Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 87 - 91)

- Đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, các văn bản pháp lý của chúng ta đã thường xuyên được sửa đổi để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, một số văn bản còn có những hạn chế. Một ví dụ đó là Quyết định 493/QĐ-NHNN có một số hạn chế như đã nêu ở mục “ Trích lập dự phòng bù đắp RRTD theo chuẩn mực kế toán quốc tế”. Do những hạn chế của Quyết định 493, NHNN cần phải có một văn bản pháp lý quy định chính thức về việc trích lập và sử dụng dự phòng các khoản cho vay đối với các NHTM Việt Nam theo IAS 39 (chuẩn mực kế toán quốc tế).

Mặt khác, các văn bản pháp luật của chúng ta lại được sửa đổi, bổ sung liên tục. Chẳng hạn như QĐ 457/QĐ-NHNN vừa ban hành năm 2005 thì năm 2007 lại có sửa đổi, bổ sung. Chính việc sửa đổi quá nhiều này gây khó khăn cho người thực hiện. Vì vậy, khi ban hành các văn bản pháp luật thì cần quan tâm đến tính khả thi những quy định đó trong tương lai, tính chặt chẽ của các văn bản.

Cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho các nghiệp vụ phái sinh. Trong đó, đặc biệt chú ý “ quy chế nghiệp vụ quyền chọn tín dụng”, có quy định cụ thể về “giao dịch quyền chọn trái phiếu” trong hạn chế RRTD.

- NHNN cũng cần tiếp tục đầu tư phát triển Trung tâm thông tin tín dụng nhằm cung cấp thông tin cho toàn bộ hệ thống ngân hàng một cách cập nhật, chính xác và tin cậy. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để hình thành công ty xếp hạng tín nhiệm khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động phân tích, đánh giá tín dụng của ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn với hệ thống ngân hàng theo các chỉ tiêu mà thế giới đang sử dụng như đánh giá theo chỉ tiêu CAMELS. Cần xử lý nghiêm minh các TCTD, cá nhân vi phạm cơ chế tín dụng. Việc thanh tra phải được tiến hành thường xuyên, tránh làm theo các đợt cao trào, vừa không phát hiện kịp thời sai phạm vừa gây xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của các NHTM.

- NHNN tiếp tục phát huy vai trò của hiệp hội ngân hàng nhằm bảo vệ lợi ích công bằng giữa các thành viên trong việc đối thoại với Chính phủ, trong vận động hành lang ở các cuộc đàm phán quốc tế và trong việc chia sẻ thông tin giữa các thành viên. Hiệp hội ngân hàng cần đảm bảo giữa các NHTM có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác với nhau cùng đưa hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển bền vững.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên đây là một số giải pháp về cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế của NHNO&PTNT Láng Hạ. Em tin rằng, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên và các kiến nghị đưa ra sẽ góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của NHNO&PTNT Láng Hạ, hạn chế RRTD cho Ngân hàng, đảm bảo an toàn lâu dài cho hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang đưa lại cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNO&PTNT Láng Hạ nói riêng rất nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy, để đứng vững trong cạnh tranh thì Chi nhánh phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, lành mạnh hóa tình hình tài chính. Một trong những giải pháp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính là hoạt động kinh doanh an toàn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Vấn đề mở rộng tín dụng cũng tương đương với việc rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng ngày càng lớn. Chính vì vậy, việc đưa ra giải pháp nhằm hạn chế RRTD cho NHNO&PTNT Láng Hạ là rất cần thiết và cần phải được đưa vào thực tiễn chứ không phải là chỉ nghiên cứu về mặt lý thuyết.

Xuất phá từ những yêu cầu thực tiễn của Chi nhánh, đề tài khóa luận nghiên cứu đã khái quát những vấn đề cơ bản nhất vể RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở các nội dung đó tiếp tục nghiên cứu thực trạng RRTD tại NHNO&PTNT Láng Hạ, đánh giá các kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác hạn chế RRTD tại NHNO&PTNT Láng Hạ.

Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại NHNO&PTNT Láng Hạ và một số kiến nghị.

Tuy em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thiện đề tài nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên còn nhiều thiếu sót. Chính vì vậy, em kính mong nhận được những lời nhận xét của thầy cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tín dụng ngân hàng - Tập thể tác giả Học viện ngân hàng-Nhà xuất bản thống kê 2002.

2. Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng –TS Tô Kim Ngọc - Nhà xuất bản thống kê 2005.

3. Quản trị Ngân hàng thương mại - Peter Rose – Nhà xuất bản Thống kê 2005. 4. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – PGS.TS Nguyễn Văn Tiến- Nhà

xuất bản thống kê

5. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng – TS. Tô Ngọc Hưng – Nhà xuất bản thống kê.

6. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng- PGS.TS Nguyễn Văn Tiến – Nhà suất bản thống kê

7. Luật các tổ chức tín dụng

8. Giáo trình ngân hàng thương mại- Lê Văn Tề- Nhà xuất bản tài chính 2004 9. Pháp lệnh ngân hàng

10. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN – quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh các TCTD. 11. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN – Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong

hoạt động của TCTD.

12. Quyết định 36/QĐ-NHNN.CSTD – Quy trình tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

13. Quyết định 90/QĐ-NHNN.CSTD – Quy trình tín dụng đối với khách hàng là Doanh nghiệp.

14. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng năm 2008, 2009, 2010. 15. Tạp chí ngân hàng năm 2008, 2009, 2010.

16. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT chinh nhánh Láng Hạ năm 2008, 2009,2010.

17. Giáo trình Quản trị ngân hàng – Tập thể giáo viên bộ môn NHTM – khoa Ngân hàng, HVNH.

18. http://www.sbv.gov.vn

19. http://www.agribanklangha.vn/ 20. http://www.google.com.vn/

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 87 - 91)