian quy định. Việc thông báo sơ bộ, thông báo chính thức và các thông báo sửa đổi đều được thực hiện theo đúng quy trình, không có sai sót nào xảy ra. Đây là một chỉ tiêu tốt của chi nhánh thể hiện chấp lượng thanh toán cao.
Các rủi ro trong thanh toán thư tín dụng luôn luôn tiềm ẩn trong suốt quá trình thời gian thanh toán. Các biểu hiện để nhận biết rủi ro này thể hiện ở trước, trong và sau khi thực hiện thanh toán L/C. Có những biểu hiện rất dễ nhận biết, tuy nhiên có những biểu hiện cần phải có những kiến thức chuyên môn mới phát hiện ra được. Để tăng cường hiệu quả hoạt động trên cơ sở hạn chế rủi ro, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau để cùng phối hợp với khách hàng hạn chế đến mức thấp nhất mất mát và thua lỗ trong các giao dịch. Tỷ lệ rủi ro trong khâu phát hành và thanh toán có xu hướng giảm dần và không có trường hợp mất vốn trong thanh toán L/C.